2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Câu nào sau đây chưa đúng về Somatostatin:
A. Có nguồn gốc từ tế bào Delta-Langerhans(10%)
B. Ức chế bài tiết insulin , glucagon , gastrin , secretin
C. Tăng các hoạt động tiêu hóa: cơ học, bài tiết, hấp thụ
D. Là 1 peptid có 14 acidamin
-
Câu 2:
Somatostatin có các chức năng sau, ngoại trừ:
A. Làm tăng tốc độ thức ăn được hấp thu vào máu
B. Ức chế sự bài tiết insulin và glucagon của tuyến tụy
C. Làm giảm vận động dạ dày, ruột và túi mật
D. Làm giảm bài tiết và hấp thu của đường tiêu hóa
-
Câu 3:
Hormon của tuyến thượng thận có tác dụng sinh mạng là:
A. Adrenalin
B. Noradrenalin
C. Cortisol
D. Aldosteron
-
Câu 4:
Nhóm các hormone steroid có chung các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Tan được trong dầu, tổng hợp từ cholesterol
B. Vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp
C. Có khả năng gây giữ muối và nước
D. Tác dụng theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai
-
Câu 5:
Các hormone steroid có chung đặc tính sau:
A. Tổng hợp dưới dạng tiền chất
B. Bài tiết nhanh
C. Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do
D. Tác dụng nhanh và ngắn
-
Câu 6:
Dạng tiền chất chung của các hormon steroid:
A. Cholesterol
B. Progressterol
C. Pregnenolone
D. 17-OH- Pregnenolone
-
Câu 7:
Tác dụng của Aldosteron như sau, ngoại trừ:
A. Tăng tái hấp thụ ion Na+
B. Tăng bài tiết ion K+ , Cl- ở ống thận
C. Làm tăng nồng độ rennin khi tăng tiết
D. Tăng huyết áp động mạch
-
Câu 8:
Tăng bài tiết Aldosteron của vỏ thượng thận gây tăng:
A. Nồng độ Na+ trong nước tiểu
B. Nồng độ K+ trong máu
C. Nồng độ Cl- trong nước tiểu
D. Nồng độ H+ trong nước tiểu
-
Câu 9:
Điểm quan trọng nhất trong hoạt tính của aldosteron là:
A. đào thải kali
B. tái hấp thu nước
C. tính kháng viêm
D. cả ba đều đúng
-
Câu 10:
Cortisol làm tăng đường huyết chủ yếu nhờ tác dụng:
A. Tăng tạo đường mới ở gan
B. Giảm thoái hóa glucose ở mô
C. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan
D. Tăng hấp thụ glucose ở ruột
-
Câu 11:
Cortisol có tác dụng chống viêm do các lý do sau đây, ngoại trừ:
A. Làm tăng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính
B. Làm ổn định màng lysosom do đó ức chế giải phóng men phân giải protein
C. Ức chế giải phóng histamine, bradykinin
D. Ức chế tổng hợp prostaglandin
-
Câu 12:
Chọn câu sai về tác dụng kháng viêm của cortisol:
A. Ổn định màng tiêu thể tế bào
B. Giảm tính thấm thành mạch
C. Giảm hóa hướng động và thực bào của bạch cầu
D. Tăng số lượng lympho và kháng thể
-
Câu 13:
Cơ chế feedback dương trong điều hòa bài tiết cortisol xảy ra trong trường hợp sau:
A. Hội chứng Cushing do dùng corticoid kéo dài
B. Cơ thể bị stress
C. Đường huyết tăng trong bệnh tiểu đường
D. Bệnh tâm thần phân liệt
-
Câu 14:
Trong cơ chế feedback dương để chống lại tình trạng stress, các hormon sau tăng tiết:
A. FSH và LH
B. Calcitonin và PTH
C. Cortisol và ACTH
D. T3-T4 và TSH
-
Câu 15:
Sử dụng cortisol kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau, ngoại trừ:
A. Loét dạ dày tá tràng
B. Teo cơ
C. Bùng phát sẵn bệnh nhiễm trùng, bệnh tâm thần sẵn có
D. Mất nước và muối qua đường tiết niệu
-
Câu 16:
Hội chứng cushing do lạm dụng corticoid có những triệu chứng, ngoại trừ:
A. Mất cân dối, bụng béo nhưng tay chân gầy
B. Tăng đường huyết
C. Nhiễm khuẩn
D. Sụt cân
-
Câu 17:
Giảm bài tiết ACTH của tuyến yên, gây teo lớp nào sau đây của võ thượng thuận:
A. Cầu, bó, lưới
B. Cầu, bó
C. Cầu, lưới
D. Bó, lưới
-
Câu 18:
Chọn câu sai về hormon vỏ thượng thận:
A. Một lượng lớn glucocorticoid có thể gây ức chế sự đáp ứng viêm
B. Giảm sự hình thành Leukotriennes có tác dụng kháng viêm
C. ACTH chủ yếu tăng sinh ở vùng bó thượng thận
D. Nhược năng vỏ thượng thận là dấu hiệu bệnh đái đường
-
Câu 19:
Một bé trai được đưa đến khám, có biểu hiện sớm của sự phát triển sinh dục , thử máu thấy đường huyết tăng, có khả năng tuyến nào sau đây bị ưu năng:
A. Tuyến giáp
B. Tuyến tụy
C. Vỏ thượng thận
D. Tủy thượng thận
-
Câu 20:
Sạm da trong bệnh Addison ( suy sỏ thượng thận nguyên phát ) có liên quan đến Hormon:
A. GH
B. TSH
C. ACTH
D. GnGH
-
Câu 21:
Bệnh nhân bị nhược năng vỏ thượng thận nguyên phát mạn tính sẽ có triệu chứng sau liên quan đến ACTH:
A. Rối loạn điện giải
B. Yếu cơ
C. Sạm da
D. Hạ huyết áp
-
Câu 22:
Hormon tủy thượng thận được tổng hợp từ:
A. Tyrosin
B. Cholesteron
C. Acid amin
D. Steroid
-
Câu 23:
Receptor α và β của catecholamin nằm ở:
A. Trên màng tế bào
B. Trong bào tương tế bào
C. Trên màng nhân tế bào
D. Trong nhân tế bào
-
Câu 24:
Adrenalin do tủy thượng thận tiết ra gắn lên receptor α1 của các tế bào mô cơ trơn thành mạch gây co thắt theo cơ chế:
A. Hoạt hóa adenyl cyclase
B. Thông qua hoạt hóa gen tế bào
C. Ức chế adenyl cyclase
D. Kích thích phospholipase C tạo IP3 và DAG
-
Câu 25:
Các tác dụng sau của cateccholamin. Ngoại trừ:
A. Tăng hoạt động của tim, tăng huyết áp
B. Hưng phấn về tinh thần
C. Ly giải glycogen và tân tạo đường
D. Co đồng tử
-
Câu 26:
Hiệu lực tác dụng của Noradrenalin mạnh hơn Adrenalin trên:
A. Tim
B. Huyết áp
C. Cơ trơn
D. Chuyển hóa
-
Câu 27:
Bệnh lý nội tiết sau đây là nguyên nhân gây tăng huyết áp:
A. Đa niệu nhạt ( giảm ADH )
B. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto
C. Suy vỏ thượng thận
D. U tủy thượng thận
-
Câu 28:
Yếu tố điều hòa số lượng hồng cầu:
A. Thromboplastin mô
B. Thrombopoietin
C. Erythropoietin
D. Erythrocyte
-
Câu 29:
Erythropoietin:
A. Do tủy xương chế tiết có vai trò kích thích tủy xương tạo hồng cầu
B. Do thận chế tiết có vai trò kích thích tủy xương tạo hồng cầu
C. Do gan chế tiết có vai trò làm tăng huyết áp
D. Do da chế tiết có vai trò làm tăng hấp thu Ca++ ở ruột
-
Câu 30:
Cơ chế của shock phản vệ có liên quan đến Hormon:
A. Serotonin
B. Histamin
C. Angiotensin
D. prostaglandin
-
Câu 31:
Vai trò quan trọng của histamin trong shock do tiêm thuốc gây phản ứng quá mẫn là làm:
A. Dãn mạch, tăng tính thấm thành mạch
B. Giảm sức co bóp cơ tim
C. Hạ thân nhiệt, lạnh run
D. Giảm kết tập tiểu cầu
-
Câu 32:
Các hormon sau có tác dụng gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch:
A. Renin và Angiotensin
B. Histamin và Prostaglandin
C. Vasopressin, Serotoin
D. Aldosteron, Cortisol
-
Câu 33:
Nguyên liệu tổng hợp các eicosanoid có nguồn gốc:
A. Tổng hợp từ nhân tế bào
B. Phân giải từ màng tế bào
C. Ngoại bào
D. Từ mạng lưới nội chất hạt
-
Câu 34:
Leucotrien:
A. được giải phóng nhiều trong choáng phản vệ
B. gây tăng tính thấm thành mạch lớn hơn histamin nhiều lần
C. ức chế hóa ứng động và làm bền màng tiêu thể
D. gây dãn mạch, điều hòa huyết áp, cầm máu
-
Câu 35:
Các hormon sau có tác dụng kháng viêm, ngoại trừ :
A. Adiponectin
B. Prostaglandin
C. Histamin
D. Leptin
-
Câu 36:
Hormon kích thích làm tăng số lượng tiểu cầu có nguồn gốc:
A. Tế bào biểu mô quanh ống thận
B. Tế bào gan
C. Dưỡng bào, bạch cầu ưa acid hay base
D. Cả a và b đúng
-
Câu 37:
Hormon tác động lên tiểu cầu có nguồn gốc từ gia đình eicosanoid, ngoại trừ:
A. Prothrompoietin
B. Prostacyclin
C. Thromboxan A2
D. Cả b và c đúng
-
Câu 38:
Các hormon địa phương của hệ tiêu hóa đều có bản chất hóa học:
A. Steroid
B. Glycoprotein
C. Polypeptid
D. Dẫn xuất acid amin
-
Câu 39:
Các hormon sau gây kích thích bài tiết dịch mật:
A. Gastrin, secretin
B. Secretin, cholecysstokinin
C. Secretin
D. Bombesin
-
Câu 40:
Cặp hormon địa phương hệ tiêu hóa có tác dụng đối kháng:
A. Bombesin và VIP
B. Bombesin và secretin
C. Secretin và gastrin
D. Secretin và cholecysstokinin
-
Câu 41:
Hormon sau đây ức chế bài tiết dịch tiêu hóa?
A. Gastrin
B. Secretin
C. Cholecystokinin
D. VIP
-
Câu 42:
Hormon sau làm tăng hấp thu Ca++ ở ruột:
A. Vitamin D3
B. Protein gắn tế bào trong xương
C. Gla-protein
D. Các yếu tố tăng trưởng
-
Câu 43:
Các yếu tố sau đây có tác dụng lên bài tiết acid HCl của dạ dày:
A. Histamin
B. Acetylcholin
C. Gastrin
D. secretin
-
Câu 44:
Câu nào sau đây đúng với renin:
A. Renin được bài tiết bởi tế bào cầu thận
B. Tăng huyết áp động mạch thận gây kích thích sự bài tiết renin
C. Renin biến đổi angiotensinogen thành angiotensin I
D. Renin biến đổi angiotensin I thành angiotensin II
-
Câu 45:
Tác dụng của hệ thống RAA, ngoại trừ:
A. Gây khát
B. Tăng tái hấp thu muối nước
C. Gây dãn mạch
D. Tăng tiết ADH và aldosteron
-
Câu 46:
Hormon sau đây được bài tiết từ sự căng lên của thành tâm nhĩ:
A. Angiotensin II
B. ANP
C. Endothelin
D. NO
-
Câu 47:
Nhóm gia đình các Hormone sau có tác dụng làm giảm huyết áp:
A. ANP, BNP, CNP
B. Renin, angiotansin, aldosteron
C. Các prostaglandin
D. Các hormone teroid
-
Câu 48:
Chất đối kháng với NO trong tác dụng sinh lý là:
A. Endothelin
B. ANP
C. ADH
D. Renin-angiotensin
-
Câu 49:
Chất gây co mạch mạnh nhất so với các chất còn lại:
A. Catecholamin
B. Vassopressin
C. Renin-angiotensin
D. Endothelin
-
Câu 50:
Các chất có tác dụng lên điều hòa huyết áp do có tác dụng lên mạch máu và đồng thời tác dụng lên tái hấp thụ ở ống thận là:
A. Adrenalin và Noradrenalin
B. Serotonin và Bradykinin
C. Angiotensin II và Vasopressin
D. Prostaglandin và Angiotensin