2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hoạt động bài tiết của bộ máy tiêu hóa là hoạt động của:
A. Các lớp cơ
B. Các tuyến tiêu hóa
C. Niêm mạc ống tiêu hóa
D. Niêm mạc ruột non
-
Câu 2:
Hoạt động hấp thu của bộ máy tiêu hóa là hoạt động:
A. Các lớp cơ
B. Niêm mạc ống tiêu hóa
C. Các tuyến tiêu hóa
D. Không phải vai trò của các thành phần trên
-
Câu 3:
Tác dụng của men Amylase nước bọt:
A. Tiêu hóa tinh bột sống thành đường mantose
B. Tiêu hóa tinh bột chín thành đường mantose
C. Tiêu hóa tinh bột chín và sống thành đường mantose
D. Tiêu hóa tinh bột và một số lipid mạch ngắn
-
Câu 4:
Thành phần nào không có trong nước bột:
A. Amylase
B. Lipase
C. Chất khoáng
D. Ngưng kết nguyên của hồng cầu
-
Câu 5:
Hoạt động đóng mở tâm vị:
A. Ngoài bữa ăn tâm vị luôn hé mở
B. Tâm vị mở ra rồi lại đóng lại ngay để tránh trào ngược
C. Tăng độ acid trong dạ dày làm cho tâm vị khó mở
D. Mổ cắt dạ dày bán phần ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đóng mở tâm vị
-
Câu 6:
Thành phần nào không có trong dịch vị:
A. Pepsin
B. Trypsin
C. Chất nhầy
D. Yếu tố nội
-
Câu 7:
Khái niệm dịch vị cơ sở:
A. Là dịch vị bài tiết lúc đói
B. Là dịch vị bài tiết sau khi ăn
C. Là dịch vị bài tiết trong khi ăn
D. Là dịch vị được bài tiết trong và sau khi ăn
-
Câu 8:
Dịch tiêu hóa có độ ph thấp nhất:
A. Dịch vị
B. Dịch ruột
C. Dịch tụy
D. Nước bọt
-
Câu 9:
Chất vô cơ quan trọng nhất trong nhóm chất vô cơ của dịch vị:
A. HCl
B. Photsphat
C. Natri bicacbonnat
D. Clorua
-
Câu 10:
Tác dụng quan trong nhất của chất nhầy trong dịch vị:
A. Tiêu hóa thức ăn
B. Bảo vệ niêm mạc dạ dày
C. Bôi trơn thức ăn, giúp thức ăn xuống ruột dễ dàng
D. Giúp cho quá trình hấp thu thức ăn
-
Câu 11:
Tác dụng của Amylase dịch tụy:
A. Tiêu hóa tinh bột sống thành đường Mantose
B. Tiêu hóa tinh bột chín thành đường Mantose
C. Tiêu hóa tinh bột chín và sống thành đường Mantose
D. Tiêu hóa tinh bột và một số lipid
-
Câu 12:
Vai trò của yếu tố nội trong dịch vị:
A. Tham gia hấp thu vitamin B1
B. Tham gia hấp thu vitamin B6
C. Tham gia hấp thu vitamin B12
D. Tham gia hấp thu vitamin C
-
Câu 13:
Thể tích dịch vị được bài tiết trong 1 ngày khoảng:
A. 1 lít
B. 2 lít
C. 3 lít
D. 4 lít
-
Câu 14:
Dịch tiêu hóa nào sau đây có thể thay thế cho các dịch tiêu hóa còn lại:
A. Dịch vị
B. Dịch mật
C. Dịch tụy
D. Dịch ruột
-
Câu 15:
Quá trình hấp thu thức ăn chủ yếu xảy ra ở:
A. Miệng và thực quản
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Ruột già
-
Câu 16:
Các enzym trong dịch tụy sau đây đều tiêu hóa protid, trừ:
A. Trypsin
B. Chymotrypsin
C. Pepsin
D. Carboxypolypeptidase
-
Câu 17:
Các enzym trong dịch tụy sau đây đều tiêu hóa Lipid, trừ:
A. Amylase
B. Lipase
C. Phospholipase
D. Cholesterol - esterase
-
Câu 18:
Chất nào sau đây là kết quả của tiêu hóa lipid ở ruột non:
A. Glucose
B. Galactose
C. Glycerol
D. Fructose
-
Câu 19:
Chất nào sau đây là kết quả của tiêu hóa Glucid ở ruột non:
A. Acid béo
B. Monoglycerid D.
C. Glycerol
D. Fructose
-
Câu 20:
Thời gian tồn tại của thức ăn Glucid ở dạ dày khoảng:
A. 4h
B. 6h
C. 8h
D. 1h
-
Câu 21:
Thời gian tồn tại của thức ăn Lipid ở dạ dày khoảng:
A. 4h
B. 6h
C. 8h
D. 1h
-
Câu 22:
Thời gian tồn tại của thức ăn Protid ở dạ dày khoảng:
A. 4h
B. 6h
C. 8h
D. 1h
-
Câu 23:
Thời gian tồn tại nước ở dạ dày khoảng:
A. 4h
B. 6h
C. 8h
D. 1h
-
Câu 24:
Về béo phì, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Do tăng hoạt giao cảm
B. Do thói quen ăn nhiều của cá nhân
C. Do một số rối loạn nội tiết
D. Do tổn thương cặp nhân bụng giữa tại vùng dưới đồi
-
Câu 25:
Các nhận định sau đây về hậu quả của béo phì là đúng, ngoại trừ:
A. Dễ đau khớp do vi chấn thương
B. Có nguy cơ bị tăng huyết áp
C. Giảm tỷ lệ bị sỏi mật
D. Tăng nguy cơ bị đái tháo đường týp 2
-
Câu 26:
Về béo phì mới xảy ra ở người trưởng thành, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Khó điều trị
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng triglycerid
C. Liên quan chủ yếu đến các yếu tố môi trường
D. Chủ yếu do tăng kích thước tế bào mỡ
-
Câu 27:
Tích mỡ cục bộ chủ yếu do rối loạn sự phân bố mỡ thường gặp hơn trong loại béo phì:
A. Do ăn nhiều
B. Do di truyền
C. Do rối loạn nội tiết
D. Mới xảy ra ở người trưởng thành
-
Câu 28:
Cơ chế nhiễm mỡ gan trong nghiện rượu là do:
A. Giảm oxy hóa acid béo
B. Giảm tạo cholesterol
C. Giảm tạo phospholipid
D. Tất cả các cơ chế trên đều đúng
-
Câu 29:
Rối loạn nào sau đây không gây tăng bilirubin gián tiếp trong máu:
A. Tan huyết
B. Tắc nghẽn đường dẫn mật
C. Thiếu hụt kết hợp bẩm sinh (nguyên phát)
D. Sản xuất bilirubin quá mức
-
Câu 30:
Rối loạn nào sau đây không gây vàng da:
A. Rối loạn bài tiết bilirubin từ tế bào gan
B. Cản trở bài tiết mật ngoài gan
C. Sự tạo bilirubin tăng do tan huyết
D. Sự tạo stercobilinogen trong ruột tăng
-
Câu 31:
Trong huyết tương bilirubin được vận chuyển bởi:
A. Transferin
B. Ceruloplasmin
C. Albumin
D. Haptoglobin
-
Câu 32:
Sự xuất hiện của bilirubin kết hợp trong nước tiểu:
A. Khi có tan huyết
B. Khi có tắc nghẽn đường dẫn mật
C. Khi có thiếu hụt glucuronyl transferase
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 33:
Trong vàng da tắc mật, sẽ có:
A. Bromosulfophtalein có thể không được bài tiết
B. Bilirubin kết hợp xuất hiện trong nước tiểu
C. Tăng đào thải urobilinogen trong nước tiểu
D. Tăng bài tiết stercobilinogen trong phân
-
Câu 34:
Bệnh lý không gây nhiễm mỡ gan:
A. Nghiện rượu
B. Đái đường
C. Điều trị corticoide kéo dài
D. Tăng cholesterol máu
-
Câu 35:
Hội chứng mất acid mật có thể xuất hiện trong trường hợp:
A. Rối loạn tuần hoàn gan ruột và tắc mật
B. Rối loạn tuần hoàn gan-ruột
C. Bệnh Crohn
D. Rối loạn tuần hoàn gan-ruột và bệnh Crohn
-
Câu 36:
Trong xơ gan, tình trạng tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose không do cơ chế:
A. Kháng insulin do giảm khối lượng tế bào gan
B. Nồng độ insulin trong máu giảm do giảm bài tiết
C. Bất thường của receptor dành cho insulin ở tế bào gan
D. Glucose từ ruột được hấp thụ vào ngay trong tuần hoàn qua nối thông cửa-chủ
-
Câu 37:
Cơ chế nào sau đây không gây tăng NH3 trên bệnh nhân xơ gan:
A. Có suy giảm chức năng gan
B. Có suy thận kèm theo
C. Có tình trạng nhiễm acid và tăng kali máu
D. Có nhiều protéine ở ruột
-
Câu 38:
Sự xuất hiện của ổ loét trong bệnh loét dạ dày tá tràng không phải:
A. Do hiện tượng tự tiêu hóa cục bộ
B. Do sự tấn công của các acido-peptic
C. Do rối loạn co bóp
D. Do mất cân bằng tiết dịch
-
Câu 39:
Trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày - tá tràng, thuyết đa toan đã không giải thích được:
A. Các trường hợp không bị loét của những bệnh nhân thiếu máu Biermer
B. Việc sử dụng các thuốc chống toan và trung hòa toan điều trị
C. Các trường hợp loét ở người bị hội chứng Zollinger-Ellíson
D. Tại sao loét chỉ xảy ra trên những người mà sự bài tiết dịch vị acide còn tốt
-
Câu 40:
Bình thường, sức chống đỡ của niêm mạc dạ dày tá tràng trước tác động của các acido-peptíc phụ thuộc vào:
A. Sự phong phú và có hiệu quả của lớp mao mạch dưới niêm mạc
B. Sự toàn vẹn của toàn bộ niêm mạc
C. Sự tái tạo nhanh và liên tục của biểu mô
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 41:
Theo Davenport trong loét dạ dày-tá tràng, các yếu tố tác động làm đứt gãy các barrière niêm mạc, làm cho:
A. Loét
B. Gia tăng bài tiết pepsine
C. Giãn mạch
D. Các ion H+ khuyếch tán ngược vào thành dạ dày kéo theo một loạt hệ quả của nó
-
Câu 42:
Trong loét dạ dày - tá tràng, thuyết suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc đã phần nào giải thích được:
A. Sự khu trú của ổ loét
B. Sự đơn độc của ổ loét
C. Độ toan dịch vị
D. Những trường hợp loét ở trẻ con
-
Câu 43:
Các thuyết về cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày-tá tràng không giải thích được những đặc trưng cơ bản của bệnh loét là:
A. Tính chu kỳ của cơn đau và sự khu trú của ổ loét
B. Sự đồng nhất về giải phẩu bệnh của ổ loét ở dạ dày và ở tá tràng
C. Ổ loét là nguyên nhân hay hậu quả của các triệu chứng thần kinh
D. Sự bất thường của lớp nhầy bảo vệ niêm mạc
-
Câu 44:
Cơ chế dẫn đến loét nào sau đây không do Hélicobacter pylori gây ra:
A. Dị sản niêm mạc tá tràng
B. Ngăn cản cơ chế feed back của H+
C. Xâm nhập tạo thuận cho H+ khuyếch tán ngược
D. Tăng gastrin trong máu kéo dài làm tăng tiết acide
-
Câu 45:
Biểu hiện sớm nhất của phản ứng tuần hoàn trong viêm:
A. Co mạch chớp nhoáng
B. Ứ máu
C. Xung huyết tĩnh mạch
D. Hiện tượng đong đưa
-
Câu 46:
Trong giai đoạn xung huyết động mạch của viêm:
A. Giảm lưu lượng tuần hoàn tại chỗ
B. Giảm nhu cầu năng lượng
C. Bạch cầu tới ổ viêm nhiều
D. Chưa phóng thich histamin, bradykinin
-
Câu 47:
Trong giai đoạn xung huyết tĩnh mạch của viêm:
A. Giảm đau nhức
B. Tăng tốc độ tuần hoàn tại chỗ
C. Tồn tại các chất gây đau như prostaglandin, serotonin
D. Các mao tĩnh mạch co lại
-
Câu 48:
Chất nào sau đây gây hóa hướng động bạch cầu:
A. Leukotrien B4
B. Protaglandin
C. Bradykinin
D. Histamin
-
Câu 49:
Trong cơ chế hinh thành dịch rĩ viêm, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất:
A. Tăng áp lực thẩm thấu
B. Ứ tắc bạch mạch
C. Tăng áp lực keo tại ổ viêm
D. Tăng tính thấm thành mạch
-
Câu 50:
Trong thành phần dịch rĩ viêm, chất nào sau đây gây hủy hoại tổ chức:
A. Bradykinin
B. Necrosin
C. Serotonin
D. Pyrexin