2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bơm Na+- K+ - ATPase có chức năng sau:
A. Bơm có vai trò duy trì nồng độ Na+ và K+ khác nhau hai bên màng
B. Không tham gia điều hòa thể tích tế bào
C. Không tạo ra điện thế màng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Aldosteron gây ảnh hưởng lớn nhất trên:
A. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần
B. Tái hấp thu Na_ ở phần mỏng quai Henle
C. Tái hấp thu Na+ ở phần dày quai Henle
D. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa
-
Câu 3:
Chức năng của bơm Na+K+ ATPase: CHỌN CÂU SAI
A. Giữ vững thể tích của thế bào
B. Là bơm điện thế
C. Duy trì điện thế âm mặt ngoài và dương mặt trong màng tế bào
D. Góp phần tạo tính phân cực màng
-
Câu 4:
Chọn câu sai trong những đáp án dưới đây?
A. Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa và ống góp
B. Aldosteron làm tăng bài tiết K+ ở ống lượn xa và ống góp
C. Parathyroid hormone làm tăng tái hấp thu Ca++ ở ống lượn gần
D. Parathyroid hormone làm giảm tái hấp thu PO43- ở ống lượn gần
-
Câu 5:
Đáp ứng nào sau đây của cơ thể khi giảm thể tích dịch ngoại bào:
A. Ức chế trung khu khát
B. Giảm lượng ADH trong máu
C. Tăng lượng nước tiểu bài xuất
D. Tăng bài tiết Aldosteron
-
Câu 6:
Bơm Na+ K+ ATPase hoạt động khi:
A. 3 ion K+ gắn ở mặt trong và 2 ion Na+ gắn ở mặt ngoài protein mang
B. 3 ion Na+ gắn ở mặt trong và 2 ion K+ gắn ở mặt ngoài protein mang
C. enzyme ATPase được hoạt hóa
D. câu B, C đúng
-
Câu 7:
Một bệnh nhân bị mất máu nặng:
A. Tăng bài tiết aldosteron tại vỏ thượng thận
B. Tăng bài tiết renin tại thận
C. Giảm bài tiết ADH tại vùng hạ đồi
D. Tăng huyết áp, nhịp tim tăng
-
Câu 8:
Chọn câu đúng trong những câu dưới đây?
A. Aldosteron tăng tiết khi tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào
B. Khi cơ thể mất máu nặng thì giảm bài tiết aldosteronvỏ thượng thận bài tiết ra
C. Aldosteron trong máu tăng dẫn đến tăng tái hấp thu Na+ và bài tiêt K+ vào ống thận
D. Aldosteron do lớp lưới của
-
Câu 9:
Renin được tiết ra bởi:
A. Các tế bào biểu mô ống thận
B. Các tế bào có chân
C. Các tế bào tổ chức cận tiểu cầu
D. Các tế bào nội mô mao mạch
-
Câu 10:
Bơm Na+ K+ ATPase hoạt động sẽ bơm:
A. 2Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
B. 3Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
C. 2Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
D. 3Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
-
Câu 11:
Tổ chức cạnh cầu thận tham gia điều hòa huyết áp thông qua:
A. Angiotensinogen
B. Renin
C. Aldosteron
D. Angiotensin II
-
Câu 12:
Yếu tố gây tăng bài tiết Renin của tổ chức cận cầu thận:
A. Tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào
B. Uống quá nhiều nước
C. Dãn động mạch vào cầu thận
D. Giảm thể tích dịch ngoại bào
-
Câu 13:
Chọn câu đúng. Bộ máy cạnh cầu thận:
A. Do tiểu động mạch đi và ống lượn xa nằm sát nhau tạo thành
B. Do những nephron nằm sát nhau tạo thành
C. Bài tiết Angiotensin II làm tăng huyết áp
D. Trong tất cả các bệnh cao huyết áp, tổ chức này làm giảm tiết Renin
-
Câu 14:
Bơm Na+ K+ATPase có tác dụng nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Giúp 2K+ từ ngoài vào trong tế bào và 3 Na+ từ trong ra ngoài
B. Giúp duy trì nồng độ Na+ và K+ khác nhau hai bên màng [Na0+ ] < [Nai+ ], [K0+ ] > [Ki+ ]
C. Giúp điều hòa thể tích tế bào
D. Tạo ra điện thế điện thế màng tế bào
-
Câu 15:
Angiotensin II có tác dụng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Gây co tiểu động mạch ngoại biên làm tăng cả HA tâm thu lẫn HA tâm trương
B. Làm giải phóng chất gây dãn mạch
C. Kích thích bài tiết Aldosteron
D. Kích thích bài tiết ADH
-
Câu 16:
Bơm Ca2+- ATPase hoạt động theo hình thức:
A. vận chuyển tích cực sơ cấp
B. vận chuyển tích cực thứ cấp
C. khuếch tán đơn giản
D. khuếch tán có gia tốc
-
Câu 17:
Sử dụng Oresol (nước biển khô) trong tiêu chảy dựa trên cơ sở hoạt động sinh nào:
A. Bơm Na+ K+ ATPase
B. Đồng vận chuyển nghịch Na+ /H+
C. Đồng vận chuyển thuận Na+ /Glucose hoặc Amino acid
D. Đồng vận chuyển nghịch Na+ /HCO3
-
Câu 18:
Chọn tập hợp đúng: Phù trong hội chứng thận hư
Protein trong huyết tương giảm trầm trọng.
2. Tổn thương lớp tế bào có chân của màng lọc.
3. Giảm áp suất keo huyết tương
4. Tăng áp suất thủy tĩnh trong mao mạch
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 19:
Các thuốc sau đây đều làm mất K+ máu, ngọai trừ:
A. Ức chế men CA (carbonic anhydrfase)
B. Ức chế tái hấp thu Na+ nhánh lên quay Henle
C. Ức chế Aldosteron
D. Ức chế tái hấp thu Na+ ở ống lượn gầ
-
Câu 20:
Bù nước và điện giải qua đường uống trong tiêu chảy nhờ hoạt động nào sau đây tại ruột?
A. Kích thích bởi Acetylcholin
B. Kích thích bởi 1,25 – dihydroxy
C. Đồng vận chuyển thuận Na+/Glucose hoặc Amino acid trên bờ vi nhung mao ruột
D. Vận chuyển chủ động nguyên phát Na+,K+,ATPase
-
Câu 21:
Các thuốc sau đây làm tăng K+ máu:
A. Ức chế tái hấp thu Na+c nhánh lên quay Henle
B. Ức chế Aldosteron
C. Ức chế men CA (carbonic anhydrase)
D. Ức chế tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần
-
Câu 22:
Bệnh nhân sốt xuất huyết, dịch thoát ra khỏi lòng mạch gây trụy mạch. Người ta dùng dung dịch cao phân tử để kéo nước trở lại vào mạch máu nhờ vào hiện tượng:
A. thẩm thấu
B. điện thẩm
C. vận chuyển tích cực nguyên phát
D. vận chuyển tích cực thứ phát
-
Câu 23:
Nhờ cơ chế “ Hòa màng ” tế bào có thể thực hiện được các hoạt động sau, ngoại trừ :
A. Tiêu hóa
B. Tạo chuyển động dạng amib
C. Bài tiết
D. Vận chuyển chọn lọc các chất qua màng tế bào
-
Câu 24:
Chọn tập hợp đúng: Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng:
1. Giảm tiết Aldosteron.
2. Giảm tiết ADH.
3. Giãn mạch.
4. Giảm lượng nước tiểu bài xuất
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 25:
Trong quá trình tiêu hóa của tế bào:
A. Hiện tượng nhập bào tạo không bào
B. Các enzym của ty thể thủy phân các chất nhập bào
C. Các thể cặn được bài tiết ra ngoài bằng hiện tượng xuất bào
D. Không bào hòa màng với tiêu thể tạo túi thực bào
-
Câu 26:
Thận có các chức năng sau đây, ngoại trừ:
A. Tham gia điều hòa các thành phần nội môi
B. Tham gia điều hòa huyết áp
C. Tham gia điều hòa thăng bằng acid-base
D. Tham gia điều hòa chức năng nội tiết
-
Câu 27:
Chức năng của nephron trong quá trình bài tiết nước tiểu:
A. Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể
B. Lọc các chất không cần thiết khỏi máu và tái hấp thu các chất cần thiết vào máu
C. Lọc và bài tiết các chất không cân thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu các chất cần thiết vào máu
D. Lọc và bài tiết các chất không cân thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu nước trở vào máu
-
Câu 28:
Hiện tượng thực bào:
A. Xảy ra ở phần lớn các tế bào trong cơ thể
B. Khởi đầu quá trình tiêu hóa của tế bào
C. Nhập bào các chất hòa tan
D. Không cần ATP
-
Câu 29:
Vai trò của thận trong điều hòa thăng bằng acid-base là:
A. Duy trì nồng độ ion bicarbonat trong dịch ngoại bào ở mức hằng định
B. Duy trì nồng độ ion H+trong dịch nội bào ở mức hằng định
C. Duy trì nồng độ phosphat trong máu ở mức hằng định
D. Duy trình nồng độ ion OH- trong dịch ngoại bào ở mức hằng định
-
Câu 30:
Sự ẩm bào là hiện tượng:
A. Màng tế bào hấp thụ các chất lỏng
B. Các chất lỏng không lọt qua các lỗ màng, khi tiếp xúc với màng sinh chất, màng tạo nên bóng bao bọc lại
C. Các chất lỏng bị tế bào hút vào ngược chiều građien nồng độ
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 31:
Khi có rối loạn thăng bằng acid-base:
A. Thận sẽ đưa pH trở lại hoàn toàn bình thường sau vài giây
B. Thận sẽ đào thải tới 1000 mmol acid hoặc base mỗi ngày
C. Thận sẽ đưa pH trở lại bình thường sau vài ngày
D. Thận sẽ điều chỉnh pH nhanh nhưng không hoàn toàn về bình thường
-
Câu 32:
Chất được tế bào nuốt theo hình thức ẩm bào:
A. vi khuẩn
B. xác hồng cầu
C. tế bào lạ
D. dịch ngoại bào
-
Câu 33:
Sự tạo thành túi tiêu hóa là một giai đoạn của quá trình:
A. thực bào
B. ẩm bào
C. nhập bào qua receptor
D. xuất bào
-
Câu 34:
Thận có chức năng điều hòa pH vì:
A. Thận bài tiết ion H+ khi nhiễm toan
B. Thận bài tiết bicarbonat khi nhiễm toan
C. Thận bài tiết Na+ khi nó tái hấp thu bicarbonat
D. Ở trong ống thận có hệ đệm bicarbonat rất mạnh
-
Câu 35:
Ví dụ điển hình về hiện tượng xuất bào:
A. Hoạt hóa các thành phần phospholipid của màng tế bào
B. Đưa glucose và các acid amin từ trong tế bào biểu mô niêm mạc ruột vào máu
C. Đưa các sản phẩm có tính kháng nguyên lên bề mặt tế bào bạch cầu mono
D. Giải phóng các bọc chứa hormone, protein
-
Câu 36:
Hormon nào sau đây do thận bài tiết?
A. Angiotensin, renin
B. Cortison, ADH
C. Aldosterol, erythropoietin
D. Renin, erythropoietin
-
Câu 37:
Màng tế bào ở trạng thái nghỉ chủ yếu cho ion nào thấm ra?
A. K+
B. Na+
C. Cl-
D. Ca++
-
Câu 38:
Ion dương có nồng độ bên ngoài cao hơn bên trong tế bào là:
A. K+
B. H+
C. Fe++
D. Na+
-
Câu 39:
Phương trình Nerst hay được dùng để tính:
A. Điện thế màng
B. Áp suất thẩm thấu của màng
C. Ngưỡng điện thế
D. Điện thế khuếch tán của Na+ và K+
-
Câu 40:
Yếu tố nào sau đây thể hiện vai trò của thận trong tạo hồng cầu?
A. Thận tái hấp thu các chất tham gia tạo hồng cầu
B. Bản chất thận là một cơ quan sinh hồng cầu từ tế bào gốc
C. Thận bài tiết erythropoietin kích thích tạo hồng cầu ở tủy xương
D. Thận cung cấp các nguyên liệu cần thiết để tạo nên hồng cầu
-
Câu 41:
Điện thế nghỉ của tế bào:
A. Chủ yếu do ion tạo ra
B. Lan truyền tạo dòng điện sinh học
C. Có trị số -90 đến -100mV
D. Chuyển sang điện thế hoạt động khi bơm Na+ - K+ - ATPase hoạt động
-
Câu 42:
Màng lọc cầu thận gồm có mấy lớp?
A. 1 lớp
B. 2 lớp
C. 3 lớp
D. 4 lớp
-
Câu 43:
Các lỗ lọc trên các tế bào nội mô mao mạch cầu thận có kích thước:
A. 60 Å
B. 70 Å
C. 160 Å
D. 170 Å
-
Câu 44:
Màng lọc cầu thận gồm các cấu trúc sau đây, ngoại trừ:
A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận
B. Màng đáy
C. Macula densa
D. Tế bào biểu mô của cầu thận
-
Câu 45:
Nguồn gốc của điện thế nghỉ tế bào có từ những quá trình nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Sự khuếch tán K+
B. Sự khuếch tán Na+
C. Hoạt động của bơm Na+ K+ATPase
D. Hoạt động của bơm H+ K+ ATPase
-
Câu 46:
Các câu sau đều đúng đối với màng lọc cầu thận và sự thấm qua màng, ngoại trừ:
A. Sự thấm qua màng phụ thuộc vào kích thước phân tử vật chất
B. Tế bào nội mô mao mạch cầu thận có những khe hở với đường kính khoảng 160 Å
C. Toàn bộ albumin đều không được lọc qua màng lọc cầu thận
D. Các phân tử điện tích âm lọc qua màng lọc cầu thận kém các phân tử điện dương, trung tính
-
Câu 47:
Vì sao ở trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện dương?
A. Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng
B. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng
C. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm
D. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng
-
Câu 48:
Chọn tập hợp đúng: Lọc cầu thận
1. Màng đáy chứa proteoglycan, tích điện tích âm rất mạnh
2. Tế bào biểu mô của nang Bowman có những lỗ nhỏ kích thước 70Å
3. Chỉ có 0,5% albumin được lọc qua màng lọc
4. Tế bào nội mô của mao mạch có những tế bào có chân tạo lỗ lọc
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 49:
Tế bào ở trạng thái nghỉ:
A. Mặt trong tế bào tích điện âm, mặt ngoài tế bào tích điện dương
B. Dòng điện sinh học chuyển từ âm sang dương
C. Na+ vào tế bào
D. Tất cả đúng
-
Câu 50:
Cấu trúc tế bào nào sau đây không đúng đối với nephron?
A. Tế bào biểu mô của cầu thận là những tế bào có chân bám vào màng đáy
B. Tế bào biểu mô ống lượn gần có bờ bàn chải tạo bởi các vi nhung mao
C. Tế bào biểu mô đoạn dày của quai Henle có bờ bàn chải thô sơ, có chỗ nối chặt giữa các tế bào
D. Tế bào biểu mô ở ống xa có bờ bản chải và nhiều ty lạp thể như ống lượn gần