2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thuốc không có tác dụng trực tiếp điều trị pha sớm của cơn hen phế quản dị ứng là:
A. Salbutamol
B. Thuốc kháng histamin
C. Glucocorticoid
D. Thuốc kích thích receptor bêta 2- adrenergic tại phế quản
-
Câu 2:
Các yếu tố tham gia gây hen phế quản đặc ứng sau đây đúng, trừ:
A. Cường phó giao cảm
B. Các receptor bêta 2- adrenergic tại phế quản tăng số lượng hoặc tăng nhạy cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Các receptor tiếp nhận các kích thích kiểu kích ứng tại phổi tăng nhạy cảm
-
Câu 3:
Bệnh lý không có triệu chứng xanh tím:
A. Bệnh đa hồng cầu
B. Thiếu máu đơn thuần
C. Hb bị chuyển thành MetHb
D. Hb bị chuyển thành SulfHb
-
Câu 4:
Bệnh lý ngộ độc không có triệu chứng xanh tím:
A. Hb bị chuyển thành MetHb
B. Hb bị chuyển thành SulfHb
C. Hb bị chuyển thành HbCO
D. Ngộ độc chất gây oxyt hoá Hb
-
Câu 5:
Khi lên cao, áp lực riêng phần của O2 và CO2 trong không khí và tại phế nang đều giảm, dẫn đến giảm hiệu số khuếch tán của O2 từ phế nang vào máu và giảm hiệu số khuếch tán của CO2 từ máu ra phế nang:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Khi không khí môi trường không thông thoáng như ở trong hầm kín, ban đầu PaCO2 trong máu tăng dẫn đến kích thích trung tâm hô hấp, về sau khi PaCO2 trong máu tăng quá cao thì trung tâm hô hấp bị ức chế:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trong cơ chế gây cơn hen phế quản dị ứng, leucotrien C4, D4 là chất được tổng hợp từ phospholipid màng dưỡng bào có tác dụng gây co thắt các cơ trơn phế quản trong pha muộn của cơn hen:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Trong cơ chế gây cơn hen phế quản dị ứng, leucotrien C4, D4 là chất được tổng hợp từ phospholipid màng dưỡng bào có tác dụng gây co thắt các cơ trơn phế quản trong pha muộn của cơn hen:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Trong cơ chế hen phế quản đặc ứng, một số trường hợp có thể do giảm số lượng các receptor bêta-2 adrênergic tại phế quản dẫn đến giảm đáp ứng với kích thích giao cảm:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Trong viêm phổi, tình trạng thiếu oxy ở giai đoạn đông đặc nặng hơn ở giai đoạn viêm, vì sự thông khí ở giai đoạn đông đặc giảm hơn so với giai đoạn viêm:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Diện khuếch tán là tổng diện tích các phế nang, do vậy diện khuếch tán tăng khi có tình trạng chướng khí phế nang:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Các chất có tác dụng oxyt hóa mạnh có thể chuyển sắt nhị biến thành sắt tam làm cho hemoglobin bị biến đổi thành methemoglobin, dẫn đến xanh tím ngoại vi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Trong thiểu năng hô hấp, PaO2 giảm, SaO2 giảm, nhưng Hb có thể giảm, bình thường hoặc tăng phụ thuộc vào sự thích nghi của cơ thể và bệnh lý phối hợp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Trong hội chứng nghẽn đường hô hấp, dung tích sống giảm, thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên cũng giảm, do vậy tỉ số Tiffeneau bình thường:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Giảm thông khí phế nang sẽ không dẫn đến:
A. Giảm tưới máu não
B. Giảm O 2 máu
C. Nhiễm toan hô hấp
D. Tăng đề kháng mạch máu phổi
-
Câu 16:
Tăng CO2 máu trong giấc ngủ là điển hình đối với:
A. Shunt trái -phải
B. Giảm thông khí
C. Nhịp thở Kussmauls
D. Ngộ độc CO
-
Câu 17:
Nguyên nhân giảm PCO2 máu động mạch thường gặp là:
A. Tăng bài tiết base trong nước tiểu
B. Tăng bài tiết acid trong nước tiểu
C. Tăng thông khí phổi
D. Giảm bài tiết base trong nước tiểu
-
Câu 18:
Biểu hiện nào sau đây là không phù hợp trong chẩn đoán rối loạn thông khí giới hạn:
A. Tổng dung tích phổi giảm
B. VEMS bình thường
C. Giảm chỉ số Tiffeneau
D. Thể tích thở trên phút lúc ngủ trong giới hạn bình thường
-
Câu 19:
Trong bệnh lý thuyên tắt các mạch máu phổi:
A. Tỷ V/Q giảm
B. Tỷ V/Q tăng
C. Tỷ V/Q bình thường
D. Giảm khoảng khí chết
-
Câu 20:
Trong các bệnh lý phổi có rối loạn thông khí tắt nghẽn:
A. Tỷ V/Q tăng
B. Tỷ V/Q giảm
C. Tỷ V/Q bình thường
D. Huyết áp giảm
-
Câu 21:
Bệnh lý trực tiếp gây rối loạn hoạt động thần kinh-cơ hô hấp:
A. Ung thư phổi
B. Chấn thương các đốt sống cổ
C. Hen phế quản
D. Viêm phế quản mạn
-
Câu 22:
Cơ chế chính gây tràn dịch màng phổi (dịch thấm) trong xơ gan mất bù là:
A. Giảm áp lực keo máu
B. Cản trở tuần hoàn bạch huyết tại phổi
C. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi
D. Tăng áp lực thuỷ tĩnh tại mao mạch phổi
-
Câu 23:
Hoá chất trung gian mạnh nhất trong pha muộn của cơn hen phế quản dị ứng là:
A. Heparin
B. Leucotrien C4, D4
C. Prostaglandin
D. Thromboxan
-
Câu 24:
Dấu hiệu quan trọng nhất cho biết đường hô hấp bị cản trở:
A. Khó thở ra
B. Giảm VEMS (FEV1)
C. Đau tức ngực
D. Giảm dung tích sống
-
Câu 25:
Dấu hiệu thường thấy của ngạt đang ở giai đoạn 2:
A. Đang dãy dụa thì nằm yên
B. Mất tri giác nhưng đồng tử chưa dãn
C. Huyết áp đang cao thì hạ xuống
D. Tự động thải phân, nước tiểu
-
Câu 26:
Dấu hiệu thường thấy của ngạt đang ở giai đoạn 3:
A. Ngừng thở
B. Mất tri giác sâu sắc
C. Huyết áp giảm xuống số o
D. Mất tri giác nhưng phản xạ đồng tử vẫn còn
-
Câu 27:
Biểu hiện nào hầu như không gặp ở giai đoạn cuối của ngạt:
A. Huyết áp tụt rất thấp
B. Cơn co dật toàn thân
C. Mất tri giác
D. Thở chậm, ngừng thở
-
Câu 28:
Dấu hiệu điển hình nhất nói lên rối loạn hô hấp khi lên cao:
A. pH máu tăng (nhiễm kiềm)
B. pCO2 ở phế nang giảm
C. pO2 trong máu giảm
D. pO2 và pCO2 trong máu đều giảm
-
Câu 29:
Trường hợp gây rối loạn hô hấp nặng nhất trong chấn thương:
A. Chấn thương lồng ngực hở
B. Chấn thương lồng ngực có van
C. Chấn thương cột sống
D. Chấn thương lòng ngực kín
-
Câu 30:
Thăm dò bằng phế dung kế để đánh giá chức năng hô hấp chỉ nên tiến hành cho bệnh nhân:
A. Viêm phù nề, xuất tiết phế quản
B. Bệnh phổi mạn tính (xơ phổi)
C. Suy hô hấp cấp
D. Viêm phổi cấp
-
Câu 31:
Giảm cả hiệu số khuếch tán và diện khuếch tán chỉ gặp trong:
A. Suy tim phải
B. Dị vật gây bán tắc đường thở
C. Xơ phổi
D. Cắt bỏ một tiểu phân thùy phổi
-
Câu 32:
Rối loạn hô hấp do do thiếu phương tiện vận chuyển xảy ra nhất khi:
A. Giảm hematocrit
B. Giảm thể tích hồng cầu
C. Giảm sắt trong huyết thanh
D. Giảm nồng độ Hb trung bình trong hồng cầu
-
Câu 33:
Tím tái (xanh tím) xuất hiện thường xuyên nhất khi:
A. Ứ trệ tuần hoàn
B. Bệnh phổi mạn tính
C. Các trường hợp gây kém đào thải CO2
D. Thông liên thất, thông động tĩnh mạch
-
Câu 34:
Các hoạt động của nephron trong quá trình bài tiết nước tiểu:
A. Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể
B. Lọc các chất không cần thiết ra khỏi máu và tái hấp thu các chất cần thiết trở lại máu
C. Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu các chất cần thiết trở lại máu
D. Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu nước trở lại máu
-
Câu 35:
Đặc điểm cấu tạo và áp suất mao mạch ở thận phù hợp với chức năng tạo nước tiểu:
A. Mạng lưới mao mạch dày đặc
B. Mao mạch cầu thận có áp suất cao, mao mạch quanh ống thận có áp suất thấp
C. Mao mạc cầu thận có áp suất thấp, mao mạch quanh ống thận có áp suất cao
D. Mạch máu vùng tủy thận là những mạch thẳng vasarecta
-
Câu 36:
Dịch lọc thận là gì?
A. Nồng độ ion giống trong máu động mạch
B. Thành phần không giống huyết tương trong máu động mạch
C. Có pH bằng pH của huyết tương
D. Thành phần protein giống như huyết tương
-
Câu 37:
Quá trình lọc xảy ra khi:
A. Ph > Pk + Pb
B. Ph = Pk + Pb
C. Ph <Pk + Pb
D. Ph > Pk - Pb
-
Câu 38:
Áp suất nào sau đây không tham gia vào quá trình lọc ở cầu thận:
A. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận
B. Áp suất keo huyết tương
C. Áp suất thủy tĩnh bọc bowman
D. Áp suất keo bọc bowman
-
Câu 39:
Hấp thu nước ở ống thận:
A. Được điều hòa bởi andosterol
B. Hấp thu nhiều nhất ở ống lượn
C. Hấp thu tất cả các đoạn ở ống thận
D. Hấp thu ở ống lượn xa và ống lượn gần
-
Câu 40:
Các áp suất có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan từ mao mạch cầu thận vào bao bowman:
A. Áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp lực thủy tĩnh trong bao bowman
B. Áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong mao mạch cầu thận
C. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao bowman
D. Áp suất thủy tĩnh trong bao bowman và áp suất keo trong mao mạch cầu thận
-
Câu 41:
Lưu lượng lọc cầu thận tăng khi:
A. Kích thích thần kinh giao cảm
B. Tiểu động mạch đi giãn
C. Tiểu động mạch co đi
D. Tiểu động mạch đến giãn
-
Câu 42:
Cơ chế tự điều hòa lọc cầu thận:
A. Sự kết hợp hai cơ chế feedback (-) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
B. Sự kết hợp của hai cơ chế feedback (+) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
C. Sự kết hợp hai cơ chế feedback (-) với một cơ chế feedback (+) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
D. Do các tế bào cận cầu thận bài tiết renin vào máu để tổng hợp angiotesin
-
Câu 43:
Khi có mặt ADH, lượng dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở:
A. Ống góp vùng vỏ
B. Quai henle
C. Ống lượn xa
D. Ống lượn gần
-
Câu 44:
Khi không có mặt ADH, lượng dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở:
A. Quai henle
B. Ống góp vùng tủy
C. Ống góp vùng vỏ
D. Ống lượn gần
-
Câu 45:
Nếu hệ số lọc sạch của một chất ít hơn hệ số lọc sạch của insulin thì:
A. Chất đó được bài tiết ở ống thận
B. Chất đó vừa được bài tiết, vừa được tái hấp thu ở ống thận
C. Chất đó được tái hấp thu ơ ống thận
D. Chất đó gắn với protein ở ống thận
-
Câu 46:
Hấp thu acid amin và protein:
A. Aicd amin hấp thu tích cực
B. Protein hấp thu bằng cơ chế ẩm bào
C. 100% hấp thu ở ống lượn gần
D. Cả A, B và C
-
Câu 47:
Natri không được tái hấp thu ở:
A. Ống lượn gần
B. Ống góp
C. Ngành lên quai henle
D. Ngành xuống quai henle
-
Câu 48:
Có một lượng rất ít protein trong dịch lọc cầu thận vì:
A. Các tế bào biểu mô của cầu thận chủ động tái hấp thu các phân tử protein đã được lọc
B. Sự kết hợp cả 2 lý do: kích thước của lỗ lọc và điện tích âm của lỗ lọc
C. Hầu hết các protein huyết tương đều quá lớn so với kích thước của lỗ lọc
D. Điện tích dương của các lỗ lọc đã đẩy lùi các phân tử protein huyết tương
-
Câu 49:
Một chất được dùng để đánh giá chức năng lọc cầu thận khi:
A. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
B. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu nhưng được bài tiết ở ống thận
C. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu nhưng không được bài tiết ở ống thận
D. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
-
Câu 50:
Hoạt động cơ học của bộ máy tiêu hóa:
A. Là hoạt động cơ năng của các tuyến tiêu hóa
B. Có tác dụng nghiền nhỏ, vận chuyển thức ăn
C. Đưa các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu
D. Không tăng lên ở đoạn chứa thức ăn