2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhận định nào sau đây sai:
A. Cảm giác xúc giác có độ nhạy cảm thay đổi theo cá thể , tập luyện
B. Cảm giác đau đầu không có khả năng thích nghi
C. Cảm giác đau nội tạng có đường dẫn truyền riêng
D. Cảm giác nóng lạnh có khả năng thích nghi
-
Câu 2:
Cảm giác nóng, lạnh, đau. Chọn câu sai?
A. Cảm giác nóng có thụ cảm thể là Ruffini
B. Cảm giác lạnh có thụ cảm thể là Knauss
C. Cảm giác đau không có thụ cảm thể đặc hiệu
D. Sợi C dẫn truyền cảm giác đau nhanh, đau cấp
-
Câu 3:
Cảm giác bản thể là:
A. Cảm giác về trương lực cơ xuất phát từ suốt thần kinh – cơ
B. Cảm giác về tư thế, cử động của cơ thể hoặc một phần thân thể
C. Cảm giác không ý thức xuất phát từ suốt thần kinh – cơ hoặc thể golgi
D. Cảm giác có hoặc không ý thức xuất phát từ gân, cơ, xương, khớp
-
Câu 4:
Loại receptor không nhận cảm giác bản thể:
A. Suốt cơ
B. Cơ quan golgi ở gân
C. Receptor xúc giác và áp suất
D. Receptor ở khớp
-
Câu 5:
Receptor nhận cảm về trương lực cơ bị kích thích khi:
A. Cơ co ngắn lại
B. Sức căng của cơ tăng lên
C. Sợi cơ bị kéo dài ra
D. Hai đầu sợi nội suốt dãn ra
-
Câu 6:
Cảm giác sâu có ý thức được dẫn truyền:
A. Theo bó Flechsig
B. Theo bó Gowers
C. Theo bó Burdach và Goll
D. Theo bó Goll
-
Câu 7:
So với cảm giác sâu không ý thức, cảm giác sâu có ý thức:
A. Không có receptor bản thể
B. Bắt chéo ở tủy sống
C. Được dẫn truyền vào tiểu não
D. Giúp phối hợp động tác tự động
-
Câu 8:
Đường dẫn truyền thần kinh sau đây không liên hệ với tiểu não:
A. Đường tháp
B. Đường cảm giác đau, nóng lạnh
C. Đường cảm giác sâu có ý thức
D. Đường cảm giác sâu không ý thức
-
Câu 9:
Về cảm giác sâu không ý thức và có ý thức: I. Cả hai cảm giác đều dẫn truyền cảm giác bản thể II. Cảm giác sâu có ý thức có đường cảm giác tận cùng ở tiểu não III. Cả hai đều xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ và khớp IV. Cả hai đều đi vào tủy sống qua rễ sau V. Cảm giác sâu không ý thức dẫn truyền đến tiểu não, cảm giác trương lực cơ để phối hợp động tác Chọn Tập Hợp Câu Đúng:
A. II, III, IV
B. I, II, III
C. III, IV, V
D. I, III, V
-
Câu 10:
Điều tiết là khả năng:
A. Thể thủy tinh thay đổi độ khúc xạ
B. Đồng tử thay đổi kích thước
C. Thủy dịch thay đổi thể tích
D. Giác mạc thay đổi độ cong
-
Câu 11:
Yếu tố nào sau đây quan trọng liên quan đến thị lực?
A. Khoảng cách giữa các tế bào gậy
B. Đường kính của điểm vàng
C. Độ cong của giác mạc
D. Đường kính của đồng tử
-
Câu 12:
Lõm trung tâm của điểm vàng là nơi thị lực cao nhất vì:
A. Tại đây chỉ có các tế bào nón
B. Tại đây số tế bào gậy ít hơn số tế bào nón
C. Tại đây có nhiều mạch máu lớn
D. Các tia sáng sẽ tự động rơi vào lõm trung tâm khi đi vào mắt
-
Câu 13:
Sử dụng kính hội tụ trong bệnh:
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Lão thị
D. Loạn thị
-
Câu 14:
Sử dụng kính phân kỳ trong bệnh:
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Lão thị
D. Loạn thị
-
Câu 15:
Yếu tố đảm bảo tăng lượng ánh sáng đi vào mắt:
A. Độ cong giác mạc
B. Phản xạ đồng tử
C. Tỷ lệ tế bào hình nón và hình gậy
D. Hiện tượng khúc xạ
-
Câu 16:
Cận thị là một tật khúc xạ do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhãn cầu đường kính ngắn hơn bình thường nên hình ảnh từ xa được hối tụ phía sau võng mạc
B. Nhãn cầu có đường kính dài hơn bình thường, hình ảnh từ xa được hội tụ phía trước võng mạc
C. Thể thủy tinh không còn khả năng điều tiết nên lúc nào cũng phải nhìn gần
D. Độ cong giác mạc không đồng đều nên hình ảnh bị mờ vì có nhiều điểm hội tụ trên võng mạc
-
Câu 17:
Cơ chế cảm thụ ánh sáng là một hiện tượng:
A. quang hóa
B. quang điện
C. điện hóa
D. quang học
-
Câu 18:
Chức năng của Rhodopsin:
A. Giúp mắt điều tiết ánh sáng
B. Giúp nhìn màu sắc và phân biệt chi tiết
C. Hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng ở cường độ rất nhỏ
D. Tạo ra scotopsin và cis-retinal
-
Câu 19:
Chọn câu sai. Quang sắc tố của tế bào nón gồm 3 loại sắc tố màu nhạy cảm với màu gì?
A. Màu đỏ
B. Màu vàng
C. Màu xanh lá
D. Màu xanh dương
-
Câu 20:
Chọn câu đúng trong 4 câu dưới đây?
A. Tế bào hình gậy có quang sắc tố là photopsin
B. Tế bào hình gậy nhạy cảm với ánh sáng hơn tế bào hình nón
C. . Sắc tố caroten : retinal là aldehyd của vitamin C
D. Tế bào que giúp phân biệt được các chi tiết, màu sắc, giới hạn sự vật
-
Câu 21:
Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi ánh sáng kích thích tế bào gậy?
A. Luồng Na+ đi vào đoạn ngoài của tế bào gậy tăng
B. Chất trung gian thần kinh được phóng thích nhiều hơn vào khe synap với tế bào lưỡng cực
C. Nồng độ GMP vòng trong tế bào hình gậy giảm
D. Phosphodiesterase hoạt hóa transducin
-
Câu 22:
Các câu sau đây đều đúng khi nói về các tế bào nhận cảm ánh sáng, ngoại trừ:
A. Tế bào gậy và tế bào nón có độ nhạy cảm giống nhau đối với ánh sáng
B. Đoạn ngoài có các kênh Na+ được giữ ở trạng thái mở do GMP vòng
C. Vùng synap tiếp xúc với cả tế bào lưỡng cực lẫn tế bào ngang
D. Khi tế bào ở trong bóng tối, đoạn trong bơm liên tục Na+ từ tế bào ra ngoài
-
Câu 23:
Trung tâm cảm nhận cảm giác thị giác nằm ở:
A. Thùy trán
B. Thùy đỉnh
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm
-
Câu 24:
Chọn câu đúng với vai trò của chuỗi xương con:
A. Làm tăng lực tác dụng của sóng âm lên đáy xương bàn đápo với tác dụng trên màng nhĩ
B. Chỉ dẫn truyền các sóng âm có tần số thích hợp với hoạt động của chuỗi xương con
C. Tăng biên độ rung của màng nhĩ dưới tác dụng của sóng âm
D. Nếu không có chuỗi xương con sẽ không có sự dẫn truyền sóng âm
-
Câu 25:
Vị trí của cơ quan corti:
A. Năm trên màng Reissener
B. Trong ngoại dịch tai trong
C. Phủ lên màng mái
D. Gắn trên sợi nền
-
Câu 26:
Câu nào sau đây đúng với tế bào lông ốc tai?
A. Có liên hệ thần kinh với thể gối ngoài
B. Các lông được cố định trên màng lưới
C. Nằm trên màng mái
D. Có nhiệm vụ chống đỡ màng nền
-
Câu 27:
Khi các tế bào lông của cơ quan Corti bị kích thích:
A. K+ tràn vào ở đỉnh tế bào, gây khử cực màng
B. Na+ tràn vào đỉnh tế bào, gây khử cực màng
C. Ca++ tràn vào ở đáy tế bào, gây khử cực màng
D. Ca++ vào ít hơn ở đáy tế bào, gây tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh
-
Câu 28:
Chọn câu đúng trong 4 đáp án dưới đây:
A. Chuỗi xương trong tai giữa làm nhiệm vụ truyền đạt và phóng đại âm thanh lên 3 lần
B. Cơ quan corti nằm trong thang nhĩ
C. Tế bào thụ cảm có lòng lớp trong tiếp nhận âm thanh cường độ mạnh
D. Sự tiếp nhận âm thanh có tần số khác nhau phụ thuộc vào đoạn dịch thể dao động và màng nên trong vỏ corti
-
Câu 29:
Câu nào sau đây đúng với ống bán khuyên:
A. Gồm 3 ống thẳng góc nhau ở mỗi bên tai
B. Bị kích thích trong chuyển động thẳng tăng tốc
C. Bị kích thích tối đa khi cơ thể chuyển động trong mặt phẳng của ống
D. Hoạt động ngay cả khi cơ thể không chuyển động
-
Câu 30:
Phần nào của cơ quan nhận cảm ốc tai mã hóa được âm thanh cường độ mạnh tần số cao:
A. Các tế bào thụ cảm lớp ở phần đỉnh ốc tai
B. Các tế bào thụ cảm lớp trong ở phần đỉnh ốc tai
C. Các tế bào thụ cảm lớp trong ở đoạn đầu ốc tai
D. Các tế bào thụ cảm lớp ngoài ở phần giữa ốc tai
-
Câu 31:
Sóng âm có thể đến được tai trong qua các con đường sau, ngoại trừ:
A. Làm rung động màng nhĩ, chuỗi xương con
B. Đến trực tiếp của sổ bàu dục qua vòi Eustache
C. Làm rung động khối xương sọ
D. Làm chuyển động dịch trong ống bán khuyên, xoang nang, cầu nang đến cửa sổ tròn
-
Câu 32:
Sự phân biệt độ cao của âm dựa trên:
A. Số lượng tế bào lông bị kích thích cùng lúc
B. Tần số phát xung động của thần kinh ốc tai
C. Sự khác biệt trong sự khuếch đại thanh có tần số khác nhau tại tai giữa
D. Vị trí màng nền bị kích thích tối đa bởi sóng âm
-
Câu 33:
Bộ phận tai trong của thính giác, chọn câu sai?
A. Sợi ngắn nằm gần đáy có khuynh hướng rung với tần số thấp
B. Sợi dài nằm gần đỉnh có khuynh hướng rung với tần số cao
C. Cơ quan Corti được cấu tạo bởi các tế bào lông
D. Màng Reissner là mằng ngăn giữa thang giữa và thang ốc tai
-
Câu 34:
Nơron thứ nhất của đường dẫn truyền xung động thính giác xuất phát từ các tế bào thần kinh trên cơ quan Corti đến:
A. Nhân lưng và nhân bụng
B. Nhân tiền đình
C. Nhân lưng và nhân tiền đình
D. Nhân bụng và nhân tiền đình
-
Câu 35:
Đường dẫn truyền của thính giác bao gồm mấy nơron?
A. 1 nơron
B. 2 nơron
C. 3 nơron
D. 4 nơron
-
Câu 36:
Vùng thính giác của vỏ não nằm ở:
A. Thùy đỉnh
B. Thùy trán
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm
-
Câu 37:
Receptor tiếp nhận cảm giác vị giác là:
A. Các phân tử protein nằm trên bề mặt lưỡi
B. Các tế bào vị giác nằm ở lưỡi
C. Các nụ vị giác nằm ở lưỡi
D. Các gai vị giác nằm ở lưỡi
-
Câu 38:
Bốn vị cơ bản được nhận biết là:
A. Đắng, cay, mặn, ngọt
B. Chua, cay, mặn, ngọt
C. Mặn, ngọt, chua, chát
D. Đắng, chua, mặn, ngọt
-
Câu 39:
Câu nào sau đây không đúng với vị trí cảm nhận vị giác của lưỡi?
A. Vị ngọt – đầu lưỡi
B. Vị mặn – đầu lưỡi
C. Vị chua – cuối lưỡi
D. Vị đắng – cuối lưỡi
-
Câu 40:
Chồi (nụ) vị giác không có đặc tính sau:
A. Được chi phổi bởi dây 3,7,9
B. Đáp ứng với các chất hóa học tan trong nước bọt
C. Có khả năng khử cực và giải phóng hóa chất trung gian
D. Là những receptor trong
-
Câu 41:
Cảm giác vị giác có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Ngưỡng kích thích của các cảm giác vị giác vị giác giống nhau
B. Có tính thích nghi nhanh
C. Ưa thích một vị nào đó liên quan đến nhu cầu và sự trải nghiệm trong đời sống
D. Cảm giác vị giác chịu ảnh hưởng của nhiều cảm giác khác
-
Câu 42:
Trong sự cảm nhận vị giác có sự cảm giác của cấu trúc sau, ngoại trừ:
A. Vỏ não thùy đỉnh
B. Các dây thần kinh V, VII, IX, X
C. Tuyến nước bọt
D. Đồi thị
-
Câu 43:
Dây thần kinh sọ liên quan đến cảm giác vị giác:
A. 1/3 trước lưỡi do dây V3, 2/3 sau lưỡi do dây IX
B. 2/3 trước lưỡi do dây V3, 1/3 sau lưỡi do dây IX
C. 1/3 trước lưỡi do dây IX, 2/3 sau lưỡi do dây V3
D. 2/3 trước lưỡi do dầy IX, 1/3 sau lưỡi do dây V3
-
Câu 44:
Đặc điểm bộ phận nhận cảm khứu giác, ngoại trừ:
A. Ngưỡng kích thích rất thấp
B. Khả năng phân biệt các thay đổi nhỏ cường độ các mùi kém
C. Các tế bào nhận cảm chiếm một vùng 2,4cm2 mỗi bên, màu vàng nhạt
D. Receptor nằm ở niêm mạc xương cuống mũi dưới
-
Câu 45:
Khứu giác không có đặc điểm sau:
A. Receptor là nơron hai cực
B. Trung tâm nhận cảm là vùng limbic của vỏ não
C. Liên quan đến cảm giác
D. Các nơron cảm giác không có khả năng tái tạo
-
Câu 46:
Cơ chế chủ yếu kích thích các tế bào khứu giác là:
A. Cơ chế thần kinh vì phân tử mang mùi phải kích thích vào receptor rồi truyền về trung tâm
B. Cơ chế thể dịch vì phân tử mang mùi phải hoà tan trong lớp niêm dịch rồi mới tác động vào tế bào khứu
C. Cơ chế vật lý vì chỉ có những chất bay hơi được hít vào mũi mới nhận biết được mùi
D. Cơ chế hoá học vì phân tử mang mùi phải gắn vào receptor làm mở kênh ion và gây khử cực tế bào khứu
-
Câu 47:
Chọn câu sai: Võ não thùy đỉnh là trung tâm của cảm giá
A. Xúc giác
B. Nhiệt
C. Vị giác
D. Khứu giác
-
Câu 48:
Khi bệnh nhân bị tổn thương mất vỏ não, vẫn còn cảm giác:
A. Cảm giác nhiệt
B. Cảm giác đau
C. Cảm giác xúc giác
D. ảm giác sâu có ý thức
-
Câu 49:
Tổn tương vùng cầu não bên phải gây:
A. Mất cảm giác xúc giác bên phải
B. Mất cảm giác xúc giác bên trái
C. Mất 1 phần cảm giác xúc giác 2 bên
D. Mất toàn bộ cảm giác xúc giác 2 bên
-
Câu 50:
Tổn thương vùng nào gây giảm mọi cảm giác ở một nữa người và tăng cảm giác đau:
A. Tổn thương tủy sống
B. Tổn thương vùng dưới đồi
C. Tổn thương đồi thị
D. Tổn thương thùy đỉnh ở võ não đối bên