2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Yếu tố làm trống dạ dày:
A. Thể tích tá tràng
B. Thể tích dung dịch
C. Lượng muối mật ở dạ dày
D. Bài tiết dịch vị dạ dày
-
Câu 2:
Câu nào sau đây đúng với hậu quả của sự acid hóa tá tràng?
A. Giảm bài tiết bicarbonat của tuyết tụy
B. Tăng bài tiết HCl của dạ dày
C. Tăng co thắt túi mật
D. Giảm tổng thoát thức ăn khỏi dạ dày
-
Câu 3:
Chất nào sau đây được hấp thu chủ yếu ở dạ dày?
A. Acid amin
B. Glucose
C. Nước
D. Rượu
-
Câu 4:
Kích thích vào gân cơ tứ đầu đùi sẽ dẫn truyền xung thần kinh theo đường hướng tâm đến:
A. L3 – L5
B. C8
C. C5 – C7
D. S1 – S2
-
Câu 5:
Cấu trúc thành ống tiêu hóa gồm có:
A. 6 lớp
B. 5 lớp
C. 4 lớp
D. 3 lớp
-
Câu 6:
Lớp cơ trơn được chia thành 3 lớp cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo:
A. ở toàn bộ ống tiêu hóa
B. chỉ ở dạ dày
C. chỉ ở thực quản
D. chỉ ở tá tràng
-
Câu 7:
Cấu trúc cơ làm nhiệm vụ tiết thanh dịch bôi trơn ống cơ để giảm sự ma sát trong ổ bụng:
A. Thanh mạc
B. Niêm mạc
C. Dưới niêm mạc
D. Cơ trơn gồm cơ dọc và cơ vòng
-
Câu 8:
Vị trí của đám rối Meissner trong cấu trúc cơ:
A. Giữa lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc
B. Giữa lớp dưới niệm mạc và lớp cơ dọc
C. Giữa lớp dưới niêm mạc và lớp cơ vòng
D. Giữa lớp cơ dọc và lớp cơ vòng
-
Câu 9:
Vị trí của đám rối Auerbach trong cấu trúc cơ:
A. Giữa lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc
B. Giữa lớp dưới niệm mạc và lớp cơ dọc
C. Giữa lớp dưới niêm mạc và lớp cơ vòng
D. Giữa lớp cơ dọc và lớp cơ vòng
-
Câu 10:
Câu nào sau đây đúng nhất với cơ tiêu hóa?
A. Toàn bộ là cơ trơn
B. Xung động lan truyền từ tế bào cơ này sang tế bào cơ khác qua liên kết khe
C. Hoạt động điện biểu hiện chủ yếu bằng những sóng nhọn
D. Hoạt động nhào trộn thức ăn do cơ vòng dẫn cơ dọc phụ trách
-
Câu 11:
Kích thích vào gân gót sẽ dẫn truyền xung thần kinh theo đường hướng tâm đến:
A. C8
B. L3– L5
C. S1 – S2
D. C5 – C7
-
Câu 12:
Chọn câu sai. Phản xạ da:
A. Cung phản xạ có 3 nơron
B. Nơron trung gian nằm trong bó tủy – đồi thị trước
C. Phản xạ chỉ xuất hiện khi kích thích cơ học trên da
D. Cả ba đều sai
-
Câu 13:
Phản xạ nào sau đây thường không hoàn toàn?
A. Phản xạ gân cơ
B. Phản xạ trương lực cơ
C. Phản xạ da
D. Phản xạ gấp
-
Câu 14:
Tính chất của phản xạ gấp, ngoại trừ:
A. Tùy thuộc vào tần số kích thích
B. Có sự tham gia bộ máy tiền đình
C. Hiện tượng triệt bớt
D. Tập cộng
-
Câu 15:
Phản xạ tủy nào đóng vai trò giải phóng cơ thể ra khỏi nguyên nhân kích thích?
A. Phản xạ duỗi
B. Phản xạ trương lực cơ
C. Phản xạ duỗi chéo
D. Phản xạ gấp
-
Câu 16:
Phản xạ tủy nào đóng vai trò tạo cho cơ thể có một tư thế nhất định trong không gian?
A. Phản xạ duỗi chéo
B. Phản xạ trương lực cơ
C. Phản xạ gấp
D. Phản xạ duỗi
-
Câu 17:
Điện thế màng tế bào cơ trơn ống tiêu hóa lúc nghỉ:
A. – 40 đến – 50 mV
B. – 50 đến – 60 mV
C. – 90 mV
D. – 95mV
-
Câu 18:
Chọn câu đúng khi nói về phản xạ trương lực cơ:
A. Đường dẫn truyền ly tâm có 2 dây alpha và gamma có chức năng riêng
B. Duy trì lực co cơ cơ sở ở trạng thái nghỉ ngơi
C. Trung tâm phản xạ phản xạ ngồi và đứng đều nằm ở vùng S1-S2
D. Phản xạ ngồi làm tăng trương lực cơ duỗi hai chi dưới
-
Câu 19:
Khi nói về phản xạ da, chọn câu sai:
A. Là phản xạ một synap
B. Phản xạ da lòng bàn chân có trung tâm ở S1-S2
C. Vạch trên da gây co cơ ở đó
D. Phản xạ da bụng có trung tâm dọc theo D6-D12
-
Câu 20:
Tần số của sóng chậm của ống tiêu hóa là:
A. 3 lần/phút
B. 12 lần/phút
C. 3 – 12 lần/phút
D. 1 – 10 lần/phút
-
Câu 21:
Tổn thương nửa khoanh tủy do khối u hay tổn thương cột sống có biểu hiện, ngoại trừ:
A. Mất cảm giác đau và nhiệt đối bên
B. Mất cảm giác sâu cùng bên
C. Mất toàn bộ cảm giác dưới nơi tổn thương
D. Liệt ở dưới nơi bị tổn thương
-
Câu 22:
Tần số của sóng chậm của ống tiêu hóa là:
A. 3 lần/phút
B. 12 lần/phút
C. 3 – 12 lần/phút
D. 1 – 10 lần/phút
-
Câu 23:
: Bệnh nhân bị liệt 2 chi dưới khi khám lâm sàng mất phản xạ gân gối, mất phản xạ da bìu thì có thể do tổn thương tủy sống:
A. Vùng thắt lưng – cùng
B. Vùng cổ
C. Vùng thắt lưng
D. Vùng ngực – lưng
-
Câu 24:
Câu nào sau đây đúng với sóng chậm?
A. Khởi sự trong phần trên thực quản khi nuốt
B. Là những dao động của điện thế màng tế bào cơ trơn
C. Là những co thắt có tác dụng đẩy thức ăn dọc theo thành ruột
D. Là do acetylcholine kích thích trực tiếp lên tế bào cơ trơn
-
Câu 25:
Đặc điểm của sóng chậm, ngoại trừ:
A. Diễn ra liên tục và nhịp nhàng trên màng tế bào cơ trơn
B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân kích thích bên ngoài
C. Cường độ vào khoảng 40 millivolts
D. Tần số khoảng 3 – 12 lần một phút
-
Câu 26:
Tác dụng chủ yếu của sóng chậm:
A. Trực tiếp tạo nên sự co thắt cơ trơn ở ruột
B. Nền tảng cho sự xuất hiện điện thế hoạt động
C. Tạo ra các nhu động và phản nhu động
D. Tạo ra cử động quả lắc trên ruột
-
Câu 27:
Phản xạ của hành-cầu não, ngoại trừ:
A. Phản xạ định hướng âm thanh-ánh sáng
B. Phản xạ chảy nước mắt, phản xạ giác mạc
C. Phản xạ tư thế-chỉnh thế
D. Phản xạ nhu động của ống tiêu hóa
-
Câu 28:
Các sóng chậm không trực tiếp gây co cơ trong những phần ống tiêu hóa, ngoại trừ:
A. Dạ dày
B. Thực quản
C. Ruột non
D. Tá tràng
-
Câu 29:
Đặc điểm của sóng nhọn, ngoại trừ:
A. Là sóng điện thế hoạt động của màng tế bào cơ trơn
B. Xuất hiện trên đỉnh sóng chậm của cơ trơn
C. Xuất hiện khi điện thế màng vượt ngưỡng điện học khoảng -40mV
D. Điện thế động cơ trơn ruột ngắn hơn điện thế động các dây thần kinh
-
Câu 30:
Cấu trúc nào sau đây không nằm ở hành não?
A. Trung tâm vận mạch
B. Trung tâm điều hòa nhịp tim
C. Nhân tiền đình làm tăng trương lực cơ
D. Nhân đỏ làm giảm trương lực cơ
-
Câu 31:
Khi kẹp động mạch cảnh của ếch, các áp cảm thụ quan bị ức chế tác động lên các trung tâm hô hấp và tim mạch nằm ở:
A. Trung não
B. Hành não
C. Tiểu não
D. Vỏ não
-
Câu 32:
Những cấu trúc sau có tham gia vào phản xạ tư thế-chỉnh thế, ngoại trừ:
A. Tủy sống
B. Hành-cầu não
C. Tiểu não
D. Đồi thị
-
Câu 33:
Các câu sau đây đều đúng về hành não, ngoại trừ:
A. Hành não kiểm soát các chức năng quan trọng có tính quyết định sinh mạng của cơ thể
B. Hành não tham gia kiểm soát hô hấp
C. Hành não giữ vai trò chủ yếu trong điều hòa trương lực cơ
D. Hành não kiểm soát hệ thống tim mạch
-
Câu 34:
Trong thân não, Mydocalm ức chế đường phản xạ lưới - tủy sống, từ đó gây:
A. Tăng hoạt động của cơ
B. Làm tăng trương lực cơ gây co cứng
C. Làm giảm trương lực cơ gây giãn cơ
D. Giảm hoạt động của cơ
-
Câu 35:
Phản xạ có sự tham gia của nhân tiền đình:
A. Phản xạ Babinski
B. Phản xạ đá tai
C. Phản xạ duỗi chéo
D. Phản xạ gân
-
Câu 36:
Câu nào sau đây đúng với xung động từ nhân tiền đình xuống sừng trước tủy sống?
A. Tăng trương lực cơ
B. Giảm trương lực cơ
C. Điều hòa trương lực cơ
D. Có liên quan đến tiểu não
-
Câu 37:
Phản xạ nào sau đây là đặc trưng của phản xạ tiền đình?
A. Phản xạ chỉnh thế
B. Phản xạ rung giật nhãn cầu
C. Phản xạ thực vật liên quan đến tiền đình
D. Phản xạ định hướng trong không gian
-
Câu 38:
Cảm giác say tàu xe là do:
A. Hệ thống tiền đình bị kích thích quá mức
B. Hệ thống tiền đình bị ức chế quá mức
C. Thường xảy ra khi bị viêm nhiễm mạn tính sợi thần kinh tiền đình hoặc viêm tai giữa, rối loạn điện giải
D. Phản xạ thực vật quá mức mức gây nôn, giảm huyết áp
-
Câu 39:
Khi tổn thương, đồi thị sẽ có các rối loạn sau, ngoại trừ:
A. Mất cảm giác
B. Loạn cảm giác
C. Run
D. Liệt vận động tùy ý
-
Câu 40:
Đặc điểm vùng dưới đồi:
A. Là một phần của gian não
B. Có 2 loại noron: Noron bài tiết Hormon và noron bài tiết chất trung gian hóa học
C. Vừa có chức năng thần kinh vừa có chức năng nội tiết
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 41:
Vùng dưới đồi liên quan đến, ngoại trừ:
A. Việc ăn uống
B. Nhận thức không ý thức
C. Điều hòa lượng nước trong cơ thể
D. Điều hòa tuần hoàn
-
Câu 42:
Vùng dưới đồi mang các trung tâm phản xạ sau, ngoại trừ:
A. Trung tâm các phản xạ có điều kiện
B. Trung tâm điều nhiệt
C. Trung tâm phản xạ thực vật
D. Trung tâm no, khát
-
Câu 43:
Câu nào sau đây không đúng đối với chức năng điều hòa hoạt động thần kinh thực vật của vùng dưới đồi?
A. Điều hòa tuần hoàn
B. Điều hòa thân nhiệt
C. Điều hòa thân nhiệt
D. Điều hòa phản xạ giữ thăng bằng
-
Câu 44:
Câu nào sau đây đúng với trung khu đói?
A. Các tế bào của trung khu đói đối với các thụ thể của glucose
B. Không hoạt động khi ăn bình thường
C. Nằm ở hành não
D. Bị kích thích bởi trung khu no
-
Câu 45:
Tiểu não chi phối các phản xả có đặc điểm:
A. Chi phối cùng bên
B. Trực tiếp chi phối các vận động có ý thức và không có ý thức
C. Không ảnh hưởng lên thần kinh thực vật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 46:
Cơ chế điện học trong sự tạo thành sóng nhọn của tế bào cơ trơn chủ yếu do ion:
A. K+
B. Na+
C. Ca++
D. Cl-
-
Câu 47:
Tiểu não có vai trò:
A. Tạo ra tất cả các dạng vận động cùng bên
B. Tạo ra tất cả các dạng vận động đối bên
C. Kiểm soát và điều chỉnh trương lực cơ cùng bê
D. Kiểm soát và điều chỉnh trương lực cơ đối bên
-
Câu 48:
Chức năng của tiểu não gồm:
A. Giữ thăng bằng, trung tâm vận động và điều hòa trương lực cơ
B. Giữ thăng bằng, điều hòa trương lực cơ, phối hợp động tác tùy ý
C. Giữ thăng bằng, điều hòa phối hợp động tác tùy ý và không tùy ý, điều hòa trương lực cơ
D. Giữ thăng bằng, làm tăng trương lực cơ, điều hòa phối hợp động tác tùy ý và không tùy ý
-
Câu 49:
Các yếu tố gây khử cực màng tế bào cơ trơn ống tiêu hóa, ngoại trừ:
A. Căng thành ống tiêu hóa
B. Acetyl cholin
C. Kích thích hệ giao cảm
D. Hormon tiêu hóa
-
Câu 50:
Các yếu tố gây tăng cực (ưu phân cực) màng tế bào cơ trơn ống tiêu hóa:
A. Căng thành ống tiêu hóa
B. Acetyl cholin
C. Norepinephrine
D. Hormon tiêu hóa