2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ sở sinh lý giải thích viêm tụy cấp sau bữa ăn thịnh soạn:
A. Do vị trấp quá acid tràn vào ống dẫn tụy phá hủy mô tụy
B. Do uống kèm nhiều rượu mạnh trong bữa ăn
C. Do dịch tụy bài tiết quá nhiều vào tá tràng và trào ngược vào ống dẫn tụy phá hủy mô tụy
D. Do men tiêu hóa được tiết quá nhiều và tự hoạt hóa trong ống tụy phá hủy mô tụy
-
Câu 2:
Enzym nào sau đây không được bài tiết bởi tuyến tụy ngoại tiết:
A. Chymotrypsinogen
B. Amylase
C. Aminopeptidase
D. Lipase
-
Câu 3:
Yếu tố nào sau đây kích thích bài tiết kiềm loãng trong dịch tụy?
A. Secretin
B. Gastrin
C. Pancreozymin
D. Cholecystokinin
-
Câu 4:
Chất nào sau đây tham gia điều hòa bài tiết enzym tụy:
A. Acetylcholin
B. Gastrin
C. Secretin
D. Histamin
-
Câu 5:
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng lên sự bài tiết của dịch tụy?
A. Gastrin
B. Cholestokinin
C. Molitin
D. Acetylcholin
-
Câu 6:
Thần kinh phó giao cảm kích thích bài tiết enzyme vào dịch tụy bắt đầu từ:
A. Giai đoạn tâm linh
B. Giai đoạn ruột
C. Giai đoạn dạ dày
D. Giữa các bữa ăn
-
Câu 7:
Secretin và CCK tác động lên sự bài tiết dịch tiêu hóa ở giai đoạn:
A. Giai đoạn tâm linh
B. Giai đoạn ruột
C. Giai đoạn dạ dày
D. Giữa các bữa ăn
-
Câu 8:
Sau khi cắt tụy ngọai tiết hoàn toàn thì:
A. Tiêu hóa glucid xảy ra bình thường
B. Tiêu hóa lipid xảy ra bình thường
C. Tiêu hóa protid xảy ra bình thường
D. Hấp thu các acid amin tan trong dầu giảm
-
Câu 9:
Trong quá trình đáp ứng miễn dịch:
A. Các đại thực bào có vai trò đặc biệt trong việc khởi động quá trình miễn dịch
B. Bạch cầu lympho B có chức năng miễn dịch tế bào
C. Các cytokin do lympho B tiết ra sẽ “khuếch đại” tác dụng phá hủy kháng nguyên lên nhiều lần
D. Bạch cầu lympho T có chức năng miễn dịch dịch thể
-
Câu 10:
Dịch tiêu hóa nào sau đây có pH kiềm nhất?
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Dịch vị
D. Dịch mật
-
Câu 11:
Hormon nào sau đây kích thích tuyến tụy bài tiết lượng lớn bicarbonat?
A. Acetyl cholin
B. Cholecystokinin
C. Secretin
D. Somatostain
-
Câu 12:
Nhóm yếu tố sau đây có liên quan trong điều hòa bài tiết bicarbonat của tụy:
A. Tính acid cao, cholecystokinin, nang tuyến
B. Tính acid cao, secretin, tế bào ống tuyến
C. Mỡ - sản phẩm tiêu hóa protein – cholesterokin, nang tuyến
D. Mỡ- sản phẩm tiêu hóa protein – secretin, nang tuyến
-
Câu 13:
Câu nào sau đây đúng với secretin?
A. Là một enzyme của tá tràng
B. Làm tăng sự bài tiết của tế bào thành
C. Kích thích tụy bài tiết ion bicarbonat
D. Là hormon của tuyến tụy
-
Câu 14:
Tất cả các câu sau đây đều đúng với cholecystokinin, ngoại trừ:
A. Được phóng thích khi mỡ kích thích niêm mạc ruột non
B. Tăng sự bài tiết men của tụy
C. Gây co cơ trơn túi mật
D. Làm co cơ vòng Oddi
-
Câu 15:
Đặc điểm của tiểu cầu, ngoại trừ:
A. Được sản xuất trong tủy xương
B. Mảnh tế bào nhỏ, hình dáng không nhất định
C. Tế bào có nhân
D. . Đường kính từ 2-4 micromet
-
Câu 16:
Yếu tố nào sau đây kích thích bài tiết men từ nang tụy?
A. Tính acid cao
B. Ăn nhiều lipid
C. Vị trấp chứa nhiều lipid, sản phẩm tiêu hóa protein
D. Tất cả đúng
-
Câu 17:
Điều hòa bài tiết của tụy, chọn câu sai?
A. Cholecystokinin (CCK) kích thích tế bào nang tuyến tiết men tiêu hóa
B. Secretin kích thích tế bào ống tuyến bài tiết bicarbonat
C. Thành phần của dịch tụy được quyết định bởi thành phần vị trấp xuống tá tràng
D. Tất cả câu sai
-
Câu 18:
Sự phân bố của tiểu câu bình thường ở ngoại biên là:
A. 2/3 ở máu ngoại biên, 1/3 ở lách
B. 1/3 ở máu ngoại biên, 2/3 ở lách
C. 3/4 ở máu ngoại biên, 1/4 ở lách
D. 1/4 ở máu ngoại biên, 3/4 ở lách
-
Câu 19:
Đời sống của tiểu cầu trong máu ngoại biên là:
A. 4 – 5 ngày
B. 5 – 8 ngày
C. 8 – 12 ngày
D. 100 – 120 ngày
-
Câu 20:
Khi nói về cơ chế bài tiết \(HCO_3^ - \) ở tụy, chọn câu sai?
A. \(HCO_3^ -\) và H+ được tạo ra do sự phân ly H2CO3
B. \(HCO_3^ -\) được chuyên chở thụ động vào lòng ống bài xuấ
C. H+ được trao đổi với Na+ ở mặt tiếp xúc với mạch máu
D. Na+ đi vào tế bào, khuếch tán vào lòng ống
-
Câu 21:
Các câu sau đây đều đúng với sự bài tiết của tuyến tụy ngoại tiết, ngoại trừ:
A. Dịch giàu bicarbonate được bài tiết bởi tế bào biểu mô ống dẫn dưới tác dụng của secretin
B. Epinephrine kích thích sự bài tiết bicarbonate
C. Men được bài tiết bởi tế bào nang tuyến dưới tác dụng của cholecystokinin
D. Dịch tụy đã được bài tiết trước khi thức ăn vào đến ruột
-
Câu 22:
Dịch tuỵ: Chọn câu sai?
A. Cholekystokinin làm tăng men tiêu hoá trong dịch tuỵ
B. Đặc điểm của dịch tuỵ được quyết định bởi thành phần thức ăn trong vị trấp từ dạ dày xuống
C. Có tác dụng tạo môi trường kiềm ở ruột
D. Chứa nhiều men tiêu hóa khi kích thích do secretin
-
Câu 23:
Câu nào sau đây không đúng với mật?
A. Chứa muối mật và sắc tố mật
B. Có tác dụng nhũ tương hóa lipid
C. Được dự trữ tại túi mật
D. Muối mật được tạo ra từ hemoglobin
-
Câu 24:
Câu nào sau đây không đúng với mật?
A. Tạo ra tại gan
B. Chứa muối mật và sắc tố mật
C. Được thải hoàn toàn ra ngoài
D. Có tác dụng nhũ tương hóa lipid
-
Câu 25:
Muối mật có tác dụng quan trọng trong việc hấp thu:
A. Protid
B. Glucid
C. Lipid
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Tiểu cầu trong máu được đổi mới hoàn toàn trong thời gian:
A. 4 ngày
B. 6 ngày
C. 8 ngày
D. 10 ngày
-
Câu 27:
Tác dụng của muối mật:
A. Nhũ tương hóa để làm tăng tác dụng của lipase dịch vị
B. Giúp hấp thu glyceron
C. Giúp hấp thu các vitamin nhóm B
D. Giúp hấp thu triglycerid
-
Câu 28:
Tác dụng của muối mật, ngoại trừ:
A. Làm giảm sức căng bề mặt của hạt mỡ
B. Nhũ tương hóa lipid
C. Giúp vận chuyển và hấp thu lipid trong ruột
D. Phân giải các chất có thành phần lipid
-
Câu 29:
Chất nào sau đây kích thích tế bào gan sản xuất muối mật:
A. Acetylcholin
B. Gastrin
C. Prostaglandin E2
D. Secretin
-
Câu 30:
Thành phần trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa:
A. Sắc tố mật
B. Muối mật
C. Acid mật
D. Acid taurocholic
-
Câu 31:
Thành phần trong mật tạo nên triệu chứng vàng da khi tắt mật:
A. Muối mật
B. Điện giải
C. Bilirubin
D. Nước
-
Câu 32:
Một bệnh nhân sau phẫu thuật cắt lách có số lượng huyết cầu thay đổi thế nào?
A. Hồng cầu tăng, tiểu cầu giảm
B. Hồng cầu và tiểu cầu đều tăng
C. Hồng cầu và tiểu cầu đều giảm
D. Hồng cầu giảm, tiểu cầu tăng
-
Câu 33:
Tắt ống mật chủ hoàn toàn, chọn câu sai?
A. Tiêu hóa lipid giảm
B. Hấp thu lipid giảm
C. Hấp thu các vitamin A, D, E, K giảm
D. Hấp thu vitamin B12 giảm
-
Câu 34:
Quá trình bài tiết mật được điều hòa bởi:
A. Secretin
B. Gastrin
C. Pancreozymin
D. Cholecystokinin
-
Câu 35:
Điều hòa dịch tụy và mật, chọn câu sai?
A. Secretin kích thích tế bào ống tuyến tụy bài tiết bicarbonat
B. CCK kích thích tế bào nang tuyến tụy bài tiết men tiêu hóa
C. CCK kích thích túi mật co bóp và bài tiết mật
D. Tất cả đều sai
-
Câu 36:
Yếu tố nào sau đây không làm tăng lượng mật xuống tá tràng?
A. Dây thần kinh X
B. Cholestokinin
C. Secretin
D. Tùy thuộc lượng mật được hấp thu
-
Câu 37:
Điều kiện cần thiết để các chất tham gia quá trình cầm máu được vận chuyển đến nơi cần thiết là:
A. Khả năng kết dính tiểu cầuKhả năng hấp phụ và vận chuyển các chất
B. Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất
C. Khả năng ngưng tập
D. Khả năng thay đổi hình dạng và kích thích các chất
-
Câu 38:
Chất nào sau đây kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột:
A. Secretin
B. Gastrin
C. Pancreozymin
D. Thần kinh giao cảm
-
Câu 39:
Dịch tiêu hóa nào sau đây có hệ enzym tiêu hóa glucid phong phú nhất?
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Dịch mật
D. Dịch ruột non
-
Câu 40:
Dịch tiêu hóa nào sau đây có khả năng thủy phân tất cả tinh bột trong thức ăn:
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Dịch ruột non
D. Cả b và c
-
Câu 41:
Các enzyme tiêu hóa đường có trong thành phần dịch ruột, ngoại trừ:
A. Sucrase
B. Maltase
C. Amylase
D. Lactase
-
Câu 42:
Một số bệnh nhân tiêu chảy do uống các loại sữa thông thường do thiếu men:
A. Maltase
B. Amylase
C. Sucrase
D. Lactase
-
Câu 43:
Thành phần nào sau đây của tiểu cầu đóng vai trò hấp thu các yếu tố đông máu để vận chuyển đến nơi cần thiết?
A. Vùng sol-gel dưới màng
B. Vùng ngoại vi
C. Vùng tiểu thể
D. Hệ thống liên kết màng
-
Câu 44:
Chất nhầy của dịch ruột được bài tiết từ, ngoại trừ:
A. Các tuyến Brunner
B. Các tế bào nhầy
C. Các hang Lieberkuhn
D. Tế bào biểu mô nhung mao
-
Câu 45:
Yếu tố kích thích bài tiết chất nhầy từ tuyến Brunner, ngoại trừ:
A. Kích thích dây X
B. Secretin
C. Kích thích giao cảm
D. Có kích thích đụng chạm hay kích thích khó chịu phía trên
-
Câu 46:
Yếu tố quan trọng nhất trong điều hòa bài tiết ở dịch ruột?
A. Thần kinh ruột
B. Thần kinh phó giao cảm
C. Secretin
D. Cholecystokinin (CCK)
-
Câu 47:
Phần ống tiêu hóa hấp thu nhiều nước nhất?
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Tá tràng
D. Ruột non
-
Câu 48:
Hấp thu nước ở ruột non theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển tích cực thứ cấp
C. Khuếch tán dễ dàng
D. Kéo theo chất hòa tan
-
Câu 49:
Sự hoạt hóa tiểu cầu được đánh dấu bởi đặc tính:
A. Hấp phụ
B. Ngưng tập
C. Kết dính
D. Thay đổi hình dạng và phóng thích
-
Câu 50:
Quá trình hấp thu ở ruột non xảy ra rất mạnh, vì những lý do sau đây, ngoại trừ:
A. Ruột non dài, diện tích tiếp xúc lớn
B. Niêm mạc ruột non cò nhiều nhung mao và vi nhung mao
C. Tế bào niêm mạc ruột non cho chất khuếch tán qua dễ dàng
D. Tất cả thức ăn ở ruột non đều được phân giải thành dạng có thể hấp thu