2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hoàng thể:
A. Được hình thành sau khi rụng trứng
B. Được duy trì trong thời gian mang thai nhờ hormon FSH
C. Bị thoái biến nếu có thụ tinh
D. Bị thoái biến dưới tác dụng của prolactin
-
Câu 2:
Sau khi có thai hoàng thể phát triển tối đa vào:
A. Ngày 14
B. Tháng 3
C. Tháng 4
D. Chuyển dạ
-
Câu 3:
So với nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, nội mạc tử cung ở nửa sau có:
A. Kích thước dày hơn
B. Các động mạch xoắn hơn
C. Các tuyến thẳng hơn
D. Bài tiết dịch hơn
-
Câu 4:
So với nửa đầu chu kì kinh nguyệt, kinh nguyệt tử cung ở nửa sau có:
A. Chiều dày mỏng hơn
B. Co bóp mạnh hơn
C. Các động mạch thẳng hơn
D. Các tuyến cong queo hơn
-
Câu 5:
So với nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể ở nửa đầu chu kỳ có:
A. Thân nhiệt cao hơn
B. Niêm dịch cổ tử cung quánh hơn
C. Các tuyến niêm mạc tử cung thẳng hơn
D. Thuỳ tuyến có phát triển hơn
-
Câu 6:
Niêm mạc tử cung dày nhất ở ngày nào?
A. Ngày 12 – 16
B. Ngày 14
C. Ngày 21 – 22
D. Ngày 28
-
Câu 7:
Nội mạc tử cung dày 5-6mm, các tuyến bài tiết “sữa tử cung”, động mạch xoắn cho thấy tử cung đang ở điểm:
A. Hành kinh
B. Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt
C. Phóng noãn
D. Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
-
Câu 8:
Dưới tác dụng của estrogen, niêm dịch cổ tử cung loãng hơn có ý nghĩa:
A. Giúp cho tinh trùng di chuyển dễ dàng
B. Nuôi dưỡng tinh trùng
C. Đào thải các chất lạ xâm nhập
D. Kích thích tử cung co bóp
-
Câu 9:
Chọn câu sai trong những đáp án dưới đây:
A. Niêm mạc tử cung mỏng nhất vào thời kỳ hành kinh
B. Khi đạt đến đỉnh LH/FSH = 1/3 thì nang trứng chín
C. LH có tác dụng kích thích nang trứng tiết ra progesteron thúc đẩy sự phóng noãn
D. Sau khi phóng noãn, niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục dày lên
-
Câu 10:
Niêm mạc tử cung lớp chức năng bắt đầu bị thoái hóa vào thời điểm:
A. Hành kinh
B. Phóng noãn
C. 5 – 6 ngày sau phóng noãn
D. Cuối chu kỳ kinh nguyệt
-
Câu 11:
Niêm mạc tử cung lớp chức năng bị thoái hóa thật sự vào thời điểm:
A. Ngày 21-22 của chu kỳ kinh nguyệt
B. Phóng noãn
C. Hành kinh
D. Cuối chu kỳ kinh nguyệt
-
Câu 12:
Niêm mạc tử cung lớp chức năng bị thoái hóa bắt đầu từ:
A. Ngừng tiết dịch “sữa tử cung”
B. Co mạch ở giữa lớp nền và lớp chức năng
C. Tróc các tế bào biểu mô lát tầng
D. Co mạch giữa giữa các lớp chức năng
-
Câu 13:
Trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ hành kinh kéo dài:
A. Từ ngày 1-5
B. Từ ngày 14-28
C. Từ ngày 12-16
D. Từ ngày 5-14
-
Câu 14:
Ở nữ, nồng độ các hormon sinh dục và hướng sinh dục thấp nhất vào thời điểm:
A. Hành kinh
B. Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt
C. Lúc phóng noãn
D. Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
-
Câu 15:
Trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn hành kinh là giai đoạn:
A. Mở đầu những thay đổi ở niêm mạc tử cung
B. Kết thúc những biến đổi ở niêm mạc tử cung
C. Đánh dấu sự rụng trứng
D. Đánh dấu sự hình thành hoàng thể
-
Câu 16:
Chọn câu sai về tính chất của máu kinh nguyệt:
A. Khoảng 30-80ml/lần hành kinh
B. Chủ yếu là máu tĩnh mạch
C. Màu đỏ sẫm, không đông
D. Lẫn nhiều tạp chất
-
Câu 17:
Máu kinh nguyệt có các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Có lẫn nhiều tạp khuẩn
B. Màu đỏ sẫm, đông lại sau 5-7 phút
C. Chủ yếu là máu động mạch
D. Khoảng 30-80ml/phút từ ngày 1-5 trong chu kỳ kinh nguyệt
-
Câu 18:
Các hormon sinh dục có bản chất là:
A. Acid amin
B. Peptid
C. Steroid
D. Acid béo
-
Câu 19:
Nguồn gốc của estrogen:
A. Tủy thượng thận
B. Quá trình thơm hóa ở ngoại vi từ pregnandiol
C. Thùy trước tuyến yên
D. Vỏ thượng thận
-
Câu 20:
Nguồn gốc của estrogen, ngoại trừ:
A. Hoàng thể
B. Nhau thai
C. Các tế bào hạt lớp áo trong của nang trứng
D. Tất cả sai
-
Câu 21:
Estrogen có chung nguồn gốc tổng hợp với:
A. Aldosteron
B. Catecholamin
C. Glucagon
D. LH
-
Câu 22:
Nguồn gốc của estrogen được tổng hợp từ:
A. Cholesterol và acetyl CoA
B. Cholesterol và prostaglandin
C. Androgen và cholesterol
D. Androgen và prostaglandin
-
Câu 23:
Dạng estrogen chính lưu hành trong máu:
A. Estron
B. 17-β Estradiol
C. Estriol
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Hiệu lực tác dụng của β-estradiol mạnh hơn estron gấp:
A. 3 lần
B. 12 lần
C. 24 lần
D. 80 lần
-
Câu 25:
Tác dụng của estrogen, ngoại trừ:
A. Làm tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử cung bài tiết dịch trong, dai và loãng
B. Làm chất nhầy cổ tử cung khi kéo lam, để khô sẽ có hình ảnh “cây dương xỉ”
C. Làm giảm co bóp nội mạc tử cung
D. Phát triển hệ thống ống tuyến và mô đệm ở tuyến vú
-
Câu 26:
Estrogen có các tác dụng sau, ngoại trừ:
A. Làm phát triển cơ tử cung
B. Tăng hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung vòi trứng
C. Làm xương chậu phát triển thành hình ống
D. Tăng lắng đọng mỡ dưới da, giảm cholesterol máu
-
Câu 27:
Estrogen có tác dụng sau, ngoại trừ:
A. Tăng hoạt động các tế bào lông rung ở vòi trứng
B. Phát triển các thùy và các tuyến sữa ở tuyến vú
C. Làm tăng tổng hợp protein ở tử cung, tuyến vú và xương
D. Tăng hoạt động xương, phát triển khung chậu theo chiều ngang
-
Câu 28:
Câu nào sau đây đúng với estrogen?
A. Kích thích sự phát triển và bài tiết của tuyến niêm mạc tử cung
B. Làm cốt hóa sụn đầu xương
C. Tăng bài tiết Na+ và nước ở các ống thận
D. Tăng hoạt động của các hủy cốt bào
-
Câu 29:
Tác dụng của estrogen trên âm đạo:
A. Sừng hoá biểu mô và bài tiết dịch base bảo vệ tinh trùng
B. Ngăn sừng hoá biểu mô chống ung thư và bài tiết dịch ưa base
C. Sừng hoá biểu mô và bài tiết dịch acid chống đỡ với chấn thương và nhiễm trùng
D. Ngăn sừng hoá biểu mô và bài tiết dịch acid bảo vệ đường sinh dục
-
Câu 30:
Các đặc tính sinh dục nữ thứ phát được hình thành do tác dụng của hormon:
A. Estrogen
B. Progesterone
C. Aldosterone
D. Androgen
-
Câu 31:
Cơ chế feedback dương trong điều hòa bài tiết estrogen xảy ra vào thời điểm:
A. Hành kinh
B. Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt
C. Giữa chu kỳ kinh nguyệt
D. Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
-
Câu 32:
Progesteron được bài tiết từ, ngoại trừ:
A. Tế bào hạt nang trứng
B. Hoàng thể
C. Tuyến vỏ thượng thận
D. Quá trình thơm hóa ở ngoại vi
-
Câu 33:
Progesteron có tác dụng:
A. Làm giảm cholesterol máu
B. Làm tăng hoạt động của các tế bào tạo xương
C. Làm thành âm đạo dày và tiết dịch có tính acid
D. Làm tăng thân nhiệt lên 0,3 – 0,5oC
-
Câu 34:
Progesterone có các tác dụng sau, ngoại trừ:
A. Làm giảm co bóp tử cung
B. Làm tăng bài tiết dịch có chứa chất dinh dưỡng ở vòi trứng
C. Làm phát triển thùy và nang tuyến vú
D. Làm giảm thân nhiệt 0,3-0,5oC
-
Câu 35:
Tác dụng của progesteron, ngoại trừ:
A. Tăng kích thước cơ tử cung
B. Giảm co bóp tử cung
C. Tăng thân nhiệt
D. Phát triển thuỳ và nang tuyến vú
-
Câu 36:
Câu nào sau đây đúng với progesterone?
A. Làm chất nhầy cổ tử cung loãng, tinh trùng dễ di chuyển
B. Làm niêm mạc ống dẫn trứng tiết các chất dinh dưỡng để nuôi trứng
C. Làm phát triển các ống dẫn của tuyến sữa
D. Được tổng hợp từ pregnandiol
-
Câu 37:
Chọn câu sai về progessteron:
A. Chủ yếu làm dày niêm mạc tử cung ở giai đoạn hoàng thể
B. Làm tăng co bóp cơ tử cung
C. Làm phát triển thùy và nang tuyến vú
D. Làm tăng tái hấp thu muối nước ở ống lượn xa
-
Câu 38:
Progessteron có tác dụng:
A. Làm dày niêm mạc tử cung chậm hơn tốc độ dài động mạch nuôi
B. Làm cho các tế bào biểu mô niêm mạc cổ tử cung tiết dịch trong, dai, loãng
C. Làm giảm thân nhiệt cơ thể lên khoảng 0,3 – 0,5oC
D. Làm tăng hoạt động các lớp tế bào có lông niêm mạc vòi trứng
-
Câu 39:
Nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén thân nhiệt cũng như chuyển hóa cơ sở đều tăng chủ yếu là do tăng hormon:
A. estrogen
B. FSH
C. LH
D. progessteron
-
Câu 40:
Progessteron có vai trò quan trọng trong thời kỳ mang tai. Tất cả các hoạt động sau cần có progessterone, ngoại trừ:
A. Kích thích co thắt tử cung
B. Phát triển thùy và nang tuyến vú
C. Phát triển niêm mạc tử cung
D. Làm niêm mạc vòi trứng tiết chất dinh dưỡng
-
Câu 41:
Nồng độ LH trong huyết tương của người phụ nữ cao nhất vào thời điểm:
A. Trước khi rụng trứng
B. Sau khi rụng trứng
C. Trước khi hành kinh
D. Sau khi hành kinh
-
Câu 42:
Trong sơ đồ sau trứng rụng vào thời điểm:
A. a
B. b
C. c
D. d
-
Câu 43:
Đường biểu diễn nào mô tả sự thay đổi nồng độ estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt?
A. a
B. b
C. c
D. d
-
Câu 44:
Biểu đồ nồng độ hormon sau đây trong chu kỳ kinh nguyệt có hai đỉnh
A. FSH
B. LH
C. Estrogen
D. Progesteron
-
Câu 45:
Số liệu nào sau đây sai:
A. β-estrogen mạnh hơn estron 12 lần
B. Tỷ lệ FSH/LH trong phóng noãn là 1/3
C. HCG xuất hiện trong máu vào ngày thứ 8-9 của thai kỳ
D. Trong giai đoạn hoàng thể, nồng độ LH > FSH
-
Câu 46:
Nói về thời kỳ dậy thì:
A. Buồng trứng bắt đầu bài tiết HCG
B. Cơ chế dậy thì được giả thuyết là do sự chín của hệ viền
C. Bắt đầu phát triển chiều cao và trọng lượng
D. Dậy thì thật sự được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên
-
Câu 47:
Chọn câu sai. Lần có kinh đầu tiên của các bé gái:
A. Đang có xu hướng xuất hiện càng sớm
B. Đánh dấu bắt đầu giai đoạn dậy thì
C. Thường rơi vào khoảng 13 – 14 tuổi
D. Đánh dấu hoàn thành giai đoạn dậy thì
-
Câu 48:
Thời điểm bắt đầu dậy thì ở nam là khi thể tích dịch tinh hoàn:
A. > 2ml
B. > 3ml
C. > 4ml
D. > 5ml
-
Câu 49:
Thời kỳ mãn kinh:
A. Các cơ quan sinh dục teo nhỏ, thoái hoá
B. Tăng nguy cơ bệnh lý đường sinh dục
C. Các chức năng khác của cơ thể cũng suy giảm
D. Các tuyến nội tiết tăng bài tiết hormon
-
Câu 50:
Tuổi mãn kinh của người phụ nữ thường được dao động trong khoảng:
A. 40-45 tuổi
B. 45-55 tuổi
C. 55-60 tuổi
D. Trên 60 tuổi