2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều hòa khi tăng nồng độ thẩm thấu của ngăn ngoại bào:
A. Ức chế hậu yên tiết ADH
B. Thận giảm tái hấp thu nước
C. Kích thích trung khu khát
D. Tất cả đúng
-
Câu 2:
Nồng độ thẩm thấu của dịch cơ thể người bình thường nặng 50kg mất 6 lít nước do bệnh lý:
A. 285 mosmol/l
B. 350 mosmol/l
C. 325 mosmol/l
D. 356 mosmol/l
-
Câu 3:
Các hệ thống đệm chính trong hoạt động điều hòa thăng bằng toan kiềm:
A. hệ đệm bicarbonat
B. hệ đệm phosphat
C. hệ đệm hemoglobinat/hemoglobin
D. tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Toan kiềm của cơ thể, CHỌN CÂU SAI?
A. Cơ thể luôn đứng trước mối nguy cơ nhiễm toan sinh học
B. \(\mathop {PaCO}\nolimits_2 \) được điều chỉnh chủ yếu qua đường hô hấp
C. Thận bổ sung lượng \(HCO_3^ -\) trong cơ thể bằng cách hoán đổi 1H+ để lấy 1Na+ và 1\(\mathop {HCO}\nolimits_3\)
D. Tất cả sai
-
Câu 5:
Hai phương pháp giúp thận tham gia điều hòa toan kiềm của cơ thể:
A. Bài tiết H+ hoán đổi với Na+ hấp thu
B. Một H+ bài tiết và 1 \(HCO_3^ -\)được hấp thu
C. Tái hấp thu \(HCO_3^ - \) được lọc và bổ sung \(HCO_3^ -\) mới
D. Bài tiết H+ kèm theo bài tiết \(\mathop {NH}\nolimits_3 \)
-
Câu 6:
Nhóm thuốc nào sau đây có thể dẫn đến nhiễm toan?
A. Thuốc ức chế men chuyển CA (carbonic anhydrase)
B. Thuốc ức chế chuyên chở bộ ba Na+ , K+ , 2Cl-ở nhánh lên của quai Henle
C. Thuốc ức chế Aldosteron
D. Thuốc ức chế tái hấp thu Na+ ở đỉnh quai Henle
-
Câu 7:
Yếu tố tham gia điều hòa chất khí trong dịch cơ thể:
A. các thụ cảm quan ngoại vi và trung ương
B. tác động thông qua ion H+
C. làm thay đổi hoạt động thông khí ở phối
D. tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Chọn tập hợp đúng: Khi bệnh nhân ăn nhạt liên tục trong nhiều tháng, kết quả là: 1. Ống lượn gần vẫn tái hấp thu lượng Na+ được lọc 2. K+ máu tăng 3. Ống lượn xa và ống góp tăng tái hấp thu Na+ 4. Bệnh nhân bị nhiễm toan
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 9:
Hormon bao gồm những khái niệm sau, Ngoại trừ:
A. Là một chất trung gian hóa học do tuyến nội tiết bài tiết, được phân phối bởi dòng máu
B. Là một chất trung gian hóa học do bất cứ một cơ quan nào tiết ra, được phân phối bởi dòng máu
C. Là một chất trung gian hóa học do các tế bào tiết ra , được phân phối bởi dịch gian bào
D. Là một chất trung gian hóa học do các cơ quan bài tiết ra, được phân phối bởi 1 đường ống
-
Câu 10:
Điểm giống nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:
A. Có cấu trúc nang
B. Hormone sinh ra tiết thẳng vào máu
C. Có ống dẫn hormone
D. Cấu tạo từ các tế bào tuyến
-
Câu 11:
Điểm khác biệt cơ bản trong quan điểm về cũ và mới về hoạt chất sinh học là:
A. Nguồn gốc
B. Bản chất
C. Đích tác động
D. Phương tiện di chuyển
-
Câu 12:
Tính chất nào sau đây không đúng với quan niệm mới về hoạt chất sinh học?
A. Do tuyến nội tiết bài tiết
B. Phân phối bởi dòng máu
C. Tác dụng sinh học trên mô dịch
D. Là chất trung gian hóa học
-
Câu 13:
Đặc điểm của hormone địa phương, ngoại trừ:
A. Sau khi tạo ra lưu thông trong máu
B. Tác dụng sinh học trên mô đích lân cận hoặc chính nó
C. Bản chất là chất trung gian hóa học
D. Do một nhóm tế bào tiết ra có thể thuộc tuyến nội tiết hoặc không
-
Câu 14:
Hormone mà tất cả các tế bào trong cơ thể là mô đích:
A. T3-T4
B. GH
C. Somastostatin
D. ACTH
-
Câu 15:
Các hormone sau có mô đích là tất cả hoặc hầu như tất cả tế bào trong cơ thể:
A. GH và T3-T4
B. TSH và ACTH
C. ADH và oxytocin
D. Calcitonin và PTH
-
Câu 16:
Receptor, chọn phát biểu sai:
A. Bản chất là protein
B. Số lượng thay đổi theo thời điểm
C. Có tính đặc hiệu chuyên biệt với từng hormone trừ T3-T4 và somastomedin
D. Không liên quan đến đáp ứng sinh lý
-
Câu 17:
Vị trí của receptor trên tế bào:
A. Trong nhân
B. Trong bào tương
C. Trên màng tế bào
D. Một trong ba vị trí trên
-
Câu 18:
Câu nào sau đây không đúng?
A. Hormon thường gắn với thụ thể ở tế bào đích
B. Mỗi thụ thể thường gắn với nhiều hormon
C. Thụ thể có thể nằm ở trên , trong màng tế bào hoặc trong nhân
D. Thụ thể đặc hiệu cho mỗi loại hormon
-
Câu 19:
Hormone tan trong nước có đặc điểm, ngoại trừ:
A. Receptor trên màng
B. Di chuyển tự do trong máu
C. Tác động theo cơ chế chất truyền tin thứ hai
D. Gây đáp ứng sinh lý chậm
-
Câu 20:
Hormon tan trong lipid có đặc điểm:
A. Được tổng hợp sẳn
B. Bài tiết nhanh
C. Vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp
D. Tác dụng nhanh và ngắn
-
Câu 21:
Hormon trọng lượng phân tử lớn, không hòa tan trong lipid, hoạt động theo cơ chế:
A. Hoạt hóa Adenylcyclase ở màng tế bào và làm tăng AMP vòng
B. Hoạt hóa với hệ gene trong nhân tế bào đích
C. Điều khiển ngược
D. Gắn với Recepteur trong tế bào đích
-
Câu 22:
Hormone nào sau đây có receptor nằm trong nhân tế bào?
A. Catecholamin
B. Hormone peptide
C. Hormone Steroid
D. T3, T4
-
Câu 23:
Các hormone peptide:
A. Các hormone được tạo thành dạng tiền chất dự trữ ở bộ máy golgi
B. Các hormone được tạo thành dạng hoạt động dự trữ ở bộ máy golgi
C. Các hormone được tạo thành dạng tiền chất dự trữ ở mạng lưới nội chất hạt
D. Các hormone được tạo thành dạng tiền chất hoạt động ở mạng lưới nội chất hạt
-
Câu 24:
Các hormone steroid:
A. Các hormone được tạo thành chủ yếu ở dạng tiền chất dự trữ ở các tế bào chết tết
B. Các hormone được tạo thành chủ yếu ở dạng hoạt động dự trữ ở các tế bào chế tiết
C. Các hormone được tạo thành chủ yếu ở dạng tiền chất dự trữ ở mạng lưới nội chất hạt
D. Các hormone được tạo thành chủ yếu ở dạng tiền chất hoạt động ở mạng lưới nội chất hạt
-
Câu 25:
Hormone catecholamin:
A. Tổng hợp sẵn, bài tiết nhanh
B. Tổng hợp sẵn, bài tiết chậm
C. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết nhanh
D. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết chậm
-
Câu 26:
Hormone T3-T4:
A. Tổng hợp sẵn, bài tiết chậm
B. Tổng hợp sẵn, bài tiết nhanh
C. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết chậm
D. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết nhanh
-
Câu 27:
Nhóm các hormone steroid có chung các đặc điểm sau, Ngoại trừ :
A. Tan được trong dầu, tổng hợp từ cholesterol
B. Vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp
C. Có khả năng gây giữ muối và nước
D. Tác dụng theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai
-
Câu 28:
Các hormone steroid khi di chuyển trong máu được vận chuyển đặc hiệu bởi:
A. Globulin
B. Albumin
C. Hemoglobin
D. Cả a và b đúng
-
Câu 29:
Cơ chế tác dụng của hormone gồm:
A. Tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tổng hợp protein
B. Thông qua chất truyền tin thứ hai, gắn vào receptor đặc hiệu trên màng tế bào
C. Thông qua chất truyền tin thứ hai, thông qua hoạt hóa gen tế bào
D. Hoạt hóa hệ thống enzyme nội bào theo kiểu dây chuyển
-
Câu 30:
Đặc điểm của hormon tác dụng theo cơ chế dẫn truyền tin thứ II là:
A. Hormon tan được trong nước và có receptor nằm trong tế bào
B. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trong tế bào
C. Homon tan được trong nước và có receptor nằm trên màng tế bào
D. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trong tế bào
-
Câu 31:
Đặc điểm của hormon tác dụng theo cơ chế hoạt hóa gen:
A. Hormon tan được trong nước và có receptor nằm trong tế bào
B. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trong tế bào
C. Homon tan được trong nước và có receptor nằm trên màng tế bào
D. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trong tế bào
-
Câu 32:
Chất truyền tin thứ 2 tạo thành khi receptor trên màng gắn với:
A. Agonist
B. Antagonist
C. Ligand
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 33:
Chất truyền tin thứ 2 đóng vai trò là:
A. Hormon
B. Cơ chất
C. Enzym
D. Vitamin
-
Câu 34:
Chất nào sau đây không phải là chất truyền tin thứ II:
A. AMPc và GMPc
B. Ca++ -calmodulin
C. PIP2
D. Inositol triphosphat và diacyglycerol
-
Câu 35:
Các chất sau đây đều là chất truyền tin thứ hai:
A. AMP vòng, ion Mg++, Phospholipid
B. AMP vòng , ion Ca++, mảnh phospholipid
C. AMP vòng, ion Ca++, mảnh inositol triphosphat
D. AMP vòng, ion Ca++, mảnh phospholipid, Diacylglycerol
-
Câu 36:
AMPc gây hoạt hóa:
A. Adenylcylase
B. Phospholipid C
C. Protein kinase A
D. Protein kinase C
-
Câu 37:
Vai trò của Adenyl cyclase trong cơ chế hình thành và tác dụng của AMPc:
A. Hoạt hóa chuỗi enzyme theo kiểu dòng thác
B. Cắt đứt liên kết phosphat của ATP tạo AMP vòng
C. Cung cấp năng lượng cho phản ứng enzyme
D. Góp phần dẫn đến sự đáp ứng sinh lý
-
Câu 38:
Câu nào sau đây không đúng với cơ chế tác dụng của hormone:
A. Hoạt hóa enzyme trong tế bào
B. Hoạt hoạt enzyme trong nhân
C. AMP vòng là chất truyền tin thứ hai của hormone tuyến giáp
D. Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào
-
Câu 39:
Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai, chọn sai:
A. Để đạt đáp ứng sinh lý cần lượng lớn hormone ban đầu (hormone ngoại bào)
B. Chất truyền tin thứ hai hoạt hóa hệ enzyme nội bào theo cơ chế dòng thác
C. Receptor đặc hiệu nằm trên màng tế bào
D. Các hoạt chất sinh học tác động theo cơ chế này có đặc tính tan trong nước
-
Câu 40:
Sau khi chất truyền tin thứ hai Ca++ - Calmodulin hình thành sẽ gây:
A. Phân giải PIP2 thành IP3 và diacylglycerol
B. Hoạt hóa một hệ thống enzym trong tế bào theo kiểu dây chuyền và dòng thác
C. mở kênh Ca++ làm Ca++ từ bên ngoài đi vào bên trong tế bào
D. Hoạt hóa men phosphodiesterase
-
Câu 41:
Phát biểu đúng về phức hợp Ca2+ - Calmodulin, ngoại trừ:
A. Calmodulin có 4 vị trí gắn Ca2+, chỉ khi gắn đủ 4 vị trí thì mới thể hiện hoạt tính
B. Phức hợp Ca2+-Calmodulin linh hoạt hơn so với AMP vòng
C. Protein troponin C không có hoạt tính enzyme
D. Troponin C chủ yếu tìm thấy trong tế bào cơ vân, cơ tim
-
Câu 42:
Hormone tác dụng làm tim đập nhanh theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai. Điều trị một bệnh nhân tim đập nhanh bằng cách dùng thuốc để, chọn câu sai:
A. Ngăn hormone gắn vào receptor
B. ức chế enzyme adenyl cyclase
C. ức chế enzyme phosphoesterase
D. ức chế AMPc
-
Câu 43:
Verapamil dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc này giữ Ca2+ lại trong máu do Ca2+có vai trò hạ huyết áp, thực chất Verapamil có vai trò:
A. ức chế Ca2+-protein
B. chẹn kênh Ca2+
C. ức chế receptor trên màng
D. ức chế hệ enzyme hoạt hóa
-
Câu 44:
Tiền chất tạo nên inositol triphosphat và diacyl glycerol có nguồn gốc từ:c
A. Nhân tế bào
B. Màng tế bào
C. Bào tương
D. Thể golgi
-
Câu 45:
Hormone tác dụng thông qua cơ chế hình thành và tác dụng của IP3 và diacyl glycerol, ngoại trừ:
A. TRH
B. TSH
C. GnRH
D. ADH
-
Câu 46:
Các hormone khác nhau cùng tác động thông qua trung gian một chất truyền tin thứ hai nhưng lại gây đáp ứng chuyên biệt là nhờ:
A. Tính chất tan được trong nước hay lipid của hormone
B. Vận chuyển trong máu dạng tư do hay kết hợp của hormone
C. Vị trí khác nhau của receptor trong tế bào đích
D. Bản chất và số lượng của hệ thống enzyme trong các tế bào đích khác nhau
-
Câu 47:
Đặc điểm của hormon tác dụng theo cơ chế hoạt hóa gen:
A. Tổng hợp sẵn trong tế bào
B. Bài tiết nhanh
C. Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do
D. Tác dụng chậm nhưng kéo dài
-
Câu 48:
Chọn câu sai dưới đây?
A. Các hormone steroid được tổng hợp sẵn, bài tiết nhanh
B. Catecholamin tác động theo cơ chế theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai
C. Các hormone di chuyển trong máu coi là chất truyền tin thứ nhất
D. Các hormone steroid chỉ gây đáp ứng sinh lý bằng cách hoạt hóa hoặc ức chế gen điều hòa
-
Câu 49:
Chọn tổ hợp đúng: Các hormone có bản chất peptide : 1. Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do 2. Tổng hợp sẵn, bài tiết nhanh 3. Tác dụng theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai 4. Receptor nằm trong bào tương hoặc nhân tế bào c
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu 4 đúng
-
Câu 50:
Chọn tổ hợp đúng: ,Các phát biểu sau đây đúng: 1. T3-T4 sau khi tổng hợp được dự trữ ở dạng hoạt động sẵn sàng tiết ra 2. Histamin gây tiết HCl ở dạ dày thông qua cơ chế hoạt hóa gen tế bào 3. Protein có ái lực với Ca2+ không có hoạt tính enzyme là troponin C 4. Milrinone tác dụng lên tim gây ức chế phosphodiesterase nên đã làm tăng vận chuyển Ca2+ vào nội bào dẫn đến tăng co bóp tim
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu 4 đúng