2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
K+ bài xuất bởi thận giảm trong điều kiện:
A. Tăng dòng dịch trong ống xa
B. Tăng mức aldosteron máu tuần hoàn
C. Tăng chế độ ăn có K+
D. Giảm tái hấp thu Na+ bởi ống lượn xa
-
Câu 2:
Trong công thức bạch cầu, loại bạch cầu chiếm tỉ lệ thấp nhất là:
A. Bạch cầu trung tính
B. Bạch cầu ưa kiềm
C. Bạch cầu ưa acid
D. Bạch cầu lympho
-
Câu 3:
Bạch cầu trung tính tăng trong trường hợp:
A. Bị nhiễm độc kim loại nặng như chì
B. Mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính
C. Dùng các loại corticoid
D. Bị nhiễm ký sinh trùng
-
Câu 4:
Chọn câu sai. Sự bài tiết K+:
A. Khi tăng K+ , K+ sẽ được bài tiết chủ động ở quai Henle và ống lượn xa
B. Tốc độ bài tiết K+ phụ thuộc vào tốc độ hấp thu Na+ ở ống lượn xa và ống góp
C. Khi nồng độ K+ tăng ở ngoại bào thì aldosteron sẽ kích thích bài tiết K+ nhiều hơn
D. Sự bài tiết K+ ảnh hưởng bởi trạng thái toan kiềm
-
Câu 5:
Bạch cầu Eosinophil tăng trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Một số bệnh ngoài da
B. Nhiễm trùng cấp tính
C. Nhiễm ký sinh trùng
D. Dị ứng thuốc
-
Câu 6:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu HCO3- :
A. PaCO2 trong máu
B. Tổng lượng K+ trong cơ thể
C. Nồng độ Cl- trong huyết tương
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Bạch cầu ưa acid thay đổi trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Bị nhiễm virus
B. Bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính
C. Bị các bệnh ký sinh trùng
D. Khi dùng các loại corticoid
-
Câu 8:
Tái hấp thu HCO3- tăng trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Cường aldosteron (mineralcorticoid)
B. Tăng K+ máu
C. Tăng CO2 máu
D. Giảm lượng Cl- huyết tương
-
Câu 9:
Lympho bào giảm trong trường hợp nào sau đây:
A. Thương hàn nặng, sốt phát ban
B. Ung thư máu, nhiễm khuẩn máu
C. Nhiễm trùng cấp
D. Nhiễm đọc kim loại nặng
-
Câu 10:
Trong trường hợp viêm mạn tính, tế bào nào sau đây sẽ tăng:
A. Neutrophil
B. Basophil
C. Eosinophil
D. Monocyte
-
Câu 11:
Men carbonic anhydrase có vai trò quan trọng trong tất cả các khâu sau đây, ngoại trừ:
A. Tạo \(HCO_3^ - \)trong tế bào ống lượn gần
B. Tạo \(\mathop {CO}\nolimits_2\) trong ống lượn gần
C. Tạo \(HCO_3^ - \) trong tế bào ống lượn xa
D. Tạo ion H+ trong tế bào ống
-
Câu 12:
Trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính, loại tế bào nào sau đây sẽ tăng lên?
A. Neutrophil
B. Eosinophil
C. Basophil
D. Lymphocyte
-
Câu 13:
Để tránh tình trạng toan nước tiểu nghịch lý do thận điều chỉnh trạng thái kiềm chuyển hóa, ion nào sau đây có vai trò quan trọng?
A. \(\mathop K\nolimits^ + ,\mathop {Cl}\nolimits^ - \)
B. \(HCO_3^ - \)
C. \(\mathop {Cl}\nolimits^ - \)
D. \(\mathop {Na}\nolimits^ + \)
-
Câu 14:
Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng tế bào nào sau đây sẽ tăng:
A. Bạch cầu hạt trung tính
B. . Bạch cầu hạt ưa acid
C. Bạch cầu hạt ưa bazo
D. Đại thực bào
-
Câu 15:
Chọn tập hợp đúng: Bài tiết H+ tăng trong các trường hợp sau: 1. Uống nhiều thuốc lợi tiểu (trừ nhóm ức chế men CA) 2. Tăng dòng chảy trong ống thận. 3. Cường Aldosteron. 4. Tăng K+ máu
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 16:
Các tế bào sau đây có liên quan đến tình trạng dị ứng:
A. Neutrophil và eosinophil
B. Neutrophil và basophil
C. Eosinophil và basophil
D. Basophil và monocyte
-
Câu 17:
Yếu tố nào sau đây điều động sự bài tiết NH3 ở thận?
A. CO2 máu
B. Lượng H+ trong lòng ống thận
C. Tốc độ dòng chảy của dịch trong ống
D. Ion K+ trong lòng ống thận
-
Câu 18:
Chọn câu sai. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất và bài tiết NH3 ở thận:
A. pH của nước tiểu càng acid thì NH3 bài tiết càng giảm và ngược lại
B. Tốc độ tương đối giữa dòng chảy của máu và dịch lọc trong lòng ống thận
C. Sự thiếu hụt K+ sẽ kích thích bài tiết NH3
D. Nồng độ H+ trong lòng ống thận điều động sự bài tiết NH3
-
Câu 19:
Công thức máu đóng vai trò giúp thăm dò tốc độ sinh sản và phá hủy của BC:
A. Công thức máu toàn phần
B. Công thức Arneth
C. Công thức Schilling
D. Cả a và c
-
Câu 20:
Chọn tập hợp đúng: Bài tiết NH3:1. Nước tiểu acid, thận giảm bài tiết NH3. 2. NH3 khuếch tán dễ dàng từ tế bào ống thận vào lòng ống. 3. Được bài xuất dạng \(NH_4^ + \) 4. Bài tiết NH3 tăng khi pH máu giảm
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 21:
Một bệnh nhân với kết quả xét nghiệm bạch cầu trong đó tỷ lệ bạc cầu 2 múi tăng rất nhiều liên quan đến bệnh lý:
A. Bệnh bạch cầu cấp
B. Bệnh nhiễm trùng
C. Viêm mạn tính
D. Thiếu máu ác tính
-
Câu 22:
Tái hấp thu glucose xảy ra ở:
A. ống góp
B. ống lượn gần
C. ống lượn xa
D. quai Henle
-
Câu 23:
Ngưỡng đường của thận là:
A. 165 mg/dl
B. 170 mg/dl
C. 175 mg/dl
D. 180 mg/dl
-
Câu 24:
Xét nghiệm nước tiểu có đường, phản ánh lượng đường trong máu ở mức:
A. 120 - < 180 mg%
B. > 180 mg%
C. 375 mg%
D. >375 mg%
-
Câu 25:
Một bệnh nhân với kết quả xét nghiệm bạch cầu trong đó tỷ lệ bạc cầu 5 múi tăng rất nhiều liên quan đến bệnh lý:
A. Bệnh bạch cầu cấp
B. Bệnh nhiễm trùng
C. Viêm mạn tính
D. Thiếu máu ác tính
-
Câu 26:
Tái hấp thu glucose theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+ ) ở bờ bàn chải vào trong tế bào, sau đó khuếch tán thuận hoá qua bờ bên và bờ đáy
B. Vận chuyển tích cực thứ phát (vận chuyển ngược với Na+ ) ở bờ bàn chải vào trong tế bào, sau đó khuếch tán thuận hoá qua bờ bên và bờ đáy
C. Khuếch tán thuận hoá qua bờ bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+ ) qua bờ bên và bờ đáy
D. Vận chuyển tích cực nguyên phát qua bờ bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+ ) qua bờ bên và bờ đáy
-
Câu 27:
Tái hấp thu glucose, chọn câu đúng:
A. Đồng vận chuyển sơ cấp với Na+ ở bờ bàn chảy vào tế bào biểu mô
B. Khuếch tán có gia tốc qua bờ đáy và bờ bên vào dịch kẽ
C. Ở đoạn ống lượng gần S1, 1 Na+ đồng vận chuyển với 1 phân tử glucose
D. Ở đoạn ống lượng gần S3, 1 Na+ đồng vận chuyển với 2 phân tử glucose
-
Câu 28:
Tái hấp thu glucose ở ống thận:
A. Glucose được tái hấp thu ở tất cả các giai đoạn ở ống thận
B. Glucose được tái hấp thu ở ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát
C. Không phụ thuộc vào nồng độ glucose trong máu
D. Ngưỡng đường của thận là 160 mg%
-
Câu 29:
Chọn câu sai về glucose:
A. Glucose được tái hấp thu bằng cách vận chuyển tích cực thứ phát đồng vận chuyển với Na+
B. Lượng glucose tăng thêm trên ngưỡng bao nhiêu thì bị loại bấy nhiêu
C. Dưới nồng độ ngưỡng, glucose được tái hấp thu hoàn toàn
D. Trên nồng độ ngưỡng, glucose không được tái hấp thu hết
-
Câu 30:
Lượng dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở:
A. ống lượn gần
B. quai Henle
C. ống lượn xa
D. ống góp
-
Câu 31:
Dịch từ quai Henle ra là dịch:
A. Nhược trương
B. Đẳng trương
C. Ưu trương
D. Đã được pha loãng
-
Câu 32:
Câu nào sau đây không đúng đối với các chất được tái hấp thu và bài tiết bởi ống thận?
A. Có những chất được tái hấp thu hoàn toàn như glucose, protein, lipid
B. Có những chất được tái hấp thu theo yêu cầu như vitamin và ure
C. Có những chất được bài tiết hoàn toàn như H+ , CO2, NH3
D. Có những chất được bài tiết theo yêu cầu như các chất điện giải thừa
-
Câu 33:
Các kháng thể miễn dịch khác với kháng thể tự nhiên ở chỗ. CHỌN CÂU SAI:
A. Các khoảng thể miễn dịch không qua được hàng rào nhau thai
B. Hoạt tính mạnh ở 370 C
C. Nếu bị kích thích lập lại thì hoạt tính lên cao
D. Cường độ, hiệu giá và độ nhạy cao nhiều
-
Câu 34:
Câu nào sau đây không đúng đối với sự tái hấp thu một số chất ở ống gần?
A. Các cation được tái hấp thu theo cơ chế tích cực
B. Phần lớn các anion được tái hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động theo các ion
C. Ion bicarbonat được tái hấp thu từ lòng ống vào tế bào theo cơ chế khuếch tán
D. Một số anion được tái hấp thu bằng cơ chế tích cực như Cl- , phosphat, sulfat, nitrat…
-
Câu 35:
Câu nào sau đây sai khi so sánh giữa ống lượn xa với ống lượn gần của nephron?
A. Ống xa chịu tác động của aldosteron nhiều hơn ống gần
B. Ống xa thấm H+ ít hơn ống gần
C. Ống xa bài tiết K+ nhiều hơn ống gần
D. Ống xa chịu tác dụng của ADH nhiều hơn ống gần
-
Câu 36:
Các kháng thể của hệ thống lympho B tấn công trực tiếp vật xâm lấn bằng cách, ngoại trừ:
A. Ngưng kết
B. Kết tủa
C. Gây viêm
D. Trung hòa
-
Câu 37:
Nhu động ruột non đẩy dưỡng trấp với vận tốc khoảng:
A. 0,1 cm/phút
B. 1 cm/phút
C. 10 cm/phút
D. 1 cm/s
-
Câu 38:
Thời gian dưỡng trấp đi từ đầu tá non đến đầu manh tràng nhờ sóng nhu động:
A. 3 – 5 giờ
B. 60 – 90 phút
C. 8 – 12 phút
D. 20 – 30 phút
-
Câu 39:
Nhu động ruột non có đặc tính:
A. Tăng khi kích thích hệ giao cảm
B. Không bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh ruột
C. Xảy ra khi thành ruột bị căng
D. Niêm mạc ruột non tăng bài tiết dịch trước khi nhu động xảy ra
-
Câu 40:
Các nhu động mạnh ở ruột non xảy ra:
A. 3 – 5 giờ / lần
B. 60 – 90 phút / lần
C. 8 – 12 phút / lần
D. Liên tục
-
Câu 41:
Vai trò của sóng nhu động mạnh ở ruột non xuất hiện khi đói, ngoại trừ:
A. Đẩy hết thức ăn dọc theo chiều dài ruột non
B. Ngăn thức ăn trào ngược từ tá tràng lên dạ dày
C. Loại các tế bào ruột non bị bong
D. Ngăn vi khuẩn trào ngược từ ruột già xuống ruột non
-
Câu 42:
Hoạt động cơ học của ruột non bị kích thích bởi tất cả các chất sau, ngoại trừ:
A. Cholecystokinin
B. Insulin
C. Secretin
D. Gastrin
-
Câu 43:
Hormon góp phần làm tăng nhu động ở hồi tràng và giãn cơ thắt hồi manh tràng:
A. Cholecystokinin
B. Secretin
C. Molitin
D. Gastrin
-
Câu 44:
Dịch tiêu hóa nào sau đây có hệ enzym phong phú nhất:
A. Dịch vị
B. Nước bọt
C. Dịch mật
D. Dịch tụy
-
Câu 45:
Enzym tiêu hóa protid của dịch tụy là:
A. Trypsin, pepsin, procarboxypeptidase
B. Chymotrypsin, carboxypeptidase, trypsin
C. Carboxypeptidase, pepsin, lactase
D. Pepsin, chymosin, trypsin
-
Câu 46:
Chất nào sau đây vừa là men tiêu hóa vừa là tác nhân xúc tác phản ứng?
A. Enteropeptidase
B. Trypsin
C. Chymotrysin
D. Carboxypeptidase
-
Câu 47:
Enzym nào sau đây có thể phân hủy các polypeptid thành các acid amin riêng lẻ:
A. Chymotrypsin
B. Pepsin
C. Carboxypeptidase
D. Trypsin
-
Câu 48:
Procarboxypeptidase chuyển thành carboxypeptidase nhờ:
A. Enteropeptidase
B. Carboxypeptidase
C. Trypsin
D. Pepsin
-
Câu 49:
Trypsinogen chuyển thành trypsin nhờ:
A. Enteropeptidase
B. Trypsinogen
C. Pepsin
D. Chymotrypsin
-
Câu 50:
Chọn câu đúng nhất. Bình thường dịch tụy không tiêu hóa được tuyến tụy vì:
A. Tụy không bài tiết enteropeptidase
B. Trypsinogen không được hoạt hóa ở trong tụy
C. pH dịch tụy kiềm
D. Tụy không bài tiết enzym tiêu hóa protid