2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các noron đều có nhiều đuôi gai, ngoại trừ:
A. Tháp
B. Ngoại tháp
C. Hạch gai
D. Hậu hạch phó giao cảm
-
Câu 2:
Bộ phận của noron tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến là:
A. Thân
B. Đuôi gai
C. Chủ yếu ở thân, một phần ở đuôi gai
D. Chủ yếu ở đuôi gai, một phần ở thân
-
Câu 3:
Cấu trúc tế bào thần kinh đảm nhiệm chức năng xử lý tín hiệu:
A. Thân tế bào
B. Đuôi gai
C. Sợi trục
D. Cúc tận cùng
-
Câu 4:
Thân noron không có chức năng nào sau đây:
A. Dinh dưỡng cho noron
B. Tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến noron
C. Phát sinh xung động thần kinh
D. Dẫn truyền xung động thần kinh đi ra khỏi noron
-
Câu 5:
Chọn câu sai trong những câu dưới đây:
A. Nơron hạch gai chỉ có 1 đuôi và đuôi này rất dài
B. Thân noron có màu xám là do có chứa nhiều thể Nissl
C. Trong cúc tận cùng có chứa chất truyền đạt thần kinh
D. Trong sợi trục không chứa ty thể
-
Câu 6:
Chọn câu sai. Đặc điểm hưng phấn của nơron:
A. Ngưỡng kích thích rất thấp
B. Hoạt tính chức năng cao
C. Thời gian trơ kéo dài
D. Chuyển hoá mạnh
-
Câu 7:
Đặc điểm về khả năng hưng phấn của neuron:
A. Ngưỡng kích thích và hoạt tính chức năng thấp
B. Ngưỡng kích thích thấp và hoạt tính chức năng cao
C. Ngưỡng kích thích cao và hoạt tính chức năng thấp
D. Ngưỡng kích thích và hoạt tính chức năng cao
-
Câu 8:
Kích thích tế bào thần kinh với cường độ dưới ngưỡng:
A. Gây điện thế động với biên độ thấp
B. Gây điện thế động với biên độ cao
C. Gây một sự thay đổi điện thế tại chỗ kích thích nhưng không đáp ứng
D. Không có sự thay đổi điện thế nạo tại điểm kích thích
-
Câu 9:
Tăng cường độ kích thích gây:
A. Tăng điện thế hoạt động ở neuron sau synap
B. Tăng điện thế hoạt động ở cơ quan cảm giác
C. Tăng tần số xung ở receptor
D. Tăng điện thế của receptor
-
Câu 10:
Điện thế receptor lớn hơn ngưỡng gây tăng:
A. Điện thế hoạt động trên sợi thần kinh
B. Tần số điện thế hoạt động trên sợi thần kinh
C. Điện thế hoạt động ở cơ quan cảm giác
D. Điện thế hoạt động ở thân neuron
-
Câu 11:
Kích thích với cường độ tăng dần trên ngưỡng thì xung động thần kinh nơron sẽ:
A. Tăng cả biên độ và tần số
B. Tăng biện độ, tần số không đổi
C. Tăng tần số, biên độ không đổi
D. Không thay đổi về cả tần số và biên độ
-
Câu 12:
Yếu tố sau làm giảm tính hưng phấn của nơron:
A. Nhiễm kiềm
B. Thiếu oxy
C. Thuốc tê
D. Thuốc mê
-
Câu 13:
Thời gian trơ tuyệt đối của tế bào thần kinh:
A. Cổng Na+ bị bất hoạt và đóng
B. Cổng Na+ hoạt động nhưng cần một ngưỡng lớn
C. Cổng Ca++ bị bất hoạt và đóng
D. Cổng K+ bị bất hoạt và đóng
-
Câu 14:
Năng lượng của dây thần kinh, ngoại trừ:
A. Chủ yếu dùng để giữ cho sự phân cực màng
B. Chủ yếu được cung cấp bởi sự thủy phân ATP
C. Tăng lên khi hoạt động tế bào thần kinh tăng
D. Không chuyển hóa thành nhiệt năng khi tiêu hoa
-
Câu 15:
Những nguyên tắc dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục:
A. Dẫn truyền một chiều và diện thế giảm dần dọc theo sợi trục
B. Dẫn truyền hai chiều và điện thế giảm dần khi xa thân noron
C. Dẫn truyền một chiều và điện thế không hao hụt
D. Dẫn truyền hai chiều và điện thế không hao hụt
-
Câu 16:
Chọn phát biểu sai về đặc điểm dẫn truyền xung thần kinh trên một sợi trục?
A. Dẫn truyền theo hai chiều
B. Sợi có bao myelin chậm hơn sợi không có bao myein
C. Tuần theo quy luật tất cả hoặc không
D. Đường kính càng to dẫn truyền càng nhanh
-
Câu 17:
Đặc điểm dẫn truyền xung động trong hệ thần kinh:
A. Chỉ dẫn truyền theo một chiều trên sợi trục
B. Chỉ dẫn truyền theo một chiều qua synap
C. Lan từ sợi này sang sợi khác trong một bó sợi trục
D. Không tuân theo định luật “tất cả hoặc không”
-
Câu 18:
Đặc điểm dẫn truyền xung động trên một sợi trục, chọn câu sai?
A. Dẫn truyền một chiều
B. Dẫn truyền trên sợi trục có bao myelin nhanh hơn không có bao myelin
C. Tốc độ dẫn truyền tỉ lệ thuận với đường kính sợi trục
D. Theo quy luật: “ Tất cả hoặc không có gì”
-
Câu 19:
Chọn câu sai. Đặc điểm dẫn truyền xung động trên sợi trục:
A. Tuân theo quy luật “tất hoặc không” và chỉ dẫn truyền trên noron còn nguyên vẹn
B. Tốc độ dẫn truyền phụ thuộc vào đường kính của sợi và sự có mặt của myelin
C. Dẫn truyền xung động trên từng sợi không lan sang sợi khác trong một bó sợi
D. Xung động chỉ lan truyền một chiều từ đuôi gai sang thân và đến sợi trụ
-
Câu 20:
Dẫn truyền xung động trên sợi có myelin so với sợi không có myelin:
A. Nhanh và tiết kiệm năng lượng hơn
B. Nhanh nhưng tốn nhiều năng lượng hơn
C. Chậm và tiết kiệm năng lượng hơn
D. Chậm và tốn nhiều năng lượng hơn
-
Câu 21:
Đặc điểm dẫn truyền xung điện trên sợi trục noron, chọn câu sai:
A. Sợi có myetin nhanh hơn sợi không có myetin
B. Sợi có đường kính lớn nhanh hơn sợi có đường kính nhỏ
C. Cường độ kích thích càng lớn thì biên độ xung động càng cao
D. Không lan tỏa ra các sợi lân cận trong bó sợi trục
-
Câu 22:
Xung động thần kinh, chọn câu sai:
A. Xung thần kinh lan truyền đến cúc tận cùng, làm mở các kênh Ca++
B. Xung thần kinh có thể có biên độ khác nhau khi kích thích với cường độ khác nhau
C. Xung động thần kinh chỉ có thể dẫn truyền trên noron còn nguyên vẹn
D. Sự dẫn truyền xung động có thể lan tỏa sang các sợi khác
-
Câu 23:
Sợi trục nào sao đây có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất?
A. Sợi Aα
B. Sợi Aβ
C. Sợi Aγ
D. Sợi Aδ
-
Câu 24:
Sợi C có tốc độ dẫn truyền:
A. 0,5 – 2 cm/s
B. 0,5 – 2 dm/s
C. 0,5 – 2 m/s
D. 0,5 – 2 mm/s
-
Câu 25:
Sợi A delta có tốc độ dẫn truyền nhanh vì các lí do sau, ngoại trừ:
A. Đường kính sợi trục to
B. Là sợi có bao myelin
C. Chất truyền đạt thần kinh là glutamat
D. Ngưỡng tiếp nhận của receptor thấp
-
Câu 26:
Thoái hóa myelin trên tế bào thần kinh gây ảnh hưởng:
A. Giảm tốc độ dẫn truyền
B. Giảm tốc độ đáp ứng
C. Không tiếp nhận và xử lý tín hiệu thần kinh
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 27:
Sinap là chỗ nối giữa:
A. Hai nơron ở trung ương
B. Hai nơron ở ngoại biên
C. Nơron với tế bào cơ quan
D. Nơron vận động với noron cảm giác
-
Câu 28:
Cấu trúc của synap gồm có:
A. Trước synap, khe synap và màng sau synap
B. Cúc tận cùng, màng sau sinap, khe synap
C. Các túi nhỏ chứa chứa trung gian hóa học và các thụ cảm thể
D. Màng Các tận cùng thần kinh, các túi synap và khe synap
-
Câu 29:
Cấu trúc trên nơron tạo nên màng trước synap:
A. Thân
B. Đuôi gai
C. Cúc tận cùng
D. Gò sợi trục
-
Câu 30:
Trao đổi thông tin theo hệ thần kinh, chọn câu sai:
A. Qua khe synap
B. Chất truyền tin là hóa chất trung gian
C. Bộ phận nhận tin là các Rc trên màng sau synap
D. Chất truyền tin là các hormones
-
Câu 31:
Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng bao nhiêu loại synap:
A. 40
B. 50
C. 60
D. 70
-
Câu 32:
Sự dẫn truyền trên sợi trục và qua khe synap:
A. Dẫn truyền trên sợi trục và qua khe synap đều nhờ chất trung gian hóa học
B. Dẫn truyền trên sợi trục và qua khe synap đều dẫn truyền theo hai chiều
C. Trên sợi trục dẫn truyền theo hai chiều, dẫn truyền qua synap theo một chiều
D. Trên sợi thần kinh và qua khe synap dẫn truyền đều không bị hao hụt
-
Câu 33:
Cơ chế giải phóng chất truyền đạt thần kinh ở màng trước synapse có liên quan đên ion:
A. Na+
B. K+
C. Cl
D. Ca++
-
Câu 34:
Ion Ca++ tham gia:
A. Dẫn truyền xung thần kinh
B. Đông máu
C. Cơ chế co cơ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Tác dụng của chất truyền đạt thần kinh gây ức chế lên màng sau synap là:
A. Làm mở các kênh Na+
B. Làm mở các kênh K+ và tăng vận chuyển Cl- vào trong
C. Hạn chết các kênh K+ và kênh Cl
D. Làm đóng các kênh Ca++
-
Câu 36:
Điện thế kích thích ở màng sau synap:
A. Làm mở kênh K+ ở màng sau synap
B. Làm mở kênh Cl- ở màng sau synap
C. Gây khử cực một phần màng nơron sau synap
D. Làm đóng kênh K+ ở màng sau synap
-
Câu 37:
Yếu tố nào sau đây quyết định sự dẫn truyền xung động qua synap?
A. Cấu trúc hóa học của chất dẫn truyền thần kinh
B. Thụ thể ở màng sau syna
C. Nhịp tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh bởi cúc tận cùng
D. Vận tốc chuyên chở dọc theo sợi trục trong nơron trước synap
-
Câu 38:
Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến dẫn truyền xung động ở synap, ngoại trừ:
A. Ion calci làm các bọc dễ hòa màng với màng cúc tận cùng
B. pH kiềm của dịch kẽ làm tăng tính hưng phấn của noron
C. Thiếu oxy làm tăng tính hưng phấn của noron
D. Thuốc làm giảm ngưỡng kích thích của noron
-
Câu 39:
Cơ chế sau không phải là cơ chế chấm dứt dẫn truyền qua sinap của chất truyền đạt thần kinh:
A. Dùng enzyme phân hủy
B. Khuếch tán ra xung quanh
C. Sử dụng Ca++ gây phóng thích
D. Tái hấp thụ vào màng trước synap
-
Câu 40:
Chất truyền đạt thần kinh được sản xuất ở:
A. Thân noron và cúc tận cùng
B. Thân noron và sợi trục
C. Sợi trục và cúc tận cùng
D. Cúc tận cùng
-
Câu 41:
Chất truyền đạt thần kinh, chọn câu sai:
A. Chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ ở túi synap được tái sử dụng
B. Chất truyền đạt thần kinh phân tử lớn ở túi synap không được tái sử dụng
C. Được tổng hợp ở sợi trục và cúc tận cùng
D. Chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ được khử bằng 3 cách
-
Câu 42:
Chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ có những đặc điểm sau, chọn câu sai:
A. Được tổng hợp ở thân noron
B. Mỗi noron chỉ tổng hợp 1 chất
C. Tác dụng nhanh và ngắn
D. Được loại bỏ bằng 3 cách
-
Câu 43:
Chất truyền đạt thần kinh nhỏ có đặc điểm:
A. Mỗi nơron chỉ tổng hợp một chất
B. Tác dụng chậm
C. Tác dụng kéo dài
D. Chỉ được loại bỏ bằng cách khuếch tán ra môi xung quanh
-
Câu 44:
Chất dẫn truyền thần kinh phân tử nhỏ có đặc điểm:
A. Tổng hợp tại nhân
B. Thời gian tác dụng chậm và dài
C. Túi synapse được tái sử dụng trở lại
D. Một số chất điển hình như chất P Endorphin
-
Câu 45:
Chất không thuộc nhóm chất dẫn truyền thần kinh phân tử nhỏ:
A. Achetylcholin
B. Noradrenalin
C. Serotonin
D. Vasopressin
-
Câu 46:
Nơron chi phối cơ vân giải phóng ra chất truyền đạt thần kinh là:
A. Serotonin
B. Dopamin
C. Noradrenalin
D. Acetylcholin
-
Câu 47:
Chất nào sau đây không được tổng hợp trong nơron hậu hạch giao cảm:
A. Acetylcholin
B. Histamin
C. Dopamin
D. Noreadrenalin
-
Câu 48:
Trong cơ chế truyền xung động qua nơi tiếp hợp thần kinh-cơ, acetylcholin có tác dụng nào sau đây?
A. Gây khử cực màng tế bào trước synap
B. Ngăn chận sự khử cực của màng tế bào cơ
C. Gây khử cực màng tế bào cơ sau synap
D. Gây tăng phân cực màng tế bào sau synap
-
Câu 49:
Tất cả các chất dẫn truyền thần kinh sau đây bị bất hoạt khi khuếch tán ra ngoài khe và được bơm vào cúc tận cùng, ngoại trừ:
A. Serotonin
B. Glycin
C. Dopamin
D. Acetylcholin
-
Câu 50:
Chọn câu đúng. GABA:
A. Là chất dẫn truyền thần kinh kích thước lớn
B. Là chất dẫn truyền thần kinh ức chế
C. Kích thích GABAA làm giảm dòng Cl- vào tế bào
D. Kích thích GABAB làm giảm dòng K+ vào tế bào