1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
“Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn” là:
A. Một trong những nội dung chủ yếu của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
B. Một trong những chính sách để phát triển nông nghiệp.
C. Một trong những giải pháp để phát triển nông nghiệp.
D. Một trong những yêu cầu để phát triển nông nghiệp.
-
Câu 2:
Các công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước bao gồm:
A. Hệ thống pháp luật, kế họach hóa, các chính sách kinh tế, bộ máy Nhà nước.
B. Hệ thống pháp luật, kế họach hóa, các chính sách kinh tế, kinh tế Nhà nước.
C. Hệ thống pháp luật, kế họach hóa, các chính sách kinh tế, kinh tế Nhà nước và kinh tế Tư bản Nhà nước.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 3:
“Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hòan thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước” là:
A. Nhiệm vụ cơ bản của đổi mới kinh tế.
B. Một giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
C. Một nội dung cơ bản của đổi mới quản lý Nhà nước.
D. Là một giải pháp để phát triển kinh tế nhiều thành phần.
-
Câu 4:
Nội dung chủ yếu của quản lý kinh tế của Nhà nước ta bao gồm:
A. Quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội; kế họach hóa; tổ chức, chỉ huy và phối hợp; khuyến khích và trừng phạt.
B. Quyết định chiến lược; tổ chức, chỉ huy và phối hợp; khuyến khích và trừng phạt.
C. Quyết định chiến lược; họach định các chính sách kinh tế; tổ chức, chỉ huy và phối hợp; khuyến khích và trừng phạt.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 5:
Chức năng của tài chính bao gồm:
A. Chức năng phân phối và chức năng giám đốc.
B. Chức năng phân phối và quản lý kinh tế thông qua các quỹ tiền tệ.
C. Chức năng phân phối, chức năng giám đốc, chức năng điều tiết.
D. Chức năng phân phối, chức năng giám đốc, chức năng dự trữ.
-
Câu 6:
“Lưu thông tiền tệ là điều kiện quan trọng bảo đảm cho tái sảnxuất xã hội được thực hiện thuận lợi” là do:
A. Vai trò của lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
B. Chức năng của lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
C. Đặc điểm của lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
D. Ý nghĩa của lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
-
Câu 7:
Ngân hàng thương mại tư nhân là:
A. Ngân hàng do các tư nhân góp vốn làm chủ.
B. Ngân hàng do một tư nhân làm chủ.
C. Ngân hàng mà sở hữu của nó thuộc về tư nhân.
D. Cả 3 đặc điểm trên.
-
Câu 8:
Các công cụ chủ yếu củangân hàng Nhà nước là:
A. Hoạt động thị trường mở; lãi suất chiết khấu.
B. Phát hành giấy bạc ngân hàng; họat động thị trường mở; lãi suất chiết khấu; dự trữ bắt buộc.
C. Hoạt động thị trường mở; lãi suất chiết khấu; dự trữ bắt buộc.
D. Phát hành giấy bạc ngân hàng; họat động thị trường mở; lãi suất chiết khấu.
-
Câu 9:
Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập là do:
A. Nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều phương thức kinh doanh khác nhau.
B. Đặc điểm và tính chất phức tạp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
C. Kinh tế nhiều thành phần và xu hướng quốc tế hóa kinh tế.
D. Cả 3 lý do trên.
-
Câu 10:
Phân phối theo lao động là hình thức phân phối:
A. Cơ bản trong thời kỳ quá độ, áp dụng cho mọi thành phần kinh tế.
B. Chỉ áp dụng trong các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
C. Chỉ áp dụng cho kinh tế nhà nước.
D. Áp dụng cho kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư bản nhà nước.
-
Câu 11:
Phân phối theo vốn kết hợp với phân phối theo lao động.
A. Áp dụng cho kinh tế tập thể.
B. Áp dụng cho kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
C. Áp dụng cho các hợp tác xã.
D. Áp dụng cho kinh tế tập thể và kinh tế tư bản nhà nước.
-
Câu 12:
“Khuyến khích làm giàu hợp pháp, điđôi với xóa đói giảm nghèo” là:
A. Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.
B. Một trong những mục tiêu của phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ.
C. Một trong những nội dung của chính sách xóa đói giảm nghèo.
D. Là một phương hướng để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
-
Câu 13:
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nêu ra và đưa vào sử dụng từ:
A. Đại hội Đảng lần thứ VI.
B. Đại hội Đảng lần thứ VII.
C. Đại hội Đảng lần thứ VIII.
D. Đại hội Đảng lần thứ IX.
-
Câu 14:
Trong đổi mới kinh tế nhà nước, chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên áp dụng cho:
A. Các doanh nghiệp nhà nước không cổ phần hóa được.
B. Các doanh nghiệp nhà nước không giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê được.
C. Các doanh nghiệp nhà nước không sáp nhập, giải thể, hay phá sản được.
D. Các doanh nghiệp nhà nước không cổ phần hóa được, không giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê được, mà nhà nước không cần nắm 100% vốn.
-
Câu 15:
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại “Đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế xã hội” là:
A. Giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
B. Giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. Giải pháp để phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Cả 3 giải pháp trên.
-
Câu 16:
Đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tư bản là:
A. Hai hình thức đầu tư khác nhau.
B. Một hình thức đầu tư nhưng khác nhau về tên gọi.
C. Giống nhau về mục đích nhưng khác nhau về phương thức.
D. Tên gọi của đầu tư nước ngoài, trong những điều kiện lịch sử khác nhau.
-
Câu 17:
“Phân công lao động quốc tế” là:
A. Cơ sở của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại.
B. Cơ sở của họat động ngoại thương.
C. Cơ sở của đầu tư nước ngoài.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 18:
Chính sách tỉ giá hối đoái là:
A. Chính sách kinh tế đối ngoại.
B. Chính sách tiền tệ.
C. Chính sách tài chính.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 19:
Phân công lao động xã hội và phân công lao động quốc tế là:
A. Hai khái niệm khác nhau trong kinh tế chính trị.
B. Hai khái niệm giống nhau về bản chất, khác nhau về phạm vi và mức độ.
C. Hai khái niệm hòan tòan giống nhau, trong đó phân công lao động xã hội bao hàm phân công lao động quốc tế.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 20:
Vì sao văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 tỉ trọng GDP của nông nghiệp: 16 – 17%, công nghiệp: 40 – 41%, dịch vụ: 42 – 43%:
A. Vì mục tiêu này, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
B. Vì cơ cấu kinh tế mà nước ta phấn đấu xây dựng đến năm 2010 là cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ.
C. Vì yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng hiện đại.
D. Cả 3 mục tiêu trên.
-
Câu 21:
Có mấy hình thức địa tô cơ bản trong chế độ phong kiến:
A. 1 loại.
B. 2 loại.
C. 3 loại.
D. 4 loại.
-
Câu 22:
Cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ 3 là:
A. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
B. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
C. Thương nghiệp trở thành ngành độc lập.
D. Sự phân công lao động theo lứa tuổi và giới tính.
-
Câu 23:
Sản xuất hàng hóa TBCN là:
A. Nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Nền sản xuất dựa trên chế độ người bóc lột người.
C. Nền sản xuất dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
D. Nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.
-
Câu 24:
Lao động trừu tượng:
A. Là phạm trù riêng củakinh tế thị trường.
B. Là phạm trù chung của mọi nền sản xuất xã hội.
C. Là phạm trù của mọi nền kinh tế hàng hóa.
D. Là phạm trù riêng của chủ nghiã tư bản.
-
Câu 25:
Yếu tố căn bản quyết định đến giá cả hàng hóa là:
A. Quan hệ cung cầu.
B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Thị hiếu, mốt thời trang.
D. Giá trị của hàng hóa.
-
Câu 26:
Chức năng cơ bản nhất của tiền là:
A. Phương tiện lưu thông.
B. Tiền thế giới.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện thanh toán.
-
Câu 27:
Lao động cụ thể:
A. Là phạm trù lịch sử.
B. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Tạo ra giá trị hàng hóa.
D. Biểu hiện tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa.
-
Câu 28:
Hai hàng hóa trao đổi với nhau được là do?
A. Có lượng thời gian hao phí lao động xà hội cần thiết để sản xuất ra chúng bằng nhau.
B. Có hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau.
C. Có giá bán bằng nhau.
-
Câu 29:
Sự phát triển đại công nghiệp cơ khí TBCN ở nước Anh bắt đầu từ:
A. Các ngành công nghiệp chế tạo.
B. Các ngành công nghiệp nặng.
C. Các ngành công nghiệp nhẹ.
D. Ngành sản xuất máy hơi nước.
-
Câu 30:
Tiến trình cuộc cách mạng kỹ thuật ở nước Anh được bắt đầu từ:
A. Máy công tác.
B. Máy động lực (phát lực).
C. Máy chuyền lực.
D. Ngành chế tạo cơ khí.