1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Động cơ chủ yếu của tích lũy tư bản là:
A. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB – quy luật giá trị thặng dư.
B. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật giá trị.
C. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật sản phẩm thặng dư.
D. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật lao động thặng dư.
-
Câu 2:
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là:
A. Trình độ bóc lột sức lao động; cường độ lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
B. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
C. Trình độ bóc lột sức lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
D. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng.
-
Câu 3:
Nguồn gốc của tích tụ tư bản là:
A. Sản phẩm thặng dư.
B. Vốn tự có của nhà tư bản.
C. Giá trị thặng dư.
D. Cả a và c.
-
Câu 4:
Nguồn gốc của tập trung tư bản là:
A. Các tư bản trong xã hội.
B. Các tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội.
C. Các tư bản cá biệt của các nước.
D. Cả a và b.
-
Câu 5:
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là:
A. Cấu tạo sản xuất của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật.
B. Cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật.
C. Cấu tạo giá trị của tư bản.
D. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
-
Câu 6:
Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của những hình thái tuần hoàn nào?
A. Tư bản lưu thông; tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
B. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất và tư bản cho vay.
C. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
D. Tư bản tiền tệ; tư bản trao đổi và tư bản hàng hóa.
-
Câu 7:
Chu chuyển của tư bản là:
A. Sự chu chuyển của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng.
B. Sự thay đổi của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng.
C. Sự lưu thông của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng.
D. Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng.
-
Câu 8:
Thời gian chu chuyển của tư bản bằng...
A. Thời gian sản xuất + thời gian bán hàng.
B. Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông.
C. Thời gian dự trữ sản xuất + thời gian lưu thông.
D. Thời gian sản xuất + thời gian tiếp thị.
-
Câu 9:
Tư bản cố định là bộ phận tư bản mà...
A. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
B. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, nhà xưởng.
C. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.
D. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
-
Câu 10:
Hao mòn tư bản cố định có các loại nào hình nào?
A. Hao mòn tự nhiên và hao mòn vô hình.
B. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
C. Hao mòn hữu hình và hao mòn vật chất.
D. Hao mòn hữu hình và hao mòn do sử dụng.
-
Câu 11:
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản mà...
A. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần dần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động.
B. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, nguyên nhiên vật liệu.
C. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc và tiền công lao động.
D. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động.
-
Câu 12:
Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, K. Marx chia nền kinh tế ra làm hai khu vực là:
A. KVI: sản xuất hàng công nghiệp; KVII: sản xuất tư liệu tiêu dùng.
B. KVI: sản xuất tư liệu sản xuất; KVII: sản xuất hàng nông nghiệp.
C. KVI: sản xuất tư liệu sản xuất; KVII: sản xuất tư liệu tiêu dùng.
D. KVI: sản xuất máy móc; KVII: sản xuất tư liệu tiêu dùng.
-
Câu 13:
Điều kiên thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn là:
A. (v + m )I =cI; (c+v+m) I = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)II.
B. (v + m )I =cII; (c+v+m) II = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)II.
C. (v + m )I =cII; (c+v+m) I = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)I.
D. (v + m )I =cII; (c+v+m) I = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)II.
-
Câu 14:
Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng:
A. (v + m )I >cI; (c+v+m) I > cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)II.
B. (v + m )I >cII; (c+v+m) I > cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)I.
C. (v + m )I >cII; (c+v+m) I > cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)II.
D. (v + m )I >cII; (c+v+m) II> cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)II.
-
Câu 15:
Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm:
A. Khủng hoảng – suy giảm – phục hồi – hưng thịnh.
B. Khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.
C. Khủng hoảng – tiêu điều – suy giảm – hưng thịnh.
D. Suy giảm – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.
-
Câu 16:
Chi phí sản xuất TBCN (k) là:
A. Bao gồm m và v (k = m + v).
B. Bao gồm c và m (k = c+ m).
C. Bao gồm c và v (k = c + v).
D. Bao gồm c, v và m (k = c + v + m).
-
Câu 17:
Chi phí sản xuất TBCN:
A. Bằng giá trị hàng hóa.
B. Lớn hơn giá trị hàng hóa.
C. Nhỏ hơn giá trị hàng hóa.
D. Cả a và c.
-
Câu 18:
Bản chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là:
A. Lao động cụ thể của công nhân.
B. Lao động không công của công nhân.
C. Lao động trừu tượng của công nhân.
D. Lao động phức tạp của công nhân.
-
Câu 19:
Lượng lợi nhuận có thể là:
A. Bằng, hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
B. Cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
C. Bằng, cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
D. Bằng, hoặc cao hơn lượng giá trị thặng dư.
-
Câu 20:
Lượng tỷ suất lợi nhuận là:
A. Luôn luôn nhỏ hơn giá trị thặng dư.
B. Luôn luôn lớn hơn tỷ suất giá trị thặng dư.
C. Luôn luôn bằng tỷ suất giá trị thặng dư.
D. Luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.
-
Câu 21:
Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận bao gồm:
A. Tỷ suất giá trị thặng dư; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm tư bản bất biến.
B. Cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm tư bản bất biến.
C. Tỷ suất giá trị thặng dư; cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm tư bản bất biến.
D. Tỷ suất giá trị thặng dư; cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm giá trị thặng dư.
-
Câu 22:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ:
A. Hình thành lợi nhuận bình quân.
B. Hình thành giá trị thị trường của hàng hóa.
C. Hình thành giá cả thị trường của hàng hóa.
D. Cả a và b.
-
Câu 23:
Cạnh tranh giữa các ngành là:
A. Sự cạnh tranh trong cùng ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn.
B. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư mới.
C. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn.
D. Sự cạnh tranh trong các ngành chế biến khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn.
-
Câu 24:
Cạnh tranh giữa các ngành:
A. Hình thành giá cả sản xuất.
B. Hình thành giá trị thị trường.
C. Hình thành lợi nhuận bình quân.
D. Hình thành chi phí sản xuất.
-
Câu 25:
Lợi nhuận bình quân là:
A. Lợi nhuận không bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
B. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư không bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
C. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
D. Lợi nhuận khác nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư khác nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
-
Câu 26:
Khi hình thành lợi nhuận bình quân sẽ dẫn đến:
A. Hình thành giá trị thị trường.
B. Hình thành chi phí sản xuất.
C. Hình thành giá cả sản xuất.
D. Hình thành giá trị hàng hóa.
-
Câu 27:
Giá cả sản xuất bằng:
A. Chi phí sản xuất cộng tỷ suất lợi nhuận bình quân.
B. Chi phí sản xuất cộng giá trị thặng dư.
C. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận.
D. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận bình quân.
-
Câu 28:
Tư bản thương nghiệp trong CNTB là:
A. Một bộ phận của tư bản nông nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
B. Một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
C. Một bộ phận của tư bản cho vay tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
D. Một bộ phận của tư bản thương nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
-
Câu 29:
Thực chất lợi nhuận thương nghiệp là:
A. Một phần lợi nhuận tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
B. Một phần giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
C. Một phần tỷ suất giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
D. Một phần giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản nông nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
-
Câu 30:
Chi phí lưu thông gồm hai loại chính là:
A. Chi phí bao bì và chi phí lưu thông bổ sung.
B. Chi phí lưu thông thuần túy và chi phí vận chuyển.
C. Chi phí lưu thông thuần túy và chi phí lưu thông bổ sung.
D. Chi phí lưu thông thuần túy và chi phí lưu thông không thuần túy.