1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta bắt đầu từ khi nào?
A. Sau Cách mạng tháng 8 - 1945
B. Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954)
C. Sau đại thắng mùa xuân 1975
-
Câu 2:
Nước ta quá độ lên CNXH là tất yếu lịch sử vì:
A. Phù hợp quy luật phát triển khách quan của lịch sử loài người.
B. Phù hợp với đặc điểm thời đại
C. Do cách mạng nước ta phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
D. Cả a, b, c
-
Câu 3:
Tư tưởng quá độ bỏ qua chế độ TBCN lên CNXH lần đầu tiên thể hiện trong văn kiện nào của Đảng CSVN?
A. Năm 1930 trong cương lĩnh do đồng chí Trần Phú soạn thảo
B. Năm 1951 trong văn kiện Đại hội II
C. Năm 1960 trong văn kiện Đại hội III
D. Năm 1976 trong văn kiện Đại hội IV
-
Câu 4:
"Phân tích cho đến cùng thì NSLĐ là cái quan trọng nhất, căn bản nhất cho sự thắng lợi của chế độ xã hội mới". Câu nói này của ai?
A. J.Stalin
B. V.I.Lênin
C. Ph.Ăng ghen
D. C.Mác
-
Câu 5:
Tư tưởng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN do ai nêu ra?
A. C.Mác
B. Ph.Ăng ghen
C. V.I.Lênin
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Kế hoạch xây dựng CNXH của Lênin gồm những nội dung gì?
A. Phát triển LLSX, CNH đất nước
B. Xây dựng QHSX XHCN
C. Tiến hành CM tư tưởng, văn hoá
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Thời kỳ quá độ ở Liên Xô bắt đầu và kết thúc năm nào?
A. Từ 1917 - 1929
B. Từ 1917 - 1932
C. Từ 1917 - 1936
D. Từ 1917 - 1938
-
Câu 8:
Trong TKQĐ lên CNXH có những mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Mâu thuẫn giữa CNXH với CNTB
B. Mâu thuẫn giữa CNXH với trình tự phát triển tiểu tư sản
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản.
D. Cả a, b và c
-
Câu 9:
V.I.Lênin nêu ra mấy thành phần kinh tế trong TKQĐ ở nước Nga?
A. Hai thành phần
B. Ba thành phần
C. Bốn thành phần
D. Năm thành phần
-
Câu 10:
"Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? áp dụng vào kinh tế phải chăng nó có nghĩa là: trong chế độ hiện nay có cả những nhân tố, những bộ phận, những mảng của CNTB lẫn CNXH đó sao". Câu nói này của ai?
A. C.Mác
B. Ph.Ăng ghen
C. V.I.Lênin
D. J.Stalin
-
Câu 11:
Thực chất của TKQĐ lên CNXH là gì?
A. Là cuộc cải biến cách mạng về kinh tế
B. Là cuộc cải biến cách mạng về chính trị
C. Là cuộc cải biến cách mạng về tư tưởng và văn hoá
D. Cả a, b và c
-
Câu 12:
Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với:
A. Các nước bỏ qua CNTB lên CNXH
B. Các nước TBCN kém phát triển lên CNXH
C. Tất cả các nước xây dựng CNXH
-
Câu 13:
V.I.Lênin chia PTSX-CSCN thành mấy giai đoạn?
A. Hai giai đoạn: CNXH và CNCS
B. Ba giai đoạn: TKQĐ, CNXH và CNCS
C. Bốn giai đoạn TKQĐ, CNXH, CNXH phát triển và CNCS
-
Câu 14:
Thời đại mới - thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, bắt đầu từ:
A. Từ CM tháng II năm 1917
B. Từ sau CM tháng 10 năm 1917 thành công
C. Từ khi bắt đầu thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)
D. Từ sau khi Liên Xô kết thúc thời kỳ quá độ
-
Câu 15:
Ai là người nêu ra lý thuyết về thời đại mới?
A. C.Mác
B. Ph. Ăng ghen
C. V.I.Lênin
D. J.Stalin
-
Câu 16:
Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng khác nhau. Chiều hướng nào dưới đây không đúng?
A. Tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa
B. Tỷ lệ thuận với lạm phát
C. Tỷ lệ nghịch với giá trị tư liệu tiêu dùng và dịch vụ
D. Tỷ lệ nghịch với lạm phát
-
Câu 17:
Ý kiến nào dưới đây về tiền công thực tế là đúng?
A. Tiền công thực tế là số tiền thực tế nhận được
B. Là số tiền trong sổ lương + tiền thưởng và các nguồn thu nhập khác
C. Là số hàng hoá và dịch vụ mua được bằng tiền công danh nghĩa
D. Cả a và b
-
Câu 18:
Trong các nhận định dưới đây về lợi nhuận và giá trị thặng dư, nhận định nào đúng?
A. Bản chất của lợi nhuận là giá trị thặng dư
B. Lợi nhuận và giá trị thặng dư luôn luôn bằng nhau
C. Lợi nhuận và giá trị thặng dư phụ thuộc vào quan hệ cung cầu
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Khái niệm nào về lợi nhuận dưới đây không đúng?
A. Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
B. Là giá trị thặng dư được coi là con đẻ của tư bản ứng trước
C. Là hiệu số giữa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí
D. Cả a, b, c
-
Câu 20:
Nhận xét nào dưới đây đúng về tiền công TBCN?
A. Tiền công là giá trị của lao động
B. Là số tiền nhà tư bản trả cho công nhân làm thuê
C. Là giá cả sức lao động
D. Cả a và b
-
Câu 21:
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch không giống nhau ở điểm nào?
A. Đều dựa trên tiền đề tăng NSLĐ xã hội
B. Đều rút ngắn thời gian lao động cần thiết
C. Ngày lao động không thay đổi
D. Đều dựa trên tiền đề tăng NSLĐ
-
Câu 22:
Những ý kiến dưới đây về sản xuất giá trị thặng dư tương đối, ý kiến nào không đúng?
A. Ngày lao động không đổi
B. Giá trị sức lao động không đổi
C. Hạ thấp giá trị sức lao động
D. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi
-
Câu 23:
Các luận điểm dưới đây, luận điểm nào không đúng?
A. Các PTSX trước CNTB bóc lột sản phẩm thặng dư trực tiếp
B. Bóc lột sản phẩm thặng dư chỉ có ở CNTB
C. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là hình thái chung nhất của sản xuất giá trị thặng dư
D. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là điểm xuất phát để sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
-
Câu 24:
Khi xem xét phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Giá trị sức lao động không thay đổi
B. Thời gian lao động cần thiết thay đổi
C. Ngày lao động không thay đổi
D. Cả a, b, c
-
Câu 25:
Đặc điểm nào dưới đây thuộc phạm trù giá trị thặng dư tuyệt đối?
A. Kéo dài ngày lao động còn thời gian lao động cần thiết không đổi.
B. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức quản lý
C. Tăng năng suất lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 26:
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối giống nhau ở điểm nào?
A. Đều làm cho công nhân tốn sức lao động nhiều hơn
B. Đều làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư
C. Đều làm giảm giá trị sức lao động của công nhân
D. Đều giảm thời gian lao động tất yếu
-
Câu 27:
Nhận xét nào dưới đây không đúng về tỷ suất giá trị thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh:
A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
B. Hiệu quả của tư bản
C. Ngày lao động chia thành 2 phần: lao động cần thiết và lao động thặng dư theo tỷ lệ nào.
D. Cả a, b, c
-
Câu 28:
Trong các nhận xét dưới đây về vai trò của tư bản bất biến trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, nhận xét nào đúng?
A. Tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu để sản xuất giá trị thặng dư
B. Tư bản bất biến và tư bản khả biến đều là nguồn gốc của giá trị thặng dư
C. Tư bản bất biến chuyển dần giá trị sang sản phẩm mới
D. Cả a, b, c đều sai
-
Câu 29:
Trong quá trình sản xuất, giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu dùng sẽ như thế nào? Ý kiến nào dưới đây không đúng?
A. Được tái sản xuất
B. Không được tái sản xuất
C. Được bù đắp
D. Được lao động cụ thể của người sản xuất hàng hoá bảo tồn và chuyển vào giá trị của sản phẩm mới
-
Câu 30:
Giá trị của TLSX đã tiêu dùng tham gia vào giá trị của sản phẩm mới. Nhận xét nào dưới đây không đúng.
A. Tham gia tạo thành giá trị mới của sản phẩm
B. Tham gia tạo thành giá trị của sản phẩm mới
C. Không tham gia tạo thành giá trị mới của sản phẩm.
D. Cả b, c đều đúng