1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân giống nhau ở điểm cơ bản nào?
A. Sử dụng lao động làm thuê, tuy mức độ khác nhau.
B. Tư hữu TLSX, tuy mức độ khác nhau
C. Sử dụng lao động bản thân và gia đình là chủ yếu.
D. Bóc lột giá trị thặng dư ở mức độ khác nhau.
-
Câu 2:
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng mà:
A. Vốn của nó do các tư nhân đóng góp
B. Vốn của nó do các cổ đông đóng góp
C. Là ngân hàng tư nhân được thành lập theo nguyên tắc công ty cổ phần
D. Là ngân hàng có niêm yết cổ phiếu ở sở giao dịch chứng khoán.
-
Câu 3:
Trong các cách diễn đạt dưới đây, cách nào không đúng?
A. Trên ruộng đất tốt, sau khi đã thâm canh có địa tô: Tuyệt đối + chênh lệch I + chênh lệch II.
B. Trên loại đất có vị trí thuận lợi có địa tô: tuyệt đối + chênh lệch I.
C. Trên loại đất xấu nhưng ở vị trí thuận lợi có địa tô: tuyệt đối + chênh lệch I.
D. Trên loại đất xấu không có địa tô tuyệt đối.
-
Câu 4:
Địa tô chênh lệch I và chênh lệch II khác nhau ở:
A. Địa tô chênh lệch I có trên ruộng đất tốt và trung bình về màu mỡ.
B. Địa tô chênh lệch II có trên ruộng đất có vị trí thuận lợi.
C. Địa tô chênh lệch I do độ màu mỡ tự nhiên của đất mang lại, địa tô chênh lệch II do độ màu mỡ nhân tạo đem lại.
D. Địa tô chênh lệch II có thể chuyển thành địa tô chênh lệch I.
-
Câu 5:
Nguồn gốc của địa tô Tư bản chủ nghĩa là:
A. Là tiền cho thuê đất
B. Do giá trị sử dụng của đất (độ màu mỡ, vị trí) mang lại.
C. Là một phần của lợi nhuận bình quân
D. Là một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra.
-
Câu 6:
Chi phí lưu thông của tư bản thương nghiệp gồm có:
A. Chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo quản
B. Chi phí lưu thông thuần tuý, chi phí lưu thông bổ sung
C. Chi phí lưu thông thuần tuý, khuyến mãi, quảng cáo
D. Cả a, b, c
-
Câu 7:
Điều kiện để có tái sản xuất mở rộng TBCN là:
A. Phải đổi mới máy móc, thiết bị
B. Phải tăng quy mô tư bản khả biến
C. Phải có tích luỹ tư bản
D. Phải cải tiến tổ chức, quản lý
-
Câu 8:
Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh gì?
A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
B. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
C. Quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
D. Khả năng bóc lột của tư bản
-
Câu 9:
Bản chất tiền công TBCN là giá cả sức lao động. Đó là loại tiền công gì?
A. Tiền công theo thời gian
B. Tiền công theo sản phẩm
C. Tiền công danh nghĩa
D. Tiền công thực tế
-
Câu 10:
Trong chế độ phong kiến có hình thức địa tô nào?
A. Tô hiện vật
B. Tô tiền
C. Tô lao dịch
D. Cả a, b, c
-
Câu 11:
Tỷ giá hối đoái thuộc về:
A. Chính sách tài chính
B. Chính sách tiền tệ
C. Chính sách kinh tế đối ngoại
D. Cả a, b, c
-
Câu 12:
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam hiện nay thể hiện ở:
A. Các doanh nghiệp liên doanh
B. Các liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài
C. Các liên doanh giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân
D. Các liên doanh giữa nhà nước với các thành phần kinh tế khác.
-
Câu 13:
Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển kinh tế là:
A. Nội lực là chính
B. Ngoại lực trong thời kỳ đầu là chính để phá vỡ "cái vòng luẩn quẩn"
C. Nội lực là chính, ngoại lực là rất quan trọng trong thời kỳ đầu.
D. Nội lực và ngoại lực quan trọng như nhau
-
Câu 14:
Chủ trương trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là:
A. Việt Nam sẵn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế
B. Việt Nam muốn là bạn, là đối tác của các nước trong cộng đồng quốc tế
C. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
-
Câu 15:
Mô hình kinh tế khái quát trong TKQĐ ở nước ta là:
A. Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
B. Kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN
C. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
D. Kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước
-
Câu 16:
Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả xây dựng QHSX mới ở nước ta?
A. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống.
B. LLSX phát triển, thực hiện công bằng xã hội
C. LLSX phát triển, QHSX phát triển vững chắc
D. LLSX phát triển, cải thiện đời sống, thực hiện công bằng xã hội
-
Câu 17:
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Hiểu thế nào là đúng về nguyên tắc bình đẳng?
A. Là quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền
B. Có quyền như nhau trong tự do kinh doanh, tự chủ kinh tế.
C. Không phân biệt nước giàu, nước nghèo.
D. Cả a, b, c
-
Câu 18:
Hình thức thu nhập lợi tức ứng với nguyên tắc phân phối nào?
A. Theo vốn
B. Theo lao động
C. Theo vốn cho vay
D. Cả a và c
-
Câu 19:
Quỹ phúc lợi xã hội được hình thành từ các nguồn nào?
A. Sự đóng góp của doanh nghiệp và cá nhân
B. Từ nhà nước
C. Từ cá nhân và tổ chức nước ngoài
D. Cả a, b, c
-
Câu 20:
Nguồn gốc tiền lương của người lao động ở đâu?
A. Trong quỹ lương của doanh nghiệp
B. Quỹ tiêu dùng tập thể
C. Quỹ bảo hiểm xã hội
D. Quỹ phúc lợi xã hội
-
Câu 21:
Trong kinh tế cá thể tồn tại nguyên tắc phân phối nào?
A. Theo giá trị sức lao động
B. Theo vốn và năng lực kinh doanh
C. Theo lao động
D. Ngoài thù lao lao động
-
Câu 22:
Số lượng lao động biểu hiện ở tiêu chí nào?
A. Thời gian lao động
B. Chất lượng sản phẩm
C. Năng suất lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 23:
Phân phối theo lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động làm cơ sở. Chất lượng lao động biểu hiện ở đâu?
A. Thời gian lao động
B. Năng suất lao động
C. Cường độ lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 24:
Vì sao trong thành phần kinh tế dựa trên sở hữu công cộng phải thực hiện phân phối theo lao động?
A. Vì mọi người bình đẳng đối với TLSX
B. Vì LLSX phát triển chưa cao
C. Vì còn phân biệt các loại lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 25:
Trong TKQĐ ở nước ta tồn tại nhiều nguyên tắc phân phối. Vì trong TKQĐ còn:
A. Nhiều hình thức sở hữu TLSX
B. Nhiều thành phần kinh tế
C. Nhiều hình thức kinh doanh
D. Cả a, b, c
-
Câu 26:
Quan hệ phân phối có tính lịch sử. Yếu tố nào quy định tính lịch sử đó?
A. Phương thức sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất
D. Kiến trúc thượng tầng
-
Câu 27:
Tính chất của quan hệ phân phối do nhân tố nào quyết định?
A. Quan hệ sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Hạ tầng cơ sở
-
Câu 28:
Quan hệ nào có vai trò quyết định đến phân phối?
A. Quan hệ sở hữu TLSX
B. Quan hệ tổ chức quản lý
C. Quan hệ xã hội, đạo đức.
D. Cả a, b, c
-
Câu 29:
Cơ cấu lợi ích trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là:
A. Lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân.
B. Lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân.
C. Lợi ích chủ đầu tư nước ngoài, lợi ích nhà nước, lợi ích người lao động
D. Lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân
-
Câu 30:
Cơ cấu lợi ích trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân là:
A. Lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân
B. Lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, lợi ích tập thể
C. Lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân.
D. Lợi ích chủ doanh nghiệp, lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội