1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa:
A. Mâu thuẫn giữa hàng với tiền.
B. Mâu thuẫn giưã giá trị với giá trị sử dụng.
C. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội.
D. Mâu thuẫn giữa sản xuất với tiêu dùng.
-
Câu 2:
Tư bản bất biến trong quá trình sản xuất:
A. Chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm.
B. Chuyển dần từng phần giá trị vào sản phẩm.
C. Không thay đổi về lượng.
D. Tăng lên về lượng.
-
Câu 3:
Khối lượng giá trị thặng dư (M) phản ánh:
A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
B. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
C. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động.
D. Qui mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
-
Câu 4:
Muốn tăng cường bóc lột giá trị thặng dư tương đối phải:
A. Tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất tư liệu sản xuất, để sản xuất tư liệu sinh hoạt.
B. Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động.
C. Tăng số lượng lao động.
-
Câu 5:
Tiền lương danh nghĩa:
A. Là một số tiền biểu hiện đúng giá trị sức lao động.
B. Là giá cả của lao động.
C. Là giá cả sức lao động.
D. Luôn hay đổi theo giá tư liệu sinh hoạt.
-
Câu 6:
Điều kiện để tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa:
A. Qui mô tư bản khả biến phải lớn hơn trước.
B. Số công nhân phải nhiều hơn trước.
C. Phải có tích luỹ tư bản để tăng qui mô tư bản ứng trước.
D. Phải tổ chức lao động tốt hơn.
-
Câu 7:
Sự giống nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản:
A. Làm tăng tổng tư bản xã hội.
B. Quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
C. Quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân.
D. Làm tăng qui mô của tư bản cá biệt.
-
Câu 8:
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm:
A. c + v + m.
B. c + v.
C. v + m.
D. c + m.
-
Câu 9:
So sánh về bản chất giữa giá trị thặng dư với lợi nhuận.
A. Giá trị thặng dư do lao động tạo ra còn lợi nhuận do hiệu quả kinh doanh đem lại.
B. Giống nhau về bản chất, là phần lao đông không công của công nhân.
C. Đều do hiệu quả kinh doanh mang lại.
-
Câu 10:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến?
A. Hình thành giá trị thị trường.
B. Hình thành lợi nhuận bình quân.
C. Hình thành lợi nhuận siêu ngạch.
-
Câu 11:
Cạnh tranh giữa các ngành, sẽ dẫn đến.
A. Hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
B. Hình thành giá trị xã hội.
C. Hình thành giá cả hàng hoá.
D. Hình thành lợi nhuận siêu ngạch.
-
Câu 12:
Giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất là do?
A. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
B. Sự hình thành lợi nhuận bình quân.
C. Sự hình thành chi phí sản xuất TBCN.
D. Lợi nhuận siêu ngạch.
-
Câu 13:
Giá cả sản xuất bao gồm:
A. Chi phí sản xuất + lợi nhuận.
B. Chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân.
C. Chi phí sản xuất + giá trị thặng dư.
D. Chi phí sản xuất + lợi nhuận siêu ngạch.
-
Câu 14:
So sánh về lượng giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tỷ suất lợi nhuận.
A. Tỷ suất giá trị thặng dư bằøng tỷ suất lợi nhuận.
B. Tỷ suất giá trị thặng dư nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận.
C. Tỷ suất giá trị thặng dư lớn lơn tỷ suất lợi nhuận.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 15:
Quy luật giá trị thặng dư biểu hiện trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh là:
A. Quy luật lợi nhuận.
B. Quy luật lợi nhuận độc quyền.
C. Quy luật lợi nhuận bình quân.
D. Quy luật giá cả độc quyền.
-
Câu 16:
Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương nghiệp dưới CNTB:
A. Do lưu thông mà có.
B. Do bán hàng hoá cao hơn giá trị.
C. Là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất.
D. Do tiết kiệm chi phí vận chuyển.
-
Câu 17:
Chi phí lưu thông của tư bản thương nghiệp bao gồm:
A. Chi phí vận chuyển, chi phí bao bì, chi phí bảo quản.
B. Chi phí lưu thông thuần tuý, chi phí lưu thông bổ sung.
C. Chi phí lưu thông thuần tuý, chi phí vận chuyển.
D. Chí phí quảng cáo, khuyến mãi.
-
Câu 18:
Nguồn gốc lợi tức của tư bản cho vay:
A. Là một phần giá trị thặng được tạo ra trong sản xuất.
B. Do kinh doanh tiền tệ mà có.
C. Do nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay.
D. Cả a và b.
-
Câu 19:
Tỷ suất lợi tức là:
A. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và tổng số tư bản tiền tệ cho vay.
B. Tỷ lệ phần trăm giữa giữa tổng lợi nhuận và tổng tư bản tiền tệ cho vay.
C. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản tiền tệ cho vay.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 20:
Nguồn gốc của địa tô tư bản:
A. Là phần giá trị thặng dư nằm ngoài lợi nhuận bình quân.
B. Là một phần của lợi nhuận bình quân.
C. Là tiền đi thuê đất.
D. Do độ màu mỡ của ruộng đất đem lại cho chủ đất.
-
Câu 21:
Địa tô chênh lệch I là:
A. Là địa tô có được trên những loại ruộng đất tốt, trung bình.
B. Do ruộng đất có vị trí thuận lợi.
C. Do thâm canh đem lại.
D. Cả a và c.
-
Câu 22:
Địa tô chênh lệch II là:
A. Là địa tô thu được trên những loại đất có vị trí thuận lợi.
B. Là địa tô thu được trên những loại ruộng đất tốt.
C. Là địa tô thu được nhờ đầu tư, thâm canh.
D. Cả a và b.
-
Câu 23:
Địa tô tuyệt đối là:
A. Địa tô thu được trên tất cả các loại đất khi cho thuê.
B. Là địa tô chỉ thu được trên những loại ruộng đất xấu.
C. Là địa tô thu được trên những loại ruộng đất tốt.
D. Cả b và c.
-
Câu 24:
Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền là:
A. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
B. Giá trị và giá cả thị trường.
C. Lợi nhuận độc quyền cao.
D. Cả a và b.
-
Câu 25:
Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là:
A. Thị trường cạnh tranh, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước.
B. Nhà nước và độc quyền tư nhân.
C. Thị trường và nhà nước.
D. Cả 3 cơ chế trên.
-
Câu 26:
Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam được tính từ:
A. Trước năm 1911.
B. Năm 1911 đến năm 1920.
C. Năm 1921 đến năm 1930.
D. Năm 1930 đến năm 1945.
-
Câu 27:
Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh được tính từ:
A. Năm 1921 đến năm 1930.
B. Năm 1941 đến năm 1945.
C. Năm 1930 đến năm 1941.
D. Năm 1945 đến năm 1969.
-
Câu 28:
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn:
A. Dân tộc với giai cấp.
B. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa đế quốc.
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 29:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hang đầu, trên hết, trước hết của cách mạng Việt Nam là:
A. Giải phóng dân tộc.
B. Giải phóng giai cấp.
C. Giải phóng con người.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 30:
Giải phóng dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xét về thực chất là:
A. Đánh đổ ách áp bức, thống trị của đế quốc, thực dân giành độc lập dân tộc.
B. Giành độc lập dân tộc, hình thành nhà nước dân tộc độc lập.
C. Đánh đổ ách áp bức, thống trị của đế quốc, thực dân giành độc lập dân tộc, hình thành nhà nước dân tộc độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
D. Tất cả đều đúng.