1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị

Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.

998 câu
26397 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Tái sản xuất mở rộng bao gồm hai hình thức là:


    A. Tái sản xuất mở rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.


    B. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều ngang.


    C. Tái sản xuất mở rộng theo quy mô và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.


    D. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Các khâu của quá trình tái sản xuất bao gồm:


    A. Sản xuất – trao đổi – phân chia – tiêu dùng.


    B. Sản xuất – phân phối – lưu thông – tiêu dùng.


    C. Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.


    D. Sản xuất – phân phối – phân chia – tiêu dùng.


  • Câu 3:

    Nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội bao gồm:


    A. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất ra quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường.


    B. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất môi trường.


    C. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động; tái sản xuất ra lực lượng sản xuất và tái sản xuất môi trường.


    D. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động; tái sản xuất ra quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường.


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Tái sản xuất của cải vật chất được xem xét trên cả hai mặt:


    A. Giá trị và hiện vật.


    B. Giá trị và giá cả.


    C. Giá trị và giá trị sử dụng.


    D. Giá trị và hàng hóa.


  • Câu 5:

    Tái sản xuất sức lao động bao gồm hai mặt:


    A. Hiệu quả và chất lượng.


    B. Cơ cấu và chất lượng.


    C. Số lượng và cơ cấu.


    D. Số lượng và chất lượng.


  • Câu 6:

    Các nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bao gồm:


    A. Con người; kỹ thuật – công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.


    B. Vốn; con người; kỹ thuật –công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.


    C. Vốn; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.


    D. Vốn; kỹ thuật – công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.


  • Câu 7:

    Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là:


    A. Giống nhau, có liên hệ với nhau.


    B. Giống nhau.


    C. Không có liên hệ với nhau.


    D. Khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau.


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế:


    A. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất.


    B. Lực lượng sản xuất; kiến trúc thượng tầng.


    C. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng.


    D. Quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng.


  • Câu 9:

    Chỉ  số phát triển con người ( HDI) bao gồm các tiêu chí:


    A. Tuổi thọ bình quân; thành tựu giáo dục; thu nhập bình quân đầu người.


    B. Tuổi thọ bình quân; thu nhập bình quân đầu người.


    C. Tuổi thọ bình quân; thành tựu giáo dục.


    D. Thành tựu giáo dục; thu nhập bình quân đầu người.


  • Câu 10:

    Tiến bộ xã hội được thể hiện ở các mặt cơ bản:


    A. Tiến bộ chính trị-xã hội; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao.


    B. Tiến bộ kinh tế; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao.


    C. Tiến bộ kinh tế; tiến bộ chính trị-xã hội.


    D. Tiến bộ kinh tế; tiến bộ chính trị-xã hội; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao.


  • Câu 11:

    Tiến bộ xã hội xét về thực chất là:


    A. Giải phóng con người và phát triển lực lượng sản xuất.


    B. Giải phóng lực lượng sản xuất và phát triển con người toàn diện.


    C. Giải phóng và phát triển con người toàn diện.


    D. Giải phóng và phát triển toàn diện xã hội.


  • Câu 12:

    Sản xuất  hàng hóa là:


    A. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để tiêu dùng.


    B. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để giao nộp.


    C. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất.


    D. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, để bán.


  • Câu 13:

    Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:


    A. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế.


    B. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.


    C. Phân công lao động quốc tế; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.


    D. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.


  • Câu 14:

    Phân công lao động xã hội là:


    A. Sự phân chia xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.


    B. Sự phân chia lao động xã hội thành các vùng khác nhau của nền sản xuất xã hội.


    C. Sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.


    D. Sự phân chia lao động quốc gia thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.


  • Câu 15:

    Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là:


    A. Giá trị sử dụng và công dụng.


    B. Giá trị sử dụng và giá trị.


    C. Giá trị và giá trị trao đổi.


    D. Giá trị và giá cả.


  • Câu 16:

    Giá trị sử dụng của hàng hóa là:


    A. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.


    B. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của sản xuất.


    C. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số giá trị của con người.


    D. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.


  • Câu 17:

    Giá trị hàng hóa là:


    A. Hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.


    B. Hao phí xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.


    C. Hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.


    D. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa


  • Câu 18:

    Giá trị trao đổi là:


    A. Quan hệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.


    B. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị này đổi lấy giá trị khác.


    C. Quan hệ tỷ lệ về chất mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.


    D. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.


  • Câu 19:

    Mục đích của nhà sản xuất là:


    A. Giá trị sử dụng.


    B. Công dụng.


    C. Lợi ích.


    D. Giá trị.


  • Câu 20:

    Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là:


    A. Hai mặt của cùng một sản phẩm.


    B. Hai mặt của cùng một hàng hóa.


    C. Hai loại lao động khác nhau.


    D. Hai mặt của cùng một lao động sản xuất hàng hóa.


  • Câu 21:

    Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh:


    A. Tính chất tư nhân và tính chất lao động.


    B. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội.


    C. Tính chất tư nhân và tính chất sử dụng.


    D. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội tiêu dùng.


  • Câu 22:

    Lượng giá trị của hàng hóa được đo lường bằng:


    A. Thời gian lao động cá biệt cần thiết.


    B. Thời gian lao động giản đơn.


    C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.


    D. Thời gian lao động cần thiết.


  • Câu 23:

    Thời gian lao động xã hội cần thiết là:


    A. Thời gian lao động cao nhất của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường.


    B. Thời gian lao động trung bình của các nhà sản xuất các loại hàng hóa trên thị trường.


    C. Thời gian lao động giản đơn của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường.


    D. Thời gian lao động trung bình của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường.


  • Câu 24:

    Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể do thời gian lao động cá biệt của nhà sản xuất:


    A. Cung ứng nhiều loại hàng hóa khác nhau cho thị trường quyết định.


    B. Cung ứng một loại hàng hóa cho thị trường quyết định.


    C. Cung ứng đại bộ phận một loại hàng hóa cho thị trường quyết định.


    D. Cung ứng đại bộ phận một loại dịch vụ cho thị trường quyết định.


  • Câu 25:

    Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:


    A. Năng suất lao động và lao động phức tạp.


    B. Năng suất lao động; lao động giản đơn và lao động phức tạp.


    C. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.


    D. Năng suất lao động và cường độ lao động.


  • Câu 26:

    Lao động giản đơn và lao động phức tạp là:


    A. Hai loại lao động giống nhau.


    B. Cùng loại lao động.


    C. Hai loại lao động khác nhau.


    D. Hai loại công việc khác nhau.


  • Câu 27:

    Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là:


    A. Khác nhau nhưng có điểm giống nhau.


    B. Khác nhau hoàn toàn.


    C. Giống nhau.


    D. Cả a và c.


  • Câu 28:

    Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là:


    A. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị.


    B. Đều làm cho giá cả sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.


    C. Đều làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.


    D. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.


  • Câu 29:

    Tăng năng suất lao động sẽ làm cho:


    A. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng.


    B. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.


    C. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm.


    D. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm.


  • Câu 30:

    Tăng cường độ lao động không làm thay đổi:


    A. Giá cả của một đơn vị hàng hóa.


    B. Lượng giá trị của các hàng hóa.


    C. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa.


    D. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.


ZUNIA9