1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tư bản cho vay là:
A. Tư bản hàng hóa mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi tức.
B. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi tức.
C. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi nhuận.
D. Tư bản sản xuất mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi tức.
-
Câu 2:
Nguồn gốc của lợi tức là:
A. Một phần sản phẩm thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
B. Một phần lợi nhuận do công nhân tạo ra trong sản xuất.
C. Một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
D. Một phần ngoài chi phí do công nhân tạo ra trong sản xuất.
-
Câu 3:
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức là:
A. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
B. Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay; tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
C. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; quan hệ cung cầu về tư bản cho vay; tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
D. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận chủ chủ doanh nghiệp.
-
Câu 4:
Công ty cổ phần là:
A. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của một người thông qua phát hành cổ phiếu.
B. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua phát hành cổ phiếu.
C. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua phát hành trái phiếu.
D. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua phát hành công trái .
-
Câu 5:
Thị trường chứng khoán là:
A. Thị trường mua bán các loại chứng chỉ bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái…
B. Thị trường mua bán các loại quỹ bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái…
C. Thị trường mua bán các loại chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái…
D. Thị trường mua bán các loại chứng khoán bao gồm: trái phiếu, kỳ phiếu, công trái.
-
Câu 6:
Địa tô tư bản là:
A. Phần lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
B. Phần tỷ suất giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
C. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
D. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiêp phải nộp cho chủ đất.
-
Câu 7:
Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản chủ nghĩa là:
A. Địa tô chênh lệch I; Địa tô chênh lệch II.
B. Địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền.
C. Địa tô chênh lệch; địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền.
D. Địa tô chênh lệch; địa tô độc quyền.
-
Câu 8:
Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền bao gồm:
A. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; xuất khẩu tư bản; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc.
B. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc.
C. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; xuất khẩu tư bản; sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc.
D. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; xuất khẩu tư bản; sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc.
-
Câu 9:
Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền là:
A. Quy luật lợi nhuận bình quân.
B. Quy luật lợi nhuận độc quyền.
C. Quy luật lợi nhuận.
D. Quy luật giá cả sản xuất.
-
Câu 10:
Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước:
A. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước.
B. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước; sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
C. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước; sự điều tiết kinh tế đối ngoại của nhà nước tư sản.
D. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
-
Câu 11:
Tên gọi chỉ mức độ phúc lợi vật chất của một cá nhân hay hộ gia đình được tính bằng số lượng hàng hoá và dịch vụ được tiêu dùng, gọi là:
A. Đời sống vật chất
B. Tiền lương thực tế
C. Mức sống
D. Mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất.
-
Câu 12:
Thuật ngữ chỉ mối liên hệ chặt chẽ giữa lý thuyết kinh tế với khía cạnh thực tiễn của hoạt động chính trị gọi là:
A. Học thuyết kinh tế
B. Kinh tế chính trị
C. Kinh tế vĩ mô
D. Hoạt động kinh tế - xã hội
-
Câu 13:
Một cá nhân nhận được số lượng tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, được gọi là:
A. Tiền công
B. Gồm cả tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm.
C. Gồm cả tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
D. Thu nhập.
-
Câu 14:
Nền sản xuất công nghiệp khác nền sản xuất nông nghiệp ở những đặc điểm chủ yếu nào?
A. Đồng bộ hoá
B. Tập trung hoá
C. Tiêu chuẩn hoá
D. Cả a, b, c
-
Câu 15:
Kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng XHCN quan hệ với nhau thế nào?
A. Khác nhau hoàn ton
B. Giống nhau về bản chất chỉ khác về hình thức
C. Vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng
D. Nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về bản chất nhà nước.
-
Câu 16:
Kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng XHCN quan hệ với nhau thế nào?
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau về bản chất chỉ khác về hình thức
C. Vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng
D. Nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về bản chất nhà nước.
-
Câu 17:
Xét về lôgíc và lịch sử thì sản xuất hàng hoá xuất hiện từ khi nào?
A. Xã hội chiếm hữu nô lệ
B. Cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội nô lệ
C. Cuối xã hội nô lệ, đầu xã hội phong kiến
D. Trong xã hội phong kiến.
-
Câu 18:
Hàng hoá sức lao động và hàng hoá thông thường khác nhau cơ bản nhất ở:
A. Giá trị của chúng.
B. Giá trị sử dụng của chúng
C. Việc mua bán chúng
D. Cả a, b, c
-
Câu 19:
Khi nào nền kinh tế được gọi là nền kinh tế tri thức:
A. Khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP)
B. Khi các ngành kinh tế tri thức chiếm 70% số ngành kinh tế
C. Khi tri thức góp phần tạo ra khoảng 70% của GDP
D. Cả a, b, c
-
Câu 20:
Trong cùng một thời gian lao động khi số lượng sản phẩm tăng lên còn giá trị một đơn vị hàng hoá và các điều khác không thay đổi thì đó là kết quả của:
A. Tăng NSLĐ
B. Tăng cường độ lao động
C. Của cả tăng NSLĐ và tăng CĐLĐ
D. Cả a và b đều không đúng
-
Câu 21:
Tư bản khả biến thuộc phạm trù tư bản nào?
A. Tư bản sản xuất
B. Tư bản lưu động
C. Tư bản ứng trước
D. Cả a, b, c
-
Câu 22:
Tư bản cố định thuộc phạm trù tư bản nào?
A. Tư bản sản xuất
B. Tư bản lưu thông
C. Tư bản khả biến
D. Cả a, b, c
-
Câu 23:
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch, ý nào dưới đây không đúng?
A. Lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối và tương đối, lao động công nghiệp tăng tuyệt đối và tương đối.
B. Lao động nông nghiệp chỉ giảm tuyệt đối, lao động công nghiệp chỉ tăng tương đối.
C. Lao động ngành dịch vụ tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất.
D. Tỷ trọng lao động trí tuệ trong nền kinh tế tăng lên.
-
Câu 24:
Khi nào lợi nhuận bằng giá trị thặng dư?
A. Khi cung = cầu
B. Khi mua và bán hàng hoá đều đúng giá trị.
C. Cả a và b
D. Không khi nào.
-
Câu 25:
Khi nào tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ suất giá trị thặng dư?
A. Khi cung = cầu
B. Khi mua và bán hàng hoá đều đúng giá trị.
C. Cả a và b
D. Không khi nào.
-
Câu 26:
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, việc "đảm bảo ổn định về môi trường chính trị, kinh tế xã hội" là:
A. Điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Để phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tư bản nhà nước.
C. Giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
D. Để thu hút khách du lịch nước ngoài.
-
Câu 27:
Phân phối theo vốn kết hợp với phân phối theo lao động được áp dụng ở thành phần kinh tế nào?
A. Trong các HTX
B. Cho kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước.
C. Cho kinh tế tập thể.
D. Cho kinh tế tập thể và kinh tế tư bản nhà nước
-
Câu 28:
"Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xoá đói giảm nghèo" là:a. . b. c. d.
A. Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối thu nhập
B. Một trong những mục tiêu phân phối thu nhập trong TKQĐ
C. Một trong những nội dung của chính sách xóa đói giảm nghèo.
D. Một trong những giải pháp để thực hiện công bằng xã hội
-
Câu 29:
Sự vận động của tiền tệ không chịu sự tác động trực tiếp của quy luật nào dưới đây:
A. Quy luật giá trị
B. Quy luật cung - cầu về tiền tệ
C. Quy luật cạnh tranh
D. Cả a, b, c
-
Câu 30:
Thị trường nào dưới đây không thuộc thị trường tài chính?
A. Thị trường tiền tệ
B. Thị trường khoa học, phát minh sáng chế
C. Thị trường vốn
D. Cả a và c