1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nào?
A. Các HTX cổ phần, HTX dịch vụ đầu vào đầu ra
B. Kinh tế trang trại
C. Tổ, nhóm HTX và HTX
D. Cả a, b, c
-
Câu 2:
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Biểu hiện nào dưới đây không đúng về vai trò chủ đạo:
A. Chiếm tỷ trọng lớn
B. Nắm các ngành then chốt, các lĩnh vực quan trọng
C. Là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, có tác dụng chi phối các thành phần kinh tế khác.
D. Đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KHCN, là công cụ để định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô.
-
Câu 3:
Trong thành phần kinh tế nhà nước thực hiện nguyên tắc phân phối nào?
A. Theo lao động
B. Theo hiệu quá sản xuất kinh doanh
C. Ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể.
D. Cả a, b, c
-
Câu 4:
Phạm trù kinh tế nhà nước:
A. Trùng với phạm trù kinh tế quốc doanh
B. Rộng hơn phạm trù DNNN
C. Hẹp hơn phạm trù DNNN
D. Trùng với phạm trù DNNN
-
Câu 5:
Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm:
A. Các DNNN, các tổ chức kinh tế của nhà nước
B. Các tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
C. Các quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước.
D. Cả a, b, c
-
Câu 6:
Thành phần kinh tế nhà nước hình thành bằng cách:
A. Nhà nước đầu tư xây dựng
B. Quốc hữu hoá kinh tế tư bản tư nhân.
C. Góp cổ phần khống chế với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
D. Cả a, b, c
-
Câu 7:
Chọn các ý đúng về sở hữu và thành phần kinh tế:
A. Một hình thức sở hữu hình thành 1 thành phần kinh tế
B. Một hình thức sở hữu có thể hình thành nhiều thành phần kinh tế
C. Một thành phần kinh tế chỉ tồn tại thông qua 1 hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
D. Cả a, b, c
-
Câu 8:
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có vai trò gì?
A. Cho phép khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất các nguồn lực và tiềm năng của nền kinh tế
B. Thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, khoa học, công nghệ phát triển nhanh.
C. Làm cho NSLĐ tăng, kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu quả.
D. Cả a, b và c
-
Câu 9:
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên:
A. Một hình thức sở hữu nhất định về TLSX
B. Một QHSX nhất định
C. Một trình độ nhất định của LLSX
D. Cả a, b và c
-
Câu 10:
Nguyên nhân tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong TKQĐ ở nước ta là do:
A. Do trình độ LLSX còn nhiều thang bậc khác nhau, còn nhiều quan hệ sở hữu về TLSX
B. Do xã hội cũ để lại
C. Do quá trình cải tạo và xây dựng QHSX mới
D. Cả a, b và c
-
Câu 11:
Chọn ý không đúng về việc xác lập sở hữu công cộng TLSX:
A. Là quá trình lâu dài, từ thấp đến cao và luôn luôn phù hợp với trình độ LLSX
B. Cần tiến hành nhanh thông qua quốc hữu hoá
C. Làm cho sở hữu công cộng có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn so với sở hữu tư nhân
D. Cả a và c.
-
Câu 12:
Sở hữu tư nhân ở nước ta gồm có:
A. Sở hữu cá thể
B. Sở hữu tiểu chủ
C. Sở hữu tư bản tư nhân
D. Cả a, b, c
-
Câu 13:
Trong TKQĐ ở nước ta sở hữu tư nhân:
A. Bị xoá bỏ
B. Bị hạn chế
C. Là hình thức sở hữu thống trị
D. Tồn tại đan xen với các hình thức sở hữu khác.
-
Câu 14:
Trong TKQĐ ở nước ta, sở hữu nhà nước được thiết lập:
A. Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng, tài nguyên, các tài sản quốc gia
B. Ở các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế
C. Ở các lĩnh vực cung ứng hàng hoá, dịch vụ thông thường.
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Trong TKQĐ ở nước ta, sở hữu nhà nước giữ vai trò gì?
A. Thống trị trong cơ cấu sở hữu ở nước ta
B. Nền tảng trong cơ cấu sở hữu ở nước ta
C. Chủ đạo trong cơ cấu sở hữu ở nước ta
D. Quan trọng trong cơ cấu sở hữu ở nước ta
-
Câu 16:
Sở hữu xét về mặt pháp lý là?
A. Quy định về quyền kế thừa, thế chấp đối tượng sở hữu
B. Quy định về quyền chuyển nhượng, cho thuê đối tượng sở hữu
C. Thể chế hoá về mặt pháp luật quan hệ giữa người với người về đối tượng sở hữu.
D. Mang lại thu nhập cho chủ sở hữu
-
Câu 17:
Thế nào là chế độ sở hữu:
A. Là quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất của cải vật chất
B. Là hình thức xã hội của chiếm hữu trong một xã hội
C. Là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu TLSX
D. Là phạm trù sở hữu được thể chế hoá thành quyền sở hữu được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định.
-
Câu 18:
Thế nào là quan hệ sở hữu:
A. Là quan hệ giữa người với người, giữa các giai cấp về đối tượng sở hữu
B. Là quan hệ giữa chủ thể sở hữu với đối tượng sở hữu
C. Là quan hệ giữa các chủ thể sở hữu với nhau.
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Sở hữu tồn tại thế nào?
A. Tồn tại độc lập
B. Tồn tại thông qua các thành phần kinh tế
C. Tồn tại thông qua các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
D. Cả b và c
-
Câu 20:
Phạm trù chiếm hữu là:
A. Hành vi chưa xuất hiện trong xã hội nguyên thuỷ
B. Biểu hiện quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trinh sản xuất ra của cải vật chất.
C. Là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải.
D. Là phạm trù lịch sử
-
Câu 21:
Phạm trù sở hữu là:
A. Là điều kiện trước tiên của hoạt động sản xuất vật chất
B. Là biểu hiện quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất
C. Là hình thức xã hội của chiếm hữu trong một xã hội nhất định.
D. Là phạm trù vĩnh viễn
-
Câu 22:
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta được chính thức nêu ra ở Đại hội nào của Đảng CSVN?
A. Đại hội VI
B. Đại hội VII
C. Đại hội VIII
D. Đại hội IX
-
Câu 23:
Chủ trương "đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước" được đề ra ở Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội VI
B. Đại hội VII
C. Đại hội VIII
D. Đại hội IX
-
Câu 24:
Những quan điểm mới về CNH-HĐH đất nước được đề ra ở Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội
B. Đại hội VII
C. Đại hội VIII
D. Đại hội IX
-
Câu 25:
Đường lối CNH ở nước ta lần đầu tiên được đề ra ở Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội II
B. Đại hội III
C. Đại hội IV
D. Đại hội V
-
Câu 26:
Quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN đang được xây dựng ở nước ta là thế nào?
A. Phải tuân theo quy luật: QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
B. Đa dạng hoá về sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
C. Dựa trên nhiều phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều hình thức phân phối
D. Cả a, b, c
-
Câu 27:
Nội dung nhiệm vụ phát triển LLSX gồm có:
A. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH
B. Tiến hành CNH, HĐH đất nước
C. Xây dựng con người, đào tạo lực lượng lao động mới
D. Cả a, b và c
-
Câu 28:
Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta có những nhiệm vụ kinh tế cơ bản nào?
A. Phát triển LLSX, thực hiện CNH, HĐH đất nước
B. Xây dựng QHSX mới theo định hướng XHCN
C. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
D. Cả a, b, c
-
Câu 29:
Tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, nhưng không thể bỏ qua:
A. Những thành tựu văn minh mà nhân loại đạt được trong CNTB, đặc biệt là KHCN
B. Những thành tựu của kinh tế thị trường
C. Những tính quy luật của sự phát triển LLSX
D. Cả a, b và c
-
Câu 30:
Tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua:
A. Bỏ qua tất cả cái gì có trong CNTB
B. Bỏ qua sự thống trị của QHSX TBCN
C. Bỏ qua sự thống trị của kiến trúc thượng tầng TBCN
D. Cả b và c