1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sự quản lý của nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường TBCN khác nhau. Sự khác nhau đó chủ yếu do:
A. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
B. Bản chất của nhà nước
C. Các công cụ quản lý vĩ mô
D. Cả a, b, c
-
Câu 2:
Sự khác nhau chủ yếu giữa kinh tế thị trường TBCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?
A. Mục đích trực tiếp của nền kinh tế thị trường
B. Chế độ công hữu giữ vai trò khác nhau trong 2 mô hình kinh tế thị trường
C. Vị trí của nguyên tắc phân phối theo lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 3:
Trong các nguyên tắc phân phối dưới đây, nguyên tắc nào là chủ yếu nhất ở nước ta hiện nay?
A. Phân phối theo lao động
B. Phân phối theo giá trị sức lao động
C. Phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh
D. Phân phối theo vốn hay tài sản.
-
Câu 4:
Hãy chọn câu trả lời chính xác nhất trong các câu dưới đây: ở nước ta hiện nay tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập vì:
A. Còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu TLSX
B. Còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
C. Do LLSX có nhiều trình độ khác nhau.
D. Còn tồn tại nhiều kiểu QHSX khác nhau
-
Câu 5:
Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN là:
A. Có sự điều tiết của nhà nước XHCN
B. Nền kinh tế nhiều thành phần
C. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
D. Có nhiều hình thức sở hữu TLSX
-
Câu 6:
Đâu là đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường?
A. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao, giá cả do thị trường quyết định
B. Nền kinh tế vận động theo các quy luật của kinh tế thị trường
C. Có sự điều tiết của nhà nước.
D. Cả a, b, c
-
Câu 7:
Chính sách thuế nông nghiệp của nhà nước dựa trên cơ sở nào?
A. Lý luận địa tô của C.Mác
B. Chiến lược phát triển kinh tế của đất nước
C. Điều kiện cụ thể của từng vùng
D. Cả a, b, c
-
Câu 8:
Công nghệ sinh học có tác dụng gì đối với nông nghiệp?
A. Tăng NSLĐ, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường
B. Nâng cao chất lượng sản phẩm
C. Tạo ra sản phẩm mới cho nông nghiệp
D. Cả a, b, c
-
Câu 9:
Để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện những nội dụng nào dưới đây:
A. Cơ giới hoá
B. Điện khí hoá
C. Thuỷ lợi hoá
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu là:
A. Kinh tế nhà nước
B. Kinh tế tập thể
C. Kinh tế cá thể, tiểu chủ
D. Cả a, b, c
-
Câu 11:
Nông nghiệp trong TKQĐ ở nước ta có vai trò gì?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Là thị trường của công nghiệp, dịch vụ
D. Cả a, b, c
-
Câu 12:
Nông nghiệp theo nghĩa rộng là gì?
A. Là các hoạt động kinh tế ngoài trời
B. Là ngành sản xuất mà đối tượng lao động là tự nhiên
C. Là sự kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt
D. Là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
-
Câu 13:
Cơ cấu kinh tế nào là quan trọng nhất?
A. Cơ cấu thành phần kinh tế
B. Cơ cấu vùng kinh tế
C. Cơ cấu ngành kinh tế
D. Cả b và c
-
Câu 14:
Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá?
A. Tăng NSLĐ
B. Hiệu quả kinh tế - xã hội
C. Kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng
D. Nâng cao đời sống nhân dân.
-
Câu 15:
Đâu là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá?
A. Con người
B. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
C. Khoa học - công nghệ
D. Hiệu quả kinh tế - xã hội
-
Câu 16:
Nước nào tiến hành CNH đầu tiên trên thế giới?
A. Anh
B. Mỹ
C. Pháp
D. Đức
-
Câu 17:
Thực chất của CNH ở nước ta là gì?
A. Thay lao động thủ công lạc hậu bằng lao động sử dụng máy móc có NSLĐ xã hội cao.
B. Tái sản xuất mở rộng
C. Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
D. Cả a, b, c
-
Câu 18:
Trong các luận điểm dưới đây, luận điểm nào không đúng?
A. CNH là tất yếu đối với mọi nước lạc hậu
B. CNH là tất yếu đối với các nước nghèo, kém phát triển
C. CNH là tất yếu đối với mọi nước đi lên CNXH.
D. CNH là tất yếu đối với các nước chưa có nền sản xuất lớn, hiện đại.
-
Câu 19:
Nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo định hướng XHCN. Các công cụ để điều tiết sự vận động đó là:
A. Nhà nước điều tiết vĩ mô.
B. Các chính sách tài chính tiền tệ.
C. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
D. Cả a, b, c
-
Câu 20:
Các thành phần kinh tế cùng hoạt động trong TKQĐ. Chúng quan hệ với nhau thế nào?
A. Tự nguyện hợp tác với nhau
B. Đấu tranh loại trừ nhau
C. Cạnh tranh với nhau
D. Cả a, b, c
-
Câu 21:
Các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Chúng thống nhất vì:
A. Đều chịu sự chi phối của kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
B. Đều nằm trong 1 hệ thống phân công lao động xã hội
C. Do kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chi phối.
D. Cả a, b, c
-
Câu 22:
Sử dụng thành phần kinh tế tư bản nhà nước có lợi gì?
A. Huy động và sử dụng được nguồn vốn lớn có hiệu quả
B. Học tập được kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
C. Tiếp nhận được kỹ thuật công nghệ hiện đại
D. Cả a, b, c
-
Câu 23:
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước gồm:
A. Hình thức liên doanh giữa nhà nước với tư bản tư nhân trong nước
B. Hình thức liên doanh giữa nhà nước với tư bản tư nhân nước ngoài.
C. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
D. Cả a, b, c
-
Câu 24:
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân dựa trên:
A. Sở hữu tư nhân về TLSX
B. Chế độ tư hữu nhỏ về TLSX
C. Chế độ tư hữu lớn về TLSX
D. Sử dụng lao động làm thuê
-
Câu 25:
Điểm khác nhau cơ bản giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ là ở:
A. Kinh tế cá thể chỉ sử dụng lao động bản thân và gia đình.
B. Kinh tế tiểu chủ có sử dụng lao động làm thuê nhưng không đáng kể
C. Kinh tế cá thể có thể trở thành kinh tế tiểu chủ
D. Kinh tế tiểu chủ có thể trở thành kinh tế cá thể
-
Câu 26:
Điểm giống nhau cơ bản của kinh tế cá thể và tiểu chủ là:
A. Sử dụng lao động bản thân và gia đình
B. Chưa sử dụng lao động làm thuê
C. Dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về TLSX
D. Có sử dụng một số lao động làm thuê
-
Câu 27:
Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh điển hình của kinh tế cá thể tiểu chủ là:
A. Kinh tế hộ gia đình
B. Kinh tế trang trại
C. Công ty trách nhiệm 1 thành viên
D. Cả a, b, c
-
Câu 28:
Kinh tế tiểu chủ có đặc điểm:
A. Chưa sử dụng lao động làm thuê
B. Có sử dụng lao động làm thuê nhưng rất nhỏ
C. Chỉ dựa vào lao động bản thân và gia đình
D. Cả a, b, c
-
Câu 29:
Trong kinh tế tập thể thực hiện nguyên tắc phân phối nào?
A. Theo lao động
B. Vốn đóng góp
C. Mức độ tham gia dịch vụ
D. Cả a, b, c
-
Câu 30:
Các HTX kiểu mới được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc:
A. Tự nguyện, cùng có lợi
B. Bình đẳng, quản lý dân chủ
C. Có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước
D. Cả a, b, c