1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành dựa trên cơ sở:
A. Hao phí thời gian lao động cần thiết.
B. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất hàng hóa.
C. Hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Hao phí lao động quá khứ và lao động sống của người sản xuất.
-
Câu 2:
Nếu nhà tư bản trả tiền công theo đúng giá trị sức lao động thì có bóc lột được giá trị thặng dư (m) không?
A. Không.
B. Có.
C. Bị lỗ vốn.
D. Không lỗ, không lãi.
-
Câu 3:
Kinh tế nhà nước gồm có những bộ phận nào?
A. Gồm có đất đai, tài nguyên, ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ của nhà nước và bộ phận kinh doanh có vốn của nhà nước.
B. Gồm có các doanh nghiệp nhà nước.
C. Bao gồm phần kinh doanh có vốn của nhà nước.
D. Cả a và b.
-
Câu 4:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thành phần kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?
A. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (nòng cốt là hợp tác xã).
B. Kinh tế quốc doanh.
C. Kinh tế Nhà nước.
D. Kinh tế tập thể.
-
Câu 5:
Hình thức phân phối thu nhập trong nền kinh tế nước ta hiện nay gồm có:
A. Phân phối theo lao động, tiền vốn và lợi nhuận.
B. Phân phối theo lao động và phân phối ngoài thù lao lao động thông qua quỹ phúc lợi xã hội.
C. Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, phân phối thông qua phúc lợi xã hội.
D. Cả 3 hình thức trên.
-
Câu 6:
Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là:
A. Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu có chọn lọc.
B. Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
C. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
D. Chiến lượng công nghiệp hóa hướng ngoại.
-
Câu 7:
Tác động của việc đánh giá đồng nội tệ cao quá mức đối với hoạt động xuất nhập khẩu:
A. Khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu.
B. Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu.
C. Khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu.
D. Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa.
-
Câu 8:
Nguồn vốn nước ngoài nào dưới đây mà ta có nghĩa vụ phải trả nợ?
A. FDI và ODA.
B. FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài).
C. ODA (viện trợ phát triển theo chương trình).
D. Vốn liên doanh của nước ngoài.
-
Câu 9:
Hãy kể tên các loại hình sở hữu cơ bản ở nước ta?
A. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp.
B. Sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp.
C. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
D. Sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác, sở hữu tập thể.
-
Câu 10:
Đại hội IX của Đảng ta xác định nền kinh tế nước ta có mấy thành phần kinh tế?
A. Ba thành phần kinh tế.
B. Năm thành phần kinh tế.
C. Sáu thành phần kinh tế.
D. Bốn thành phần kinh tế.
-
Câu 11:
Các bộ phận: đất đai, tài nguyên, ngân sách, dự trữ quốc gia, các quỹ nhà nước và bộ phận kinh doanh có vốn của nhà nước liên doanh vớinước ngoài thuộc thành phần kinh tế nào ở nước ta?
A. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
B. Kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế quốc doanh.
-
Câu 12:
Tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là:
A. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống.
B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội.
C. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống, thực hiện công bằng xã hội.
D. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và củng cố quan hệ sản xuất.
-
Câu 13:
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định mô hình kinh tế khái quát trong thời kỳ quá độ ở nước ta là:
A. Kinh tế nhiều thành phần.
B. Kinh tế kế hoạch hóa theo định hướng XHCN.
C. Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
D. Kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
-
Câu 14:
Giá trị thặng dư (m) là gì?
A. Lợi nhuận thu được sau khi sản xuất kinh doanh.
B. Giá trị của tư bản tự tăng lên.
C. Một bộ phận của giá trị mới thừa ra ngoài giá trị sức lao động do người lao động làm thuê tạo ra.
D. Hiệu số giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 15:
Sức lao động trở thành hàng hóa khi:
A. Sản xuất hàng hóa ra đời.
B. Có mua bán nô lệ.
C. Có phương thức sản xuất TBCN xuất hiện.
D. Có kinh tế thị trường.
-
Câu 16:
Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) ở nước ta gồm có:
A. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong các đơn vị liên doanh hỗn hợp.
D. Kinh tế nhà nước và phần kinh tế nhà nước trong các đơn vị liên doanh hỗn hợp.
-
Câu 17:
Giá cả hàng hóa là gì?
A. Giá trị của hàng hóa.
B. Quan hệ về lượng giữa hàng và tiền.
C. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
D. Tổng của chi phí sản xuất và lợi nhuận.
-
Câu 18:
Quy luật giá trị là:
A. Quy luật kinh tế riêng có của chủ nghĩa tư bản.
B. Quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
C. Quy luật kinh tế chung cho mọi phương thức sản xuất xã hội.
D. Quy luật vĩnh viễn của xã hội loài người.
-
Câu 19:
Giữa lao động và sức lao động thì:
A. Lao động là hàng hóa.
B. Sức lao động là hàng hóa.
C. Lao động và sức lao động đều là hàng hóa.
D. Lao động và sức lao động đều không phải là hàng hóa.
-
Câu 20:
Vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
A. Máy móc là nguồn gốc chủ yếu tạo ra thặng dư.
B. Máy móc chỉ là tiền đề vật chất cho việc tạo ra thặng dư.
C. Máy móc cùng với sức lao động đều tạo ra thặng dư.
D. Máy móc là yếu tố quyết định.
-
Câu 21:
Quá trình tái sản xuất xã hội là một thể thống nhất gồm có:
A. Hai khâu: sản xuất và tiêu dùng.
B. Ba khâu: sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
C. Bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
D. Năm khâu: sản xuất, lưu thông, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
-
Câu 22:
Nền tảng của nền kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN là:
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã.
C. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 23:
Chủ trương trong quan hệ quốc tế của Nhà nước ta là:
A. Việt Nam sẵn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế.
B. Việt Nam muốn là bạn, là đối tác của các nước trong cộng đồng quốc tế.
C. Việt Nam sẵn sàng là bạn, tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
-
Câu 24:
Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển kinh tế nước ta là:
A. Nội lực là chính.
B. Ngoại lực là chính trong thời kỳ đầu để phá vỡ cái vòng luẩn quẫn của sự nghèo đói.
C. Nội lực là chính, ngoại lực là rất quan trọng trong thời kỳ đầu.
D. Nội lực và ngoại lực đều quan trọng như nhau.
-
Câu 25:
Kinh tế thị trường là:
A. Kiểu tổ chức kinh tế tiến bộ của loài người.
B. Sản phẩm riêng có của phương thức sản xuất TBCN.
C. Đối lập với nền kinh tế XHCN.
D. Thành tựu của nền văn minh nhân loại và không đối lập với CNXH.
-
Câu 26:
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm:
A. Lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động và tư liệu sản xuất.
B. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
C. Lao động, sức lao động và đối tượng lao động.
D. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
-
Câu 27:
Sản phẩm hàng hóa mang 2 thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt:
A. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
B. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
C. Lao động sống và lao động vật hóa.
D. Lao động trừu tượng và lao động phức tạp.
-
Câu 28:
Giá cả thị trường của hàng hóa chịu tác động bởi:
A. Giá trị của hàng hóa.
B. Cung và cầu về hàng hóa.
C. Số lượng tiền tệ trong lưu thông.
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 29:
Cặp phạm trù nào sau đây thuộc về lý luận tái sản xuất xã hội:
A. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
B. Năng suất và chất lượng sản phẩm.
C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. Cả 3 cặp phạm trù trên.
-
Câu 30:
Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là để vạch ra:
A. Đặc điểm di chuyển giá trị của từng loại tư bản vào sản phẩm.
B. Vai trò của lao động quá khứ và lao động sống trong sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Bản chất của quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
D. Nguồn gốc của giá trị thặng dư.