1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, với phong trào công nhân và ________ ở nước ta vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ XX.
A. Chủ nghĩa yêu nước
B. Phong trào yêu nước
C. Truyền thống yêu nước
D. Truyền thống dân tộc
-
Câu 2:
Các thành tựu đối ngoại trong hơn 20 năm đã chứng minh đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới là:
A. Đúng đắn về tư duy
B. Đúng đắn về tư duy và thực tiễn
C. Sáng tạo về thực tiễn
D. Đúng đắn sáng tạo
-
Câu 3:
Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại, hội nhập kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là:
A. Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc
B. Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới
C. Giữ vững ổn định chính trị xã hội
D. Giữ vững độc lập tự chủ tự cường đi đôi với đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
-
Câu 4:
Phương châm của Đại Hội Đảng lần thứ IX: “Việt Nam______ là bạn, là ________ của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
A. Muốn đối tác
B. Đã, đang và sẽ đối tác tin cậy
C. Chấp nhận đối tác
D. Sẵn sàng đối tác tin cậy
-
Câu 5:
Nước ta đứng trước những thách thức gì trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:
A. Phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia
B. Chịu sức ép cạnh tranh gay gắt
C. Những biến động trên thị trường quốc tế tác động đến thị trường trong nước
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 6:
Đại hội lần thứ X, Đảng đã có chủ trương:
A. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
B. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
C. Tích cực hòa nhập kinh tế quốc tế
D. Chủ động quan hệ với các quốc gia trên thế giới
-
Câu 7:
Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ năm 1989 Đảng chủ trương:
A. Xóa bỏ tình trạng độc quyền mang tính chất cửa quyền trong sản xuất và trong kinh doanh xuất nhập khẩu
B. Nhà nước độc quyền ngoại thương và trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 8:
Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở:
A. Có nguồn gốc trực tiếp giống nhau.
B. Có vai trò quan trọng như nhau
C. Đều là tăng quy mô tư bản cá biệt
D. Đều là tăng quy mô tư bản xã hội
-
Câu 9:
Tập trung tư bản là gì? Ý nào sau đây là sai:
A. Là sự hợp nhất nhiều tư bản cá biệt nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn
B. Làm cho tư bản xã hội tăng
C. Phản ánh quan hệ trực tiếp các nhà tư bản với nhau
D. Cả a và c
-
Câu 10:
Tích tụ tư bản là:
A. Là tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư
B. Là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản
C. Làm cho tư bản xã hội tăng
D. Cả a, b và c
-
Câu 11:
Những nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ?
A. Năng suất lao động và cường độ lao động
B. Đại lượng tư bản ứng trước.
C. Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
D. Cả a, b, c
-
Câu 12:
Quy luật chung của tích luỹ tư bản là gì?
A. Giai cấp tư sản ngày càng giàu có, mâu thuẫn trong CNTB tăng lên.
B. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên
C. Tích tụ và tập trung tư bản tăng lên
D. Quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản.
-
Câu 13:
Quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc các nhân tố nào?
A. Khối lượng giá trị thặng dư
B. Tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành 2 phần là thu nhập và tích luỹ.
C. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư
D. Cả a, b và c
-
Câu 14:
Để có thể tăng quy mô tích luỹ, các nhà tư bản sử dụng nhiều biện pháp. Biện pháp nào đúng?
A. Tăng m'
B. Giảm v
C. Tăng NSLĐ
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Vì sao các nhà tư bản thực hiện tích luỹ tư bản?
A. Theo đuổi giá trị thặng dư
B. Do quy luật giá trị thặng dư chi phối
C. Do quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh chi phối
D. Cả a, b, c
-
Câu 16:
Đâu là nguồn gốc của tích luỹ tư bản?
A. Tài sản kế thừa.
B. Lợi nhuận
C. Của cải tiết kiệm của nhà tư bản
D. Cả a, b và c
-
Câu 17:
Những ý kiến dưới đây về sản xuất giá trị thặng dư của CNTB ngày nay, nhận xét nào đúng?
A. Máy móc thiết bị hiện đại thay thế lao động sống nhiều hơn.
B. Tăng NSLĐ và khối lượng giá trị thặng dư
C. Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên.
D. Cả a, b và c
-
Câu 18:
Tiền công danh nghĩa phụ thuộc các nhân tố nào?
A. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động
B. Mức độ phức tạp hay giản đơn của công việc.
C. Quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 19:
Tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm có quan hệ với nhau thế nào?
A. Không có quan hệ gì
B. Hai hình thức tiền công áp dụng cho các loại công việc có đặc điểm khác nhau.
C. Trả công theo sản phẩm dễ quản lý hơn trả công theo thời gian.
D. Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian.
-
Câu 20:
Người lao động nhận khoán công việc, khi hoàn thành nhận được một số lượng tiền thì đó là?
A. Tiền công tính theo thời gian
B. Tiền công thực tế
C. Tiền công danh nghĩa
D. Cả a, b, c
-
Câu 21:
Nhân tố nào quyết định trực tiếp tiền công tính theo sản phẩm?
A. Định mức sản phẩm
B. Đơn giá sản phẩm
C. Số lượng sản phẩm
D. Cả b và c
-
Câu 22:
Tiêu chí nào là cơ bản để xác định chính xác tiền công?
A. Số lượng tiền công
B. Tiền công tháng
C. Tiền công ngày
D. Tiền công giờ
-
Câu 23:
Hình thức tiền công nào không phải là cơ bản?
A. Tiền công tính theo thời gian
B. Tiền công tính theo sản phẩm
C. Tiền công danh nghĩa
D. Cả a và b
-
Câu 24:
Tiền công thực tế thay đổi thế nào?
A. Tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa
B. Tỷ lệ nghịch với giá trị tư liệu tiêu dùng và dịch vụ.
C. Biến đổi cùng chiều với lạm phát
D. Cả a và b
-
Câu 25:
Tiền công thực tế là gì?
A. Là tổng số tiền nhận được thực tế trong 1 tháng.
B. Là số tiền trong sổ lương + tiền thưởng + các nguồn thu nhập khác
C. Là số lượng hàng hoá và dịch vụ mua được bằng tiền công danh nghĩa.
D. Là giá cả của sức lao động.
-
Câu 26:
Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với:
A. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng.
B. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
C. Lực lượng sản xuất và quy luật kinh tế.
D. Lực lượng sản xuất và chính sách kinh tế.
-
Câu 27:
Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế là:
A. Khác nhau.
B. Khác nhau nhưng có quan hệ với nhau.
C. Đồng nhất với nhau.
D. Cả a và b
-
Câu 28:
Quy luật kinh tế là quy luật:
A. Phản ánh những mối liên hệ nhân quả, của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
B. Phản ánh những mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất yếu, thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
C. Phản ánh những mối liên hệ tất yếu, thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
D. Cả a và c.
-
Câu 29:
Chức năng của Kinh tế chính trị bao gồm:
A. Nhận thức; nghiên cứu; phương pháp luận; tư tưởng.
B. Nhận thức; thực tiễn; phương pháp luận; cơ sở lý luận.
C. Nhận thức; thực tiễn; phương pháp luận; tư tưởng.
D. Nhận thức; thực tiễn; tư duy; tư tưởng.
-
Câu 30:
Phân loại tái sản xuất theo quy mô bao gồm:
A. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
B. Tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất mở rộng.
C. Tái sản xuất xã hội và tái sản xuất mở rộng.
D. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất cá biệt.