1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn các ý không đúng về sản phẩm và hàng hoá:
A. Mọi sản phẩm đều là hàng hoá
B. Mọi hàng hoá đều là sản phẩm
C. Mọi sản phẩm đều là kết quả của sản xuất
D. Không phải mọi sản phẩm đều là hàng hoá
-
Câu 2:
Lao động sản xuất là:
A. Hoạt động có mục đích của con người
B. Sự tác động của con người vào tự nhiên
C. Các hoạt động vật chất của con người
D. Sự kết hợp TLSX với sức lao động
-
Câu 3:
Sản phẩm xã hội gồm có:
A. Toàn bộ chi phí về TLSX
B. Sản phẩm cần thiết
C. Sản phẩm thặng dư
D. Cả a, b và c
-
Câu 4:
Sản phẩm cần thiết là:
A. Sản phẩm thiết yếu của xã hội
B. Sản phẩm để thoả mãn nhu cầu tối thiểu của con người
C. Phần sản phẩm xã hội để tái sản xuất sức lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 5:
Mức độ giàu có của xã hội phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Tài nguyên thiên nhiên
B. Trình độ khoa học công nghệ
C. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)
D. Khối lượng sản phẩm thặng dư
-
Câu 6:
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác- Lênin là:
A. Nguồn gốc của cải để làm giàu cho xã hội
B. Nền sản xuất của cải vật chất
C. Phương thức sản xuất TBCN và thời kỳ quá độ lên CNXH
D. QHSX trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
-
Câu 7:
Sản xuất hàng hoá ra đời khi:
A. Có sự phân công lao động xã hội
B. Có sự giao lưu, buôn bán
C. Có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX
D. Cả a và c
-
Câu 8:
Chọn phương án đúng về quy luật kinh tế:
A. Quy luật kinh tế là quy luật xã hội do con người đặt ra
B. Là quy luật khách quan phát sinh tác dụng qua hoạt động kinh tế của con người
C. Quy luật kinh tế có tính lịch sử
D. Cả b và c
-
Câu 9:
Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi:
A. Công dụng của hàng hoá
B. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá
C. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Giá cả của hàng hoá là:
A. Sự thoả thuận giữa người mua và người bán
B. Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
C. Số tiền người mua phải trả cho người bán
D. Giá tiền đã in trên sản phẩm hoặc người bán quy định
-
Câu 11:
Nhân tố nào có ảnh hưởng đến số lượng giá trị của đơn vị hàng hoá? Chọn ý đúng nhất trong các ý sau:
A. Năng suất lao động
B. Cường độ lao động
C. Các điều kiện tự nhiên
D. Cả a và c
-
Câu 12:
Tư bản bất biến (c) là:
A. Giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao
B. Giá trị của nó lớn lên trong quá trình sản xuất
C. Giá trị của nó không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn sang sản phẩm
D. Giá trị của nó không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn sang sản phẩm
-
Câu 13:
Chọn các ý đúng về hàng hoá sức lao động:
A. Nó tồn tại trong con người
B. Có thể mua bán nhiều lần
C. Giá trị sử dụng của nó có khả năng tạo ra giá trị mới
D. Cả a, b, c
-
Câu 14:
Việc mua bán sức lao động và mua bán nô lệ khác nhau ở đặc điểm nào?
A. Bán nô lệ là bán con người, còn bán sức lao động là bán khả năng lao động của con người
B. Bán sức lao động thì người lao động là người bán, còn bán nô lệ thì nô lệ bị người khác bán
C. Bán sức lao động và bán nô lệ là không có gì khác nhau
D. Cả a và b
-
Câu 15:
Tư bản là:
A. Khối lượng tiền tệ lớn, nhờ đó có nhiều lợi nhuận
B. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng và công nhân làm thuê
C. Toàn bộ tiền và của cải vật chất
D. Giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
-
Câu 16:
Tư bản cố định có vai trò gì?
A. Là nguồn gốc của giá trị thặng dư
B. Là điều kiện để giảm giá trị hàng hoá
C. Là điều kiện để tăng năng suất lao động
D. Cả b, c
-
Câu 17:
Tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) thuộc phạm trù tư bản nào?
A. Tư bản tiền tệ
B. Tư bản sản xuất
C. Tư bản hàng hoá
D. Tư bản lưu thông
-
Câu 18:
Tư bản cố định và tư bản lưu động thuộc phạm trù tư bản nào?
A. Tư bản sản xuất
B. Tư bản tiền tệ
C. Tư bản bất biến
D. Tư bản ứng trước
-
Câu 19:
Chọn các ý đúng về mua bán sức lao động:
A. Bán chịu
B. Giá cả < giá trị do sức lao động tạo ra
C. Mua, bán có thời hạn
D. Cả a, b và c
-
Câu 20:
Khi nào sức lao động trở thành hàng hoá một cách phổ biến?
A. Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn
B. Trong nền sản xuất hàng hoá TBCN
C. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ
D. Trong nền sản xuất lớn hiện đại
-
Câu 21:
Giá trị hàng hoá sức lao động gồm:
A. Giá trị các tư liệu tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động của công nhân và nuôi gia đình anh ta
B. Chi phí để thoả mãn nhu cầu văn hoá, tinh thần
C. Chi phí đào tạo người lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 22:
Chọn các ý đúng trong các nhận định dưới đây:
A. Người bán và người mua sức lao động đều bình đẳng về mặt pháp lý
B. Sức lao động được mua và bán theo quy luật giá trị
C. Thị trường sức lao động được hình thành và phát triển từ phương thức sản xuất TBCN
D. Cả a, b và c
-
Câu 23:
Chọn các ý đúng trong các nhận định sau:
A. Tiền tệ là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá và là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản
B. Tư bản được biểu hiện ở tiền, nhưng bản thân tiền không phải là tư bản
C. Mọi tư bản mới đều nhất thiết phải mang hình thái tiền tệ
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 24:
Mục đích trực tiếp của nền sản xuất TBCN là:
A. Sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất
B. Mở rộng phạm vi thống trị của QHSX TBCN
C. Tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư
D. Làm cho lao động ngày càng lệ thuộc vào tư bản
-
Câu 25:
Các cách diễn tả giá trị hàng hoá dưới đây, cách nào đúng?
A. Giá trị hàng hoá = c + v + m
B. Giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị mới
C. Giá trị hàng hoá = k + p
D. Cả a, b và c
-
Câu 26:
Các cách diễn tả dưới đây có cách nào sai không?
A. Giá trị mới của sản phẩm = v + m
B. Giá trị của sản phẩm mới = v + m
C. Giá trị của TLSX = c
D. Giá trị của sức lao động = v
-
Câu 27:
Khi tăng NSLĐ, cơ cấu giá trị một hàng hoá thay đổi. Trường hợp nào dưới đây không đúng?
A. C có thể giữ nguyên, có thể tăng, có thể giảm
B. (v+ m) giảm
C. (c+ v+ m) giảm
D. (c + v + m) không đổi
-
Câu 28:
Khi nào tiền tệ biến thành tư bản?
A. Có lượng tiền tệ đủ lớn
B. Dùng tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh
C. Sức lao động trở thành hàng hoá
D. Dùng tiền để buôn bán mua rẻ, bán đắt.
-
Câu 29:
Chọn các ý đúng trong các ý dưới đây:
A. Giá trị thặng dư cũng là giá trị
B. Giá trị thặng dư và giá trị giống nhau về chất, chỉ khác nhau về lượng trong 1 hàng hoá
C. Giá trị thặng dư là lao động thặng dư kết tinh
D. Cả a, b và c
-
Câu 30:
Chọn định nghĩa chính xác về tư bản:
A. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư
B. Tư bản là tiền và TLSX của nhà tư bản để tạo ra giá trị thặng dư
C. Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
D. Tư bản là tiền đẻ ra tiền