1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quy luật giá trị có yêu cầu gì?
A. Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
B. Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá
C. Hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết
D. Cả a, b, c
-
Câu 2:
Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu như thế nào là đúng?
A. Giá cả của từng hàng hoá luôn luôn bằng giá trị của nó
B. Giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó
C. giá trị = giá cả
D. Cả b và c
-
Câu 3:
Quy luật giá trị tồn tại ở riêng:
A. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn
B. Nền sản xuất TBCN
C. Trong nền sản xuất vật chất nói chung
D. Trong nền kinh tế hàng hoá
-
Câu 4:
Điều kiện ra đời của CNTB là:
A. Tập trung khối lượng tiền tệ đủ lớn vào một số người để lập ra các xí nghiệp
B. Xuất hiện một lớp người lao động tự do nhưng không có TLSX và các của cải khác buộc phải đi làm thuê
C. Phải thực hiện tích luỹ tư bản
D. Cả a, b
-
Câu 5:
Quy luật giá trị hoạt động tự phát có thể dẫn đến sự hình thành QHSX TBCN không? Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Có
B. Không
C. Có nhưng rất chậm chạp
-
Câu 6:
Chủ nghĩa tư bản ra đời khi:
A. Sản xuất hàng hoá đã phát triển cao
B. Phân công lao động đã phát triển cao
C. Trong xã hội xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột
D. Tư liệu sản xuất tập trung vào một số ít người còn đa số người bị mất hết TLSX
-
Câu 7:
Sự phát triển đại công nghiệp cơ khí ở Anh bắt đầu từ:
A. Các ngành công nghiệp nặng
B. Các ngành công nghiệp chế tạo máy
C. Các ngành công nghiệp nhẹ
D. Các ngành sản xuất máy động lực
-
Câu 8:
Cuộc cách mạng kỹ thuật ở nước Anh bắt đầu từ:
A. Máy công tác
B. Máy phát lực
C. Máy truyền lực
D. Cả a, b, c đồng thời
-
Câu 9:
Tư bản là:
A. Tiền và máy móc thiết bị
B. Tiền có khả năng đẻ ra tiền
C. Giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
D. Công cụ sản xuất và nguyên vật liệu
-
Câu 10:
Quan hệ cung cầu thuộc khâu nào của quá trình tái sản xuất xã hội?
A. Sản xuất và tiêu dùng
B. Tiêu dùng
C. Trao đổi
D. Phân phối và trao đổi
-
Câu 11:
Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là:
A. Đồng nghĩa
B. Độc lập với nhau
C. Trái ngược nhau
D. Có liên hệ với nhau và làm điều kiện cho nhau
-
Câu 12:
Người sáng lập ra chủ nghĩa Mác là:
A. Các Mác
B. C.Mác và V.I. Lênin
C. C.Mác và Ph.Ăng ghen
D. C.Mác, Ph. Ăng ghen và V.I. Lênin
-
Câu 13:
Tiền tệ là:
A. Thước đo giá trị của hàng hoá
B. Phương tiện để lưu thông hàng hoá và để thanh toán
C. Là hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung
D. Là vàng, bạc
-
Câu 14:
Chọn các ý đúng về lao động và sức lao động:
A. Sức lao động chỉ là khả năng, còn lao động là sức lao động đã được tiêu dùng
B. Sức lao động là hàng hoá, còn lao động không là hàng hoá
C. Sức lao động có giá trị, còn lao động không có giá trị
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Sức lao động trở thành hàng hoá một cách phổ biến từ khi nào?
A. Từ khi có sản xuất hàng hoá
B. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ
C. Từ khi có kinh tế thị trường
D. Từ khi có CNTB
-
Câu 16:
Điều kiện tất yếu để sức lao động trở thành hàng hoá là:
A. Người lao động tự nguyện đi làm thuê
B. Người lao động được tự do thân thể
C. Người lao động hoàn toàn không có TLSX và của cải gì
D. Cả b và c
-
Câu 17:
Việc mua bán nô lệ và mua bán sức lao động quan hệ với nhau thế nào? Chọn ý đúng:
A. Hoàn toàn khác nhau
B. Có quan hệ với nhau
C. Giống nhau về bản chất, chỉ khác về hình thức
D. Cả b và c
-
Câu 18:
Tích luỹ nguyên thuỷ là gì?
A. Tích luỹ có trước sự ra đời của CNTB
B. Nhằm tạo ra hai điều kiện cho CNTB ra đời nhanh hơn
C. Tích luỹ nguyên thuỷ được thực hiện bằng bạo lực
D. Cả a, b, c
-
Câu 19:
Tích luỹ nguyên thuỷ được thực hiện bằng các biện pháp gì?
A. Tước đoạt người sản xuất nhỏ, nhất là nông dân
B. Chinh phục, bóc lột thuộc địa
C. Trao đổi không ngang giá, bất bình đẳng
D. Cả a, b và c
-
Câu 20:
Nhân tố nào là cơ bản thúc đẩy CNTB ra đời nhanh chóng:
A. Sự tác động của quy luật giá trị
B. Sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện giao thông vận tải nhờ đó mở rộng giao lưu buôn bán quốc tế
C. Những phát kiến lớn về địa lý
D. Tích luỹ nguyên thuỷ
-
Câu 21:
Tích luỹ nguyên thuỷ và tích luỹ tư bản khác nhau như thế nào?
A. Tích luỹ nguyên thuỷ có trước, tích luỹ tư bản có sau
B. Tích luỹ nguyên thuỷ tạo điều kiện cho CNTB ra đời, tích luỹ tư bản mở rộng phạm vi thống trị và bóc lột lao động làm thuê
C. Tích luỹ nguyên thuỷ thực hiện bằng bạo lực, tích luỹ tư bản thực hiện bằng biện pháp kinh tế là chủ yếu
D. Cả a, b, c
-
Câu 22:
Sự hoạt động của quy luật giá trị được biểu hiện:
A. Giá cả thị trường xoay quanh giá trị xã hội của hàng hoá
B. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất
C. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả độc quyền
D. Cả a, b, c
-
Câu 23:
Quan hệ giữa giá cả và giá trị. Chọn các ý đúng:
A. Giá trị là cơ sở của giá cả, là yếu tố quyết định giá cả
B. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
C. Giá cả thị trường còn chịu ảnh hưởng của cung - cầu, giá trị của tiền
D. Cả a, b và c
-
Câu 24:
Tiền tệ có mấy chức năng khi chưa có quan hệ kinh tế quốc tế:
A. Hai chức năng
B. Ba chức năng
C. Bốn chức năng
D. Năm chức năng
-
Câu 25:
Bản chất tiền tệ là gì? Chọn các ý đúng:
A. Là hàng hoá đặc biệt, làm vật ngang giá cho các hàng hoá khác
B. Thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá
C. Phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau
D. Cả a, b, c
-
Câu 26:
Cặp phạm trù nào là phát hiện riêng của C.Mác?
A. Lao động giản đơn và lao động phức tạp
B. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng
C. Lao động tư nhân và lao động xã hội
D. Lao động quá khứ và lao động sống
-
Câu 27:
Ai là người đầu tiên chia tư bản sản xuất thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v)?
A. A.Smith
B. D.Ricardo
C. C.Mác
D. F.Quesnay
-
Câu 28:
Chọn ý đúng về quan hệ cung - cầu đối với giá trị, giá cả:
A. Quyết định giá trị và giá cả hàng hoá
B. Chỉ quyết định đến giá cả và có ảnh hưởng đến giá trị
C. Không có ảnh hưởng đến giá trị và giá cả
D. Có ảnh hưởng tới giá cả thị trường
-
Câu 29:
Kinh tế chính trị và kinh tế học có quan hệ gì với nhau?
A. Có cùng một nguồn gốc
B. Mỗi môn có thế mạnh riêng
C. Có quan hệ với nhau, có thể bổ sung cho nhau
D. Cả a, b và c
-
Câu 30:
Khi tăng vốn đầu tư cho sản xuất sẽ có tác động đến sản lượng, việc làm và giá cả. Chọn các ý đúng dưới đây:
A. Sản lượng tăngx
B. Thất nghiệp giảm
C. Giá cả không thay đổi
D. Cả a, b