1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do:
A. Tăng sản lượng, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
B. Tăng cường độ lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
C. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
D. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động thặng dư, tương ứng làm tăng thời gian lao động cần thiết.
-
Câu 2:
Vì sao giá cả hàng hóa nông phẩm luôn cao hơn giá cả các loại hàng hóa khác?
A. Cấu tạo hữu cơ thấp, diện tích canh tác lại có hạn trong khu nhu cầu về lương thực là không thiếu được
B. Các nhà tư bản nông nghiệp muốn nâng giá để tăng thêm lợi nhuận
C. Vì nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên, hay nhất mùa do thiên tai, mức tăng trưởng chỉ hạn trong khi dân số nhiều vùng lại tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng nông nghiệp hàng hóa
-
Câu 3:
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
A. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế.
B. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.
C. Phân công lao động quốc tế; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
D. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
-
Câu 4:
Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế:
A. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất.
B. Lực lượng sản xuất; kiến trúc thượng tầng.
C. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng.
D. Quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng.
-
Câu 5:
Mục đích của nhà sản xuất là:
A. Giá trị sử dụng.
B. Công dụng.
C. Lợi ích.
D. Giá trị.
-
Câu 6:
Không ngừng củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân là:
A. Bài học quan trọng hang đầu của cách mạng Việt Nam
B. Kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội
C. Kinh nghiệm xuất phát từ truyền thống đại đoàn kết của dân tộc
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là:
A. Lao động tư nhân và lao động xã hội
B. Lao động giản đơn và lao động phức tạp
C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng
D. Lao động quá khứ và lao động sống
-
Câu 8:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)?
A. Giá trị hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở trong nước kể cả giá trị hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài đầu tư vào nước mình
B. Giá trị hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở trong nước - giá trị hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài đầu tư vào nước mình
C. Giá trị hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở trong nước - giá trị hàng hoá dịch vụ đầu tư ở nước ngoài
D. Giá trị hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở trong nước + giá trị hàng hoá dịch vụ đầu tư ở nước ngoài
-
Câu 9:
CNTB chiến thắng sản xuất nhỏ là do cái gì?
A. Sự phân công chuyên môn hóa cả về công cụ và lao động
B. Sự tổ chức sản xuất dựa trên ưu thế của hiệp tác xã hội
C. Vai trò của tổ chức quản lý nền sản xuất một cách khoa học
D. Máy móc đại công nghiệp vượt qua hạn chế cá nhân của con người
-
Câu 10:
Trong TKQĐ ở nước ta sở hữu tư nhân:
A. Bị xoá bỏ
B. Bị hạn chế
C. Là hình thức sở hữu thống trị
D. Tồn tại đan xen với các hình thức sở hữu khác.
-
Câu 11:
Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành:
A. Quy luật giá cả độc quyền
B. Quy luật lợi nhuận độc quyền cao
C. Quy luật lợi nhuận bình quân
D. Quy luật giá cả sản xuất
-
Câu 12:
Tiền công danh nghĩa phụ thuộc các nhân tố nào?
A. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động
B. Mức độ phức tạp hay giản đơn của công việc.
C. Quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 13:
Bản chất của tiền công trong CNTB là:
A. Giá cả của hàng hóa lao động.
B. Giá cả của hàng hóa sức lao động.
C. Giá cả của hàng hóa.
D. Cả a và b.
-
Câu 14:
Cơ cấu lợi ích trong thành phần kinh tế tập thể là gì?
A. Lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân.
B. Lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân
C. Lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, lợi ích tập thể
D. Lợi ích chủ doanh nghiệp, lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội
-
Câu 15:
Thực chất lợi nhuận thương nghiệp là:
A. Một phần lợi nhuận tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
B. Một phần giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
C. Một phần tỷ suất giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
D. Một phần giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản nông nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
-
Câu 16:
Tại Đại hội X Đảng ta xác định:
A. Đảng Cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
B. Đảng Cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
C. Đảng Cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc
D. Đảng Cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân Việt Nam
-
Câu 17:
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nêu ra và đưa vào sử dụng từ:
A. Đại hội Đảng lần thứ VI.
B. Đại hội Đảng lần thứ VII.
C. Đại hội Đảng lần thứ VIII.
D. Đại hội Đảng lần thứ IX.
-
Câu 18:
Khi tăng cường độ lao động sẽ xảy ra các trường hợp dưới đây. Trường hợp nào dưới đây là đúng?
A. Số lượng hàng hoá làm ra trong một đơn vị thời gian tăng
B. Số lượng lao động hao phí trong thời gian đó không đổi
C. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá tăng lên
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Giá cả sản xuất bằng gì?
A. Giá cả thj trường trừ đi lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp
B. Toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
C. Giá trị của hàng hóa cộng với lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp
D. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận trung bình
-
Câu 20:
Trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu là:
A. Kinh tế nhà nước
B. Kinh tế tập thể
C. Kinh tế cá thể, tiểu chủ
D. Cả a, b, c
-
Câu 21:
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là:
A. Trình độ bóc lột sức lao động; cường độ lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
B. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
C. Trình độ bóc lột sức lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
D. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng.
-
Câu 22:
Lao động cụ thể:
A. Là phạm trù lịch sử.
B. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Tạo ra giá trị hàng hóa.
D. Biểu hiện tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa.
-
Câu 23:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Nhân dân lao động.
C. Dân tộc Việt Nam.
D. Cả 3 đặc điểm trên.
-
Câu 24:
Sự giống nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản:
A. Làm tăng tổng tư bản xã hội.
B. Quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
C. Quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân.
D. Làm tăng qui mô của tư bản cá biệt.
-
Câu 25:
Cơ cấu lợi ích trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân là:
A. Lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân
B. Lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, lợi ích tập thể
C. Lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân.
D. Lợi ích chủ doanh nghiệp, lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội
-
Câu 26:
Tư bản thương nghiệp trong CNTB là:
A. Một bộ phận của tư bản nông nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
B. Một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
C. Một bộ phận của tư bản cho vay tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
D. Một bộ phận của tư bản thương nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
-
Câu 27:
Trong các nhận xét dưới đây về vai trò của tư bản bất biến trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, nhận xét nào đúng?
A. Tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu để sản xuất giá trị thặng dư
B. Tư bản bất biến và tư bản khả biến đều là nguồn gốc của giá trị thặng dư
C. Tư bản bất biến chuyển dần giá trị sang sản phẩm mới
D. Cả a, b, c đều sai
-
Câu 28:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, với phong trào công nhân và ________ ở nước ta vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ XX.
A. Chủ nghĩa yêu nước
B. Phong trào yêu nước
C. Truyền thống yêu nước
D. Truyền thống dân tộc
-
Câu 29:
Dân chủ là gì?
A. Là quyền lực thuộc về nhân dân.
B. Là quyền của con người.
C. Là quyền tự do của mỗi người.
D. Là trật tự xã hội.
-
Câu 30:
Tư bản bất biến trong quá trình sản xuất:
A. Chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm.
B. Chuyển dần từng phần giá trị vào sản phẩm.
C. Không thay đổi về lượng.
D. Tăng lên về lượng.