1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì:
A. Chuyển dần sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước.
B. Kiểm soát được kinh tế tư bản tư nhân.
C. Kết hợp sức mạnh của tư nhân và nhà nước.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 2:
Trong thời kỳ quá độ phải sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần do:
A. Lực lượng sản xuất thấp kém.
B. Chưa thể xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế của xã hội cũ.
C. Thể hiện tính dân chủ.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 3:
Để nền kinh tế vận động theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì:
A. Kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.
B. Hạn chế mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Chuyển kinh tế cá thể vào kinh tế tập thể.
D. Nhà nước phải độc quyền trong những ngành kinh tế quan trọng.
-
Câu 4:
Thành phần kinh tế nhà nước.
A. Sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
B. Các doanh nghiệp nhà nước.
C. Các doanh nghiệp kinh doanh trên đất Việt Nam.
D. Tất cả phương án trên.
-
Câu 5:
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân dựa trên.
A. Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
B. Hội chung vốn.
C. Công ty tư nhân tư bản.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 6:
So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào?
A. Không còn mang tính giai cấp.
B. Là nền dân chủ phi lịch sử.
C. Là nền dân chủ thuần túy.
D. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
-
Câu 7:
Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là:
A. Đổi mới mục tiêu, con đường xã hôi chủ nghĩa.
B. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ và quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị.
C. Thay đổi hệ thống tư duy lý luận.
D. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
-
Câu 8:
Dân chủ là gì?
A. Là quyền lực thuộc về nhân dân.
B. Là quyền của con người.
C. Là quyền tự do của mỗi người.
D. Là trật tự xã hội.
-
Câu 9:
So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ XHCN có điểm khác biệt cơ bản nào?
A. Không còn mang tính giai cấp.
B. Là nền dân chủ phi lịch sử.
C. Là nền dân chủ thuần túy.
D. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-
Câu 10:
Bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN thể hiện như thế nào?
A. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng của nó đối với toàn xã hội, để thực hiện quyền lợi và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, trong đó có giai cấp công nhân.
B. Là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với toàn xã hội.
C. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 11:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Nhà nước XHCN vừa có bản chất giai cấp CN, vừa có tính nhân rộng rãi và tính …… sâu sắc.
A. Giai cấp.
B. Dân tộc.
C. Nhân đạo.
D. Cộng đồng.
-
Câu 12:
Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay?
A. Đảng cộng sản Việt Nam.
B. Mặt trận tổ chức.
C. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. Các đoàn thể nhân dân.
-
Câu 13:
Bản chất của nhà nước XHCN là gì?
A. Mang bản chất của giai cấp công nhân.
B. Mang bản chất của đa số nhân dân lao động.
C. Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
D. Vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang bản chất của nhân dân lao động và tính dân tộc sâu sắc.
-
Câu 14:
Nhà nước pháp quyền XHCN quản lý mọi mặt của đời sống xã hội chủ yếu bằng gì?
A. Đường lối, chính sách.
B. Tuyên truyền, giáo dục.
C. Hiến pháp, pháp luật.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 15:
Sự khác biệt cơ bản của nền dân chủ XHCN với các nền dân chủ của các xã hội có phân chia giai cấp trong lịch sử nhân loại?
A. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của số đông, của tất cả quần chúng nhân dân lao động trong xã hội.
B. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ có tổ chức đảng cộng sản lãnh đạo.
C. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ được thực thi bằng luật pháp nhân dân.
D. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ phi giai cấp.
-
Câu 16:
Trong xã hội có giai cấp, “Dân” là ai và do đối tượng nào quy định?
A. Dân là mọi thành viên sống trong XH, dân do xã hội quy định.
B. Dân là thành viên trong xã hội do luật pháp của giai cấp thống trị quy định.
C. Dân là những người tham gia vào quá trình lao động sản xuất XH, họ được tổ chức kinh tế công nhận.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 17:
Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở nào?
A. Chế độ chính trị của giai cấp công nhân.
B. Cơ chế quản lý nền kinh tế XHCN.
C. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Bản chất chính trị XHCN.
-
Câu 18:
Phương hướng cơ bản trong việc cải cách bộ máy hành chính ở Việt Nam hiện nay?
A. Tổ chức bộ máy một cách chi tiết, bằng cách gia tăng số lượng các cơ quan các cấp để kịp thời giải quyết những vấn đề nhỏ nhất của đời sống.
B. Tăng số lượng cán bộ công chức các cấp để bảo đảm giải quyết nhanh chóng sự vụ nhân dân.
C. Bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, năng động và quản lý có hiệu lực và hiệu quả hơn.
D. Cả a và c đúng.
-
Câu 19:
Nội dung của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay?
A. Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại cán bộ công chức theo yêu cầu mới của cải cách nhà nước.
B. Đổi mới việc quản lý cán bộ công chức, sử dụng, đãi ngộ cán bộ, công chức.
C. Tăng thêm quyền lực cho cán bộ công chức để giúp họ có quyền tự quyết trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
D. Cả a và b đúng
-
Câu 20:
Theo Đảng ta cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
A. Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức xã hội chính trị.
C. Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật.
D. Cả ba đều đúng.
-
Câu 21:
Trong quá trình đổi mới và thực thi dân chủ của nước ta hiện nay, nhiệm vụ nào được xem là khó khăn, phức tạp, nhạy cảm nhất hiện nay?
A. Xóa đói giảm nghèo.
B. Cải cách giáo dục.
C. Chống tham nhũng.
D. Trật tự an toàn giao thông.
-
Câu 22:
Vấn đề xã hội nào ở Việt Nam là quan trọng nhất sau cách mạng tháng tám 1945:
A. Nạn đói.
B. Tệ nạn xã hội.
C. Nạn dốt.
D. Các câu trên đều đúng.
-
Câu 23:
Việc đổi mới các chính sách xã hội lần đầu tiên được Đảng ta đưa vào thời gian nào?
A. 10/1986.
B. 11/1986.
C. 12/1986.
D. 01/1987.
-
Câu 24:
Quyết định đúng đắn nhất của các chính sách xã hội tháng 12/1986 là:
A. Xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp chuyền sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng.
C. Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Cải trường dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy.
-
Câu 25:
Đâu không là quan điểm của Đảng ta về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới:
A. Kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội.
B. Xây dựng và thể chế gắn kết kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.
C. Đề ra chính sách làm phân hóa giàu nghèo ngày càng cao giữa các tầng lớp dân cư.
D. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chi tiêu phát triển con người (HDI).
-
Câu 26:
Đâu là hạn chế của việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới:
A. Sự phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội.
B. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải.
C. Áp lực dân số gia tăng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 27:
Thành tựu quan trọng nhất trong việc thực hiện các chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới:
A. Chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung, quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường tự do.
B. Chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
C. Hạn chế được gia tăng dân số.
D. Thực hiện dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy.
-
Câu 28:
Điều nào sau đây không phải là hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới:
A. Áp lực gia tăng dân số lớn.
B. Tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp.
C. Hệ thống giáo dục – y tế tụt hậu và kém phát triển.
D. Bảo đảm được sự ổn định của xã hội.
-
Câu 29:
Về mục tiêu đối ngoại của Việt Nam, từ năm 1945 khi nhà nước dân chủ nhân dân ra:Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với nội dung:
A. Đưa nước nhà đến sự độc lập thống nhất.
B. Đưa nước nhà giành độc lập tự do.
C. Đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn.
D. Đưa nước nhà đến sự độc lập.
-
Câu 30:
Về nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam, từ năm 1945 khi nhà nước dân chủ nhân dân ra đời Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với nội dung:
A. Lấy nguyên tắc Liên Hiệp Quốc làm nền tảng.
B. Lấy nguyên tắc hiến chương Thái Bình Dương làm nền tảng.
C. Lấy nguyên tắc Độc lập tự do làm nền tảng.
D. Lấy nguyên tắc hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng.