1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các loại kẻ thù cần phải đánh đổ trong quá trình giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Đế quốc, thực dân và tay sai của chúng.
B. Nghèo nàn dốt nát, lạc hậu.
C. Chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức.
D. Cả 3 loại trên.
-
Câu 2:
Các lực lượng thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Đảng Cộng sản.
B. Khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là lien minh công – nông – tri thức.
C. Các lực lượng cách mạng.
D. Cả lực lượng trên.
-
Câu 3:
Theo Hồ Chí Minh muốn xây chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có:
A. Cơ sở vật chất vững chắc.
B. Con người năng động, sang tạo.
C. Con người xã hội chủ nghĩa.
D. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
-
Câu 4:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc:
A. Là vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược.
B. Là vấn đề quyết định thành công của cách mạng.
C. Là vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
D. Cả 3 vấn đề trên.
-
Câu 5:
Trong Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng Cộng sản là:
A. Thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo của mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Đại biểu của giai cấp công nhân trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
-
Câu 6:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước là:
A. Xác định nghiệm vụ của Đảng.
B. Xác định bản chất của Đảng.
C. Xác định nguồn gốc ra đời của Đảng.
D. Xác định năng lực của Đảng.
-
Câu 7:
Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh nghĩa là:
A. Mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
B. Mọi công việc của nhà nước do dân quyết định.
C. Đại biểu của nhà nước do dân bầu ra.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 8:
Nhà nước do dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Đại biểu của nhà nước do dân lựa chọn Nhà nước phải liên hệ chặc chẽ với dân.
B. Dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động.
C. Dân có quyền kiểm soát, giám sát, bãi miễn nếu đại biểu không làm tròn sự ủy thác của dân.
D. Cả 3 đặc điểm trên.
-
Câu 9:
Nhà nước vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Phục vụ vì lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
B. Dân là chủ, chính phủ là đầy tớ. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều xuất phát từ lợi ích của dân.
C. Nhà nước trong sạch, không có bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào.
D. Cả đặc điểm trên.
-
Câu 10:
Phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người.
B. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
C. Có tinh thần quốc tế trong sáng.
D. Cả 3 đặc điểm trên.
-
Câu 11:
Con người theo quan niệm của Hồ Chí Minh là:
A. Động lực của cách mạng.
B. Vốn quý của cách mạng.
C. Vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của cách mạng.
D. Vốn quý nhất, nhân tố quan trọng của cách mạng.
-
Câu 12:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Nhân dân lao động.
C. Dân tộc Việt Nam.
D. Cả 3 đặc điểm trên.
-
Câu 13:
Chiến lược kinh tế xã hội 2001 – 2010 của Đảng ta coi nhiệm vụ gì là trung tâm?
A. Phát triển khoa học, giáo dục là quốc sách hàng đầu.
B. Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị.
D. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.
-
Câu 14:
Thành phần kinh tế quá độ theo cách gọi của V.I.Lênin là thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tư bản tư nhân.
C. Kinh tế tư bản nhà nước.
D. Kinh tế tập thể.
-
Câu 15:
Bản chất của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là gì?
A. Tạo ra bước nhảy vọt về chất trong quá trình sản xuất vật chất.
B. Cải biến về chất các lực lượng sản xuất hiện có trên cơ sở biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Tạo ra nền kinh tế tri thức.
D. Tạo ra năng suất lao động cao.
-
Câu 16:
Nền kinh tế tri thức được xem là.
A. Một phương thức sản xuất mới.
B. Một hình thể kinh tế xã hội mới.
C. Một giai đoạn mới của CNTB hiện đại.
D. Một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất.
-
Câu 17:
Phát triển kinh tế.
A. Tăng GDP theo thời gian gắn liền với thay đổi chất lượng cuộc sống.
B. Mức tăng GDP cao và ổn định về chính trị.
C. GDP/người tăng gắn liền với trình độ dân trí cao.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 18:
Nguyên nhân tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta là do:
A. Do trình độ LLSX còn nhiều thang bậc khác nhau, còn nhiều quan hệ sở hữu về TLSX.
B. Do xã hội cũ để lại.
C. Do quá trình cải tạo và xây dựng QHSX mới.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 19:
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có vai trò gì?
A. Cho phép khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất các nguồn lực và tiềm năng của nền kinh tế.
B. Thúc đẩy kinh tế hang hóa phát triển, khoa học, công nghệ phát triển nhanh.
C. Làm cho NSLĐ tăng, kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu quả.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 20:
Các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Chúng thống nhất vì:
A. Đều chịu sự chi phối của kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước.
B. Đều nằm trong một hệ thống phân công lao động xã hội.
C. Do kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chi phối.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 21:
Các thành phần kinh tế mâu thuẫn với nhau vì:
A. Dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau.
B. Có lợi ích kinh tế khác nhau.
C. Có xu hướng vận động khác nhau.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 22:
Thực chất CNH-HĐH ở nước ta là gì?
A. Thay lao động thủ công lạc hậu bằng lao động sử dụng máy móc có NSLĐ xã hội cao.
B. Tái sản xuất mở rộng.
C. Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 23:
Yếu tố nào vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Con người.
B. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
C. Khoa học – công nghệ.
D. Hiệu quả kinh tế xã hội.
-
Câu 24:
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là gì?
A. Để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
B. Giải phóng LLSX, huy động nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân.
C. Để phù hợp xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa kinh tế.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 25:
Hãy chọn câu trả lời chính xác nhất trong các câu dưới đây: nước ta hiện nay tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập vì:
A. Còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu TLSX.
B. Còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.
C. Do LLSX có nhiều trình độ khác nhau.
D. Còn tồn tại nhiều kiểu QHSX khác nhau
-
Câu 26:
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, nhà nước có chức năng kinh tế gì?
A. Đảm bảo ổn định kinh tế xã hội; tạo lập khuôn khổ pháp luật cho hoạt động kinh tế.
B. Định hướng phát triển kinh tế và điều tiết các hoạt động kinh tế làm cho kinh tế tăng trưởng ổn định, hiệu quả.
C. Hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 27:
Mô hình kinh tế khái quát trong thời kỳ quá độ ở nước ta là:
A. Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
B. Kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
C. Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
D. Kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
-
Câu 28:
“Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo” là:
A. Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.
B. Một trong những mục tiêu phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ.
C. Một trong những nội dung của chính sách xóa đói giảm nghèo.
D. Một trong những giải pháp để thực hiện công bằng xã hội.
-
Câu 29:
Phân phối theo lao động là nguyên tắc cơ bản, áp dụng cho:
A. Thành phần kinh tế nhà nước.
B. Thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư bản nhà nước.
C. Cho tất cả các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ.
D. Chỉ áp dụng cho các thành phần dựa trên sở hữu công cộng về TLSX.
-
Câu 30:
So sánh kinh tế thị trường nói chung với kinh tế thị trường định hướng XHCN?
A. Khác nhau hoàn toàn.
B. Giống nhau về bản chất chỉ khác về hình thức.
C. Vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng.
D. Nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về bản chất nhà nước.