1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiền công trong CNTB là gì?
A. Số tiền nhà tư bản đã trả để đổi lấy toàn bộ số lượng lao động mà người công nhân đã bỏ ra kai tiến hành sản xuất
B. Số tiền mà chủ tư bản đã trả công nhân làm thuê được thể hiện bằng tiền
C. Giá cả lao động của người công nhân làm thuên được thể hiên bằng tiền
D. Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động
-
Câu 2:
Tiền công danh nghĩa là gì?
A. Là một số tiền biểu hiện đúng giá trị sức lao động
B. Luôn thay đổi theo giá tư liệu sinh hoạt
C. Là giá cả hàng hóa sức lao động
D. Là giá cả của lao động mà tư bản trả để đủ thu được giá trị thặng dư
-
Câu 3:
Chi phí sản xuất TBCN là gì?
A. Hao phí tư bản khả biến để sản xuất ra hàng hóa
B. Hao phí tư bản bất biến để sản xuất ra hàng hóa
C. Hao phí tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trị thặng dư
D. Hao phí lao động quá khứ và phần lao động sống được trả công
-
Câu 4:
Lao dộng của người công nhân là gì?
A. Là hàng hóa mà người công nhân bán cho nhà tư bản
B. Là sự vận động của sức lao động
C. Là thời gian mà người công nhân làm thuê cho nhà tư bản
D. Là khả năng làm việc của công nhân
-
Câu 5:
Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư?
A. Lợi nhuận và giá trị thặng dư khác nhau về nguồn gốc
B. Cùng bản chất nhưng khác nhau về nguồn gốc: một bên là thu nhập của nhà tư bản, một bên là thu nhập của người lao động
C. Cùng một nguồn gốc nhưng khác nhau về tính chất
D. Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
-
Câu 6:
Tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa chỉ ăn khớp với nhau khi nào?
A. Cuộc đấu tranh đòi tăng lương của công nhân dành thắng lợi
B. Cung sưc lao động nhỏ hơn cầu sưc lao động
C. Sức mua của tiền tệ và giá cả ổn định
D. Công nhân và gia đình anh ta điều chỉnh giảm mức sống
-
Câu 7:
Trong việc mua bán sức lao động, ai là người ứng trước?
A. Nhà tư bản ứng trước cho công nhân
B. Người công nhân làm việc trước ứng cho người công nhân làm việc sau
C. Tự mình (người công nhân) ứng trước cho mình
D. Người công nhân ứng trước cho nhà tư bản
-
Câu 8:
Kết quả của việc tăng tốc độ chu chuyển của TB?
A. Tỷ suất lợi nhuận tăng
B. Số vòng chu chuyển của tư bản khả biến và tư bản bất biến giảm đi
C. Thời gian một vòng chu chuyển tăng lên làm cho số lượng tuyệt đối của tư bản giảm xuống
D. Khối lượng tư bản hoạt động trong năm tăng, làm cho khối lượng giá trị thặng dư tăng, do đó tỷ suất lợi nhuận giảm
-
Câu 9:
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận:
A. p'= m/(c=v)
B. p'= [m/(c+v)].100%
C. p' = (m/v).100%
D. p' = (m/c).100%
-
Câu 10:
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư?
A. m' = m/v
B. m' = [m/(c+v)].100%
C. m' = (m/v).100%
D. m = (m/c).100%
-
Câu 11:
Nguyên nhân dẫn đến sự bình quân hóa lợi nhuận?
A. Cạnh tranh giữa các nước và các khu vực
B. Cạnh tranh trong nội bộ từng ngành
C. Do mọi nhà tư bản đều có xu hướng cải tiến kỹ thuật nhằm chiếm lợi nhuận siêu ngạch
D. Cạnh tranh giữa các ngành
-
Câu 12:
Sau khi hình thành lợi nhuận bình quân, quan hệ giữa giá cả thị trường với giá cả sản xuất như thế nào?
A. Cung > cầu thì giá cả thị trường > giá cả sản xuất
B. Cung < cầu thì giá cả thị trường < giá cả sản xuất
C. Cung < cầu thì giá cả thị trường = giá cả sản xuất
D. Cung > cầu thì giá cả thị trường < giá cả sản xuất
-
Câu 13:
Quan hệ giá cả và giá trị trước khi hình thành lợi nhuận bình quân?
A. Cung nhỏ hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hóa
B. Cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị hàng hóa
C. Cung lớn hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị hàng hóa
D. Cung bằng câu thì giá cả lớn hơn giá trị hàng hóa
-
Câu 14:
Hai điều kiện ra đờicủa CNTB?
A. Người lao động được tự do về thân thể, muốn sống buộc phải đi làm thuê
B. Chế độ tư hữa về TLSX và chế độ lao động làm thuê
C. TLSX tập trung trong tay một số ít người, đa số người lao động mất hết TLSX
D. Phân công lao động xã hôI và chế độ tư hữa về TLSX
-
Câu 15:
Khi nào thì tiền tệ biến thành tư bản:
A. Khi QHSX TBCN bắt đầu được hình thành
B. Khi giai cấp tư sản và giai cấp công nhân được hình thành
C. Khi những thương nhân giầu có bắt đầu bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp
D. Khi sức lao động trở thành hàng hóa
-
Câu 16:
CNTB càng phát triển thì tỷ suất lợi nhuận sẽ như thế nào?
A. Tăng nhanh
B. Tăng
C. Có lúc tăng lúc giảm
D. Có xu hướng giảm dần
-
Câu 17:
Công thức chung của tư bản là gì ?
A. T-----H-----T'
B. T------H-----T
C. H------T------H'
D. H-----T-----H
-
Câu 18:
CNTB càng phát triển thì p' có xu hướng giảm dần nhưng tổng lợi nhuận sẽ thế nào?
A. Giảm
B. Giảm dần
C. Giảm nhanh
D. Tăng nhanh
-
Câu 19:
Quan hệ giữa p và m trước khi hình thành lợi nhuận bình quân?
A. Cung > cầu thì p >m
B. Cung > cầu thì p< m
C. Cung < cầu thì p< m
D. Cung < cầu thì p =m
-
Câu 20:
Vì sao giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất?
A. Cạnh tranh giữa các ngành
B. Cạnh tranh trong tong ngành
C. Chạy theo lợi nhuận siêu ngạch
D. Hình thành giá cả thị trường
-
Câu 21:
Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là quy luật gì ?
A. Quy luật cung cầu
B. Quy luật sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
C. Quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa
D. Quy luật của nền kinh tế thị trường
-
Câu 22:
Vì sao các nhà tư bản ần tìm biện pháp rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản?
A. p' tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản
B. p' tỷ lệ thuận với thời gian chu chuyển của tư bản
C. p' tỷ lệ nghịch với số vòng chu chuyển của tư bản
D. p' sẽ tăng khi thời gian chu chuyển tăng
-
Câu 23:
Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB phản ánh điều gì?
A. Mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân
B. Mối quan hệ giữa giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản
C. Mục đích và phương hướng vận động của phương thức sản xuất TBCN
D. Mối quan hệ của tất cả các quy luật kinh tế hoạt động trong CNTB
-
Câu 24:
Điều kiện quyết định để biến thành tư bản là gì?
A. Khi giai cấp tư sản hình thành
B. Sức lao động trở thành hàng hóa
C. Khi quan hệ sản xuất TBCN được hình thành
D. Khi các nhà tư bản bắt đầu bỏ vốn lớn vào kinh doanh
-
Câu 25:
Lợi nhuận bình quân là gì?
A. Lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau bỏ vào những ngành sản xuất khác nhau
B. Lợi nhuận trung bình tính cho một đồng vốn sau khi đã trừ đi mọi khoản chi phí sản xuất
C. Lợi nhuận trung bình giữa các nhà tư bản kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông
D. Lợi nhuận trung bình của các nhà tư bản kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
-
Câu 26:
Hàng hóa TLSX trong quá trình sản xuất sẽ như thế nào?
A. Được bảo tồn không tăng thêm giá trị
B. Tạo ra giá trị mới
C. Bị mất đI cả về giá trị và giá trị sử dụng
D. Tạo ra giá trị thặng dư
-
Câu 27:
Những yếu tố quyệt định tính chất TBCN của hiệp tác giản đơn?
A. Quy mô lao động đã vượt ra ngoài trong phamk vi các gia đình cá biệt
B. Trình độ kỹ thuật đòi hỏi phảI trang bị những TLSx lớn hơn khả năng mà một người lao động có thể mua sắm
C. Tính chất và ưu thế của một hình thức tổ chức lao động có hiệu quả hơn
D. Chế độ sở hữa TBCN về TLSx và lao động làm thuê
-
Câu 28:
Giá cả sản xuất bằng gì?
A. Giá cả thj trường trừ đi lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp
B. Toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
C. Giá trị của hàng hóa cộng với lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp
D. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận trung bình
-
Câu 29:
Điều khác chủ yếu giữa phân công trong công trường thủ công và phân công lao động xã hội?
A. Quy mô phân công lao động
B. Trình độ tổ chức lao động và mức độ trang bị các tư liệu lao động
C. Trình độ kỹ thuật và mức độ trang bị các tư liệu sản xuất
D. Quan hệ sở hữa đối với TLSX
-
Câu 30:
Sự phát triển đại công nghiệp cơ khí TBCN bắt đầu từ nghành nào?
A. Các ngành công nghiệp chế tạo
B. Các ngành công nghiệp nặng
C. Các ngành công nghiệp nhẹ
D. Ngành sản xuất máy hơI nước