1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tăng trưởng kinh tế có vai trò thế nào?
A. Là điều kiện để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu
B. Để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp
C. Để củng cố an ninh, quốc phòng
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế?
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Cả a, b, c
-
Câu 3:
Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung nào dưới đây?
A. Sự gia tăng của GNP, hoặc GDP và GNP hoặc GDP trên đầu người
B. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng: tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GNP tăng lên còn của nông nghiệp trong GNP giảm xuống
C. Chất lượng cuộc sống của đại đa số dân cư tăng lên cả về mặt vật chất, tinh thần và môi trường sinh thái được bảo vệ
D. Cả a, b, c
-
Câu 4:
Tiến bộ xã hội được thể hiện ở những mặt nào?
A. Tiến bộ về kinh tế
B. Tiến bộ về chính trị, xã hội
C. Đời sống văn hoá, tinh thần ngày càng được nâng cao
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 5:
Liên hợp quốc dùng chỉ số HDI làm tiêu chí đánh giá sự phát triển, sự tiến bộ của mỗi quốc gia. Chỉ số HDI gồm những tiêu chí cơ bản nào?
A. Mức thu nhập bình quân (GDP/người)
B. Thành tựu giáo dục
C. Tuổi thọ bình quân
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội có quan hệ với nhau:
A. Phát triển kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội
B. Tiến bộ xã hội thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
C. Thực chất là quan hệ giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với phát triển QHSX và kiến trúc thượng tầng
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Chọn ý đúng về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:
A. Muốn phát triển kinh tế thì cần phải tăng trưởng kinh tế
B. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế
C. Những nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đều làm phát triển kinh tế
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 8:
Chọn các nội dung đúng về xã hội hoá sản xuất. Xã hội hoá sản xuất bao gồm:
A. Xã hội hoá sản xuất về kinh tế- kỹ thuật
B. Xã hội hoá sản xuất về kinh tế - tổ chức
C. Xã hội hoá sản xuất về kinh tế - xã hội
D. Cả a, b, c
-
Câu 9:
Sản xuất hàng hoá xuất hiện dựa trên:
A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về TLSX
C. Phân công lao động và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất
D. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về TLSX
-
Câu 10:
Hàng hoá là:
A. Sản phẩm của lao động để thoả mãn nhu cầu của con người
B. Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán
C. Sản phẩm ở trên thị trường
D. Sản phẩm được sản xuất ra để đem bán
-
Câu 11:
Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi:
A. Sự khan hiếm của hàng hoá
B. Sự hao phí sức lao động của con người
C. Lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá
-
Câu 12:
Quy luật giá trị có tác dụng:
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
B. Cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và phân hoá những người sản xuất
C. Điều tiết sản xuất, phân hoá giàu nghèo
D. Cả a và b
-
Câu 13:
Sản xuất hàng hoá tồn tại:
A. Trong mọi xã hội
B. Trong chế độ nô lệ, phong kiến, TBCN
C. Trong các xã hội, có phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất
D. Chỉ có trong CNTB
-
Câu 14:
Giá cả hàng hoá là:
A. Giá trị của hàng hoá
B. Quan hệ về lượng giữa hàng và tiền
C. Tổng của chi phí sản xuất và lợi nhuận
D. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
-
Câu 15:
Quy luật giá trị là:
A. Quy luật riêng của CNTB
B. Quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá
C. Quy luật kinh tế chung của mọi xã hội
D. Quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH
-
Câu 16:
Yếu tố quyết định đến giá cả hàng hoá là:
A. Giá trị của hàng hoá
B. Quan hệ cung cầu về hàng hóa
C. Giá trị sử dụng của hàng hoá
D. Mốt thời trang của hàng hoá
-
Câu 17:
Lao động trừu tượng là:
A. Là phạm trù riêng của CNTB
B. Là phạm trù của mọi nền kinh tế hàng hoá
C. Là phạm trù riêng của kinh tế thị trường
D. Là phạm trù chung của mọi nền kinh tế
-
Câu 18:
Lao động cụ thể là:
A. Là phạm trù lịch sử
B. Lao động tạo ra giá trị của hàng hoá
C. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá
D. Biểu hiện tính chất xã hội của người sản xuất hàng hoá
-
Câu 19:
Lượng giá trị xã hội của hàng hoá được quyết định bởi:
A. Hao phí vật tư kỹ thuật
B. Hao phí lao động cần thiết của người sản xuất hàng hoá
C. Hao phí lao động sống của người sản xuất hàng hoá
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết
-
Câu 20:
Lượng giá trị của đơn vị hàng hoá thay đổi:
A. Tỷ lệ thuận với năng suất lao động
B. Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động
C. Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động, không phụ thuộc vào cường độ lao động
D. a và b
-
Câu 21:
Lượng giá trị của đơn vị hàng hoá thay đổi:
A. Tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết và năng suất lao động
B. Tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
D. Cả b và c
-
Câu 22:
Lượng giá trị của đơn vị hàng hoá:
A. Tỷ lệ thuận với cường độ lao động
B. Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động
C. Không phụ thuộc vào cường độ lao động
D. Cả a, b và c
-
Câu 23:
Chọn ý đúng về tăng năng suất lao động: Khi tăng năng suất lao động thì:
A. Số lượng hàng hoá làm ra trong 1 đơn vị thời gian tăng
B. Tổng giá trị của hàng hoá không thay đổi
C. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm xuống
D. Cả a, b và c
-
Câu 24:
Chọn ý đúng về tăng cường độ lao động: khi cường độ lao động tăng lên thì:
A. Số lượng hàng hoá làm ra trong một đơn vị thời gian tăng lên
B. Số lượng lao động hao phí trong thời gian đó không thay đổi
C. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm đi
D. Cả a, b và c
-
Câu 25:
Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần thì ý nào dưới đây là đúng?
A. Tổng số hàng hoá tăng lên 4 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng lên 4 lần
B. Tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần, tổng số hàng hoá tăng 2 lần
C. Giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần
D. Tổng số hàng hoá tăng lên 2 lần, giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần
-
Câu 26:
Hai hàng hoá trao đổi được với nhau vì:
A. Chúng cùng là sản phẩm của lao động
B. Có lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bằng nhau
C. Có lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau
D. Cả a và b
-
Câu 27:
Giá trị sử dụng là gì?
A. Là công dụng của vật có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
B. Là tính hữu ích của vật
C. Là thuộc tính tự nhiên của vật
D. Cả a, b và c
-
Câu 28:
Số lượng giá trị sử dụng phụ thuộc các nhân tố nào?
A. Những điều kiện tự nhiên
B. Trình độ khoa học công nghệ
C. Chuyên môn hoá sản xuất
D. Cả a, b và c
-
Câu 29:
Yếu tố nào được xác định là thực thể của giá trị hàng hoá?
A. Lao động cụ thể
B. Lao động trừu tượng
C. Lao động giản đơn
D. Lao động phức tạp
-
Câu 30:
Giá trị hàng hoá được tạo ra từ đâu?
A. Từ sản xuất
B. Từ phân phối
C. Từ trao đổi
D. Cả sản xuất, phân phối và trao đổi