1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các cách diễn đạt giá trị hàng hoá dưới đây cách nào đúng:
A. Giá trị hàng hoá = giá trị TLSX + giá trị mới
B. Giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị sức lao động
C. Giá trị hàng hoá = giá trị TLSX + giá trị thặng dư
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Nhận định nào dưới đây không đúng.
A. Tiền tệ là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá và là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản
B. Tư bản được biểu hiện ở tiền còn bản thân tiền không phải là tư bản.
C. Khi có khối lượng tiền lớn nó sẽ thành tư bản
D. Cả a, b đều đúng
-
Câu 3:
Các nhận định dưới đây nhận định nào đúng trong CNTB:
A. Tư bản có trước lao động làm thuê
B. Lao động làm thuê có trước tư bản
C. Tư bản và lao động làm thuê làm tiền đề cho nhau
D. Cả a, b và c
-
Câu 4:
Ý kiến nào dưới đây không đúng về hàng hoá sức lao động:
A. Bán chịu
B. Giá cả = giá trị mới do sức lao động tạo ra
C. Mua bán có thời hạn
D. Giá trị sử dụng quyết định giá trị
-
Câu 5:
Những nhận xét dưới đây về tư bản cố định, nhận xét nào không đúng?
A. Là nguồn gốc của giá trị thặng dư
B. Là điều kiện tăng NSLĐ
C. Là điều kiện để giảm giá trị hàng hoá
D. Là bộ phận chủ yếu của tư bản bất biến
-
Câu 6:
Tư bản bất biến là:
A. Tư bản mà giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao
B. Là tư bản cố định
C. Tư bản mà giá trị của nó lớn lên trong quá trình sản xuất.
D. Tư bản mà giá trị của nó không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn sang sản phẩm
-
Câu 7:
Sản phẩm xã hội cần thiết là:
A. Sản phẩm thiết yếu của xã hội
B. Sản phẩm để thoả mãn nhu cầu tối thiểu của con người
C. Sản phẩm xã hội để tái sản xuất sức lao động
D. Sản phẩm xã hội để tái sản xuất mở rộng.
-
Câu 8:
Nội dung nào không thuộc phạm trù sản phẩm xã hội?
A. Toàn bộ chi phí về TLSX của xã hội
B. Toàn bộ của cải của xã hội
C. Toàn bộ sản phẩm cần thiết của xã hội
D. Toàn bộ sản phẩm thặng dư của xã hội
-
Câu 9:
Ý kiến nào dưới đây đúng về ảnh hưởng của cung cầu.
A. Chỉ quyết định giá cả và có ảnh hưởng đến giá trị
B. Không có ảnh hưởng đến giá trị và giá cả
C. Có ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
D. Cả a, c
-
Câu 10:
Ý kiến nào dưới đây đúng về bản chất của tiền tệ?
A. Tiền tệ là tiền do nhà nước phát hành, vàng, ngoại tệ
B. Là phương tiện để trao đổi hàng hoá và để thanh toán
C. Là hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung
D. Là thước đo giá trị của hàng hoá
-
Câu 11:
Khi so sánh sức lao động và lao động ý kiến nào sau đây không đúng?
A. Sức lao động là khả năng lao động còn lao động là sức lao động đã được tiêu dùng.
B. Sức lao động là hàng hoá còn lao động không là hàng hoá
C. Cả sức lao động và lao động đều là hàng hoá
D. Cả a, b
-
Câu 12:
Ý kiến nào không đúng về quan hệ giữa tăng NSLĐ với giá trị hàng hoá?
A. Tăng NSLĐ làm cho giá trị của tổng số hàng hoá làm ra trong 1 đơn vị thời gian thay đổi.
B. Tăng NSLĐ thì giá trị 1 đơn vị hàng hoá thay đổi
C. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với NSLĐ
D. Cả b, c
-
Câu 13:
Nhận xét về sự giống nhau giữa tăng NSLĐ và tăng cường độ lao động, ý kiến nào dưới đây đúng?
A. Đều làm giá trị của đơn vị hàng hoá giảm
B. Đều làm giá trị 1 đơn vị hàng hoá không thay đổi
C. Đều làm cho số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên
D. Đều làm tăng lượng lao động hao phí trong một đơn vị sản phẩm
-
Câu 14:
Nhân tố nào trong các nhân tố dưới đây không ảnh hưởng đến NSLĐ?
A. Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ
B. Trình độ tay nghề của người lao động
C. Các điều kiện tự nhiên
D. Cường độ lao động
-
Câu 15:
Ý kiến nào đúng về phạm trù lao động phức tạp?
A. Lao động phức tạp tạo ra sản phẩm tinh vi, chất lượng cao
B. Lao động có nhiều thao tác, quy trình phức tạp.
C. Lao động phải trải qua đào tạo, huấn luyện mới làm được
D. Là sự kết hợp nhiều lao động giản đơn với nhau
-
Câu 16:
Ý kiến nào đúng về phạm trù lao động giản đơn?
A. Là lao động làm ra các sản phẩm chất lượng thấp
B. Là lao động làm ở một công đoạn của quá trình tạo ra hàng hoá
C. Là lao động không cần qua đào tạo cũng có thể làm được.
D. Cả a và b
-
Câu 17:
Ý kiến nào đúng về phạm trù lao động trừu tượng?
A. Là lao động không cụ thể
B. Là lao động có trình độ cao, mất nhiều công đào tạo
C. Là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá nói chung không kể đến các hình thức cụ thể.
D. Cả a, b
-
Câu 18:
Cặp phạm trù nào dưới đây là phát hiện riêng của C.Mác?
A. Lao động tư nhân và lao động xã hội
B. Lao động giản đơn và lao động phức tạp
C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng
D. Lao động quá khứ và lao động sống
-
Câu 19:
Khi đồng thời tăng NSLĐ và CĐLĐ lên 2 lần thì ý nào dưới đây là đúng?
A. Tổng số hàng hoá tăng 4 lần
B. Tổng số giá trị hàng hoá tăng 4 lần
C. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm 4 lần
D. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá không đổi
-
Câu 20:
Khi tăng cường độ lao động sẽ xảy ra các trường hợp dưới đây. Trường hợp nào dưới đây là đúng?
A. Số lượng hàng hoá làm ra trong một đơn vị thời gian tăng
B. Số lượng lao động hao phí trong thời gian đó không đổi
C. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá tăng lên
D. Cả a, b và c
-
Câu 21:
Khi tăng NSLĐ sẽ xảy ra các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không đúng?
A. Số lượng hàng hoá làm ra trong một đơn vị thời gian tăng lên
B. Tổng giá trị của hàng hoá cũng tăng
C. Tổng giá trị của hàng hoá không đổi
D. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm
-
Câu 22:
Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. ý kiến nào dưới đây đúng?
A. Thay đổi tỷ lệ thuận với năng suất lao động, không phụ thuộc vào cường độ lao động
B. Thay đổi tỷ lệ nghịch với cường độ lao động, không phụ thuộc vào năng suất lao động
C. Thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động, không phụ thuộc cường độ lao động
D. Phụ thuộc cả năng suất lao động và cường độ lao động
-
Câu 23:
Yếu tố nào quyết định đến giá cả hàng hoá?
A. Giá trị của hàng hoá
B. Giá trị sử dụng của hàng hoá
C. Quan hệ cung cầu về hàng hoá
D. Cả b, c
-
Câu 24:
Ý kiến nào đúng về lao động trừu tượng?
A. Là phạm trù riêng của CNTB
B. Là phạm trù của mọi nền kinh tế hàng hoà
C. Là phạm trù riêng của kinh tế thị trường
D. Là phạm trù chung của mọi nền kinh tế
-
Câu 25:
Mệnh đề nào đúng trong các mệnh đề sau:
A. Sản xuất và phân phối tồn tại độc lập với nhau
B. Phân phối thu động do sản xuất quyết định
C. Phân phối quyết định đến quy mô và cơ cấu của sản xuất
D. Sản xuất quyết định phân phối, phân phối có tác động tích cực trở lại đối với sản xuất
-
Câu 26:
Yếu tố nào dưới đây được coi là căn cứ để phân chia tái sản xuất xã hội thành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng?
A. Phạm vi
B. Nội dung
C. Tính chất
D. Quy mô
-
Câu 27:
Các ý nào dưới đây không đúng?
A. Một vật là đối tượng lao động cũng có thể là tư liệu lao động
B. Một vật là tư liệu lao động không thể là đối tượng lao động
C. Đối tượng lao động và tư liệu lao động thuộc phạm trù TLSX
D. Sự phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động là tương đối.
-
Câu 28:
Yếu tố nào không phải là tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động
B. Nguyên vật liệu
C. Kết cấu hạ tầng sản xuất
D. Các vật để chứa đựng, bảo quản
-
Câu 29:
Kinh tế chính trị Mác- Lênin không nghiên cứu gì?
A. Sản xuất của cải vật chất
B. Quan hệ xã hội giữa người với người
C. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất
D. Cả a, b và c.
-
Câu 30:
Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào không đúng?
A. Quy luật kinh tế là quy luật khách quan
B. Quy luật kinh tế cũng giống các quy luật tự nhiên
C. Quy luật kinh tế phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.
D. Cả a, b và c đều không đúng