1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bảo hiểm là một hình thức tài chính, nó xuất hiện do yêu cầu nào dưới đây?
A. Giải quyết rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất
B. Đảm bảo tuổi già, thất nghiệp
C. Đảm bảo sức khoẻ, tai nạn lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 2:
Yếu tố nào là chủ yếu nhất trong tổng thu của ngân sách nhà nước?
A. Các khoản thu từ kinh tế nhà nước
B. Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân.
C. Các khoản thu từ thuế
D. Các nguồn viện trợ, tài trợ
-
Câu 3:
Chính sách tài chính thường sử dụng công cụ nào là chủ yếu để điều tiết nền kinh tế?
A. Chính sách thuế
B. Thuế thu nhập
C. Chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
D. Cả a và c
-
Câu 4:
Tài chính có chức năng nào dưới đây:
A. Phân phối tổng sản phẩm quốc dân trong quá trình tái sản xuất
B. Phân phối các nguồn lực của nền kinh tế
C. Phân phối các quỹ tiền tệ và giám đốc hoạt động của các chủ thể kinh tế
D. Phân phối các khoản viện trợ và vay nước ngoài.
-
Câu 5:
Những yếu tố nào dưới đây thuộc ngân sách nhà nước?
A. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí
B. Các khoản thu từ kinh tế nhà nước
C. Các khoản viện trợ và nhà nước vay để bù đắp bội chi
D. Cả a, b, c
-
Câu 6:
Các quan hệ nào dưới đây không thuộc phạm trù tài chính:
A. Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường tiền tệ
B. Cá nhân mua công trái Chính phủ
C. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
D. Doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng
-
Câu 7:
Các quan hệ nào dưới đây không thuộc quan hệ tài chính?
A. Doanh nghiệp hoặc cá nhân nộp thuế, lệ phí cho nhà nước.
B. Doanh nghiệp trả lương cho công nhân viên
C. Cá nhân gửi tiền vào ngân hàng
D. Cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ
-
Câu 8:
Tài chính là một quan hệ kinh tế:\
A. Biểu hiện ở sự hình thành các quỹ tiền tệ.
B. Biểu hiện ở lĩnh vực phân phối các quỹ tiền tệ.
C. Là quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
D. Biểu hiện ở sự hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
-
Câu 9:
Mục đích kế hoạch hoá hiện nay ở nước ta là gì?
A. Xây dựng cơ chế thị trường định hướng XHCN.
B. Tạo thế và lực để chủ động hội nhập kinh tế thế giới có hiệu quả
C. Phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả cao.
D. Cả a, b, c.
-
Câu 10:
Nội dung đổi mới kế hoạch hoá ở nước ta hiện nay là gì?
A. Kế hoạch hoá vĩ mô và vi mô
B. Kế hoạch hoá định hướng dự báo thay cho kế hoạch hoá pháp lệnh
C. Kết hợp kế hoạch với thị trường
D. Cả a, b, c
-
Câu 11:
Tính cân đối của nền kinh tế là:
A. Sự cân đối giữa tích luỹ với tiêu dùng
B. Sự cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng
C. Sự cân đối giữa sản xuất TLSX với sản xuất tư liệu tiêu dùng
D. Là sự tương quan theo những tỷ lệ nhất định giữa nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó.
-
Câu 12:
Tính tất yếu khách quan của kế hoạch hoá nền kinh tế được bắt nguồn từ:
A. Sự phát triển của kinh tế thị trường
B. Tính chất xã hội hoá nền sản xuất
C. Sự phát triển của QHSX
D. Trình độ phân công lao động phát triển
-
Câu 13:
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là:
A. Là kết quả của hoạt động buôn bán.
B. Là một phần giá trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra
C. Là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán
D. Là kết quả của mua rẻ, bán đắt, trốn thuế.
-
Câu 14:
Nguồn gốc của địa tô TBCN là gì?
A. Do độ màu mỡ của đất đem lại
B. Do độc quyền tư hữu ruộng đất
C. Là một phần giá trị thặng dư do lao động tạo ra
D. Là số tiền người thuê đất trả cho chủ sở hữu đất
-
Câu 15:
Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta, tài chính có vai trò gì dưới đây?
A. Điều tiết kinh tế
B. Xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế - xã hội
C. Tích tụ và tích luỹ vốn, cung ứng vốn cho các nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
D. Cả a, b, c
-
Câu 16:
Các công cụ để nhà nước điều tiết hoạt động kinh tế đối ngoại là:
A. Thuế xuất nhập khẩu
B. Đảm bảo tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu
C. Tỷ giá hối đoái, hạn ngạch
D. Cả a, b, c
-
Câu 17:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, nội dung quản lý kinh tế nhà nước là:
A. Quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
B. Xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu chiến lược
C. Tổ chức thực hiện kế hoạch
D. Cả a, b, c
-
Câu 18:
Xác định các câu trả lời đúng về sự điều tiết vĩ mô của nhà nước là nhằm:
A. Hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường
B. Phát huy tác động tích cực của cơ chế thị trường
C. Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả
D. Cả a, b, c
-
Câu 19:
Hiện nay ở Việt Nam, nhà nước sử dụng các công cụ gì để điều tiết vĩ mô kinh tế thị trường?
A. Hệ thống pháp luật
B. Kế hoạch hoá
C. Lực lượng kinh tế của nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ, các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại.
D. Cả a, b, c
-
Câu 20:
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, nhà nước có chức năng kinh tế gì?
A. Đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội; tạo lập khuôn khổ pháp luật cho hoạt động kinh tế.
B. Định hướng phát triển kinh tế và điều tiết các hoạt động kinh tế làm cho kinh tế tăng trưởng ổn định, hiệu quả.
C. Hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
D. Cả a, b, c
-
Câu 21:
Mục đích của cạnh tranh là gì?
A. Nhằm thu lợi nhuận nhiều nhất
B. Nhằm mua, bán hàng hoá với giá cả có lợi nhất.
C. Giành các điều kiện sản xuất thuận lợi nhất.
D. Giành lợi ích tối đa cho mình.
-
Câu 22:
Cạnh tranh có vai trò gì:
A. Phân bố các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả.
B. Kích thích tiến bộ khoa học - công nghệ.
C. Đào thải các nhân tố yếu kém, lạc hậu, trì trệ.
D. Cả a, b, c
-
Câu 23:
Ý kiến nào là đúng nhất về cạnh tranh trong các ý sau:
A. Là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất
B. Là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất với người tiêu dùng
C. Là cuộc đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế
D. Cả a, b, c
-
Câu 24:
Thế nào là cung hàng hoá?
A. Là số lượng hàng hoá xã hội sản xuất ra.
B. Là toàn bộ số hàng hoá đem bán trên thị trường.
C. Toàn bộ hàng hoá đem bán trên thị trường và có thể đưa nhanh đến thị trường ở một mức giá nhất định.
D. Là toàn bộ khả năng cung cấp hàng hoá cho thị trường.
-
Câu 25:
Cung - cầu là quy luật kinh tế. Thế nào là cầu?
A. Là nhu cầu của thị trường về hàng hoá.
B. Là nhu cầu của người mua hàng hoá
C. Là sự mong muốn, sở thích của người tiêu dùng.
D. Nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định.
-
Câu 26:
Những nhân tố khách quan nào ảnh hưởng tới giá cả thị trường?
A. Giá trị thị trường của hàng hoá
B. Cung cầu hàng hoá và sức mua của tiền
C. Cạnh tranh trên thị trường
D. Cả a, b, c
-
Câu 27:
Giá cả thị trường có chức năng gì?
A. Thông tin
B. Phân bố các nguồn lực kinh tế
C. Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ
D. Cả a, b, c
-
Câu 28:
Trong các phạm trù kinh tế dưới đây, phạm trù nào được coi là tín hiệu của cơ chế thị trường?
A. Cung - cầu hàng hoá
B. Giá cả thị trường
C. Sức mua của tiền
D. Thông tin thị trường
-
Câu 29:
Cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp có đặc trưng chủ yếu gì?
A. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính
B. Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
C. Coi thường quan hệ hàng hoá - tiền tệ
D. Cả a, b, c
-
Câu 30:
Tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi dưới đây về cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là:
A. Cơ chế điều tiết nền kinh tế tự phát
B. Cơ chế điều tiết nền kinh tế theo các quy luật kinh tế
C. Cơ chế điều tiết nền kinh tế theo các quy luật của kinh tế thị trường.
D. Cơ chế thị trường do "bàn tay vô hình" chi phối.