1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi đồng nội tệ được định giá thấp sẽ:
A. Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu
B. Khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu
C. Hạn chế cả xuất và nhập khẩu
D. Khuyến khích cả xuất và nhập khẩu
-
Câu 2:
Khi đồng nội tệ được định giá cao quá mức thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ:
A. Khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu
B. Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu
C. Khuyến khích cả xuất và nhập khẩu
D. Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa
-
Câu 3:
Nếu lao động là hàng hoá thì mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. Giá trị mới do công nhân tạo ra bằng giá trị sức lao động
B. Khi nhà tư bản trả công cho công nhân bằng giá trị sức lao động sẽ không có bóc lột.
C. Lợi nhuận của nhà tư bản là kết quả của mua rẻ, bán đắt, gian lận.
D. Cả a, b, c
-
Câu 4:
Ai là người nghiên cứu giá trị thặng dư trước lợi nhuận, tiền công, địa tô?
A. W.Petty
B. A.Smith
C. D.Ricardo
D. C.Mác
-
Câu 5:
Ai là người đầu tiên hình thành công thức tính giá trị của hàng hoá (giá trị hàng hoá = c + v + m)?
A. C.Mác
B. W.Petty
C. A.Smith
D. D.Ricardo
-
Câu 6:
Ai là người đầu tiên phát hiện phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản?
A. A.Smith
B. D.Ricardo
C. C.Mác
D. Ph.Ăng ghen
-
Câu 7:
Chỉ số phát triển con người (HDI) gồm những tiêu chí:
A. Tuổi thọ, GDP, trình độ dân trí
B. Tuổi thọ bình quân, tỷ lệ người biết chữ, GDP/người.
C. GDP/người, thành tựu giáo dục, tỷ lệ người cao tuổi.
D. Tuổi thọ trung bình, thành tựu giáo dục, GDP/người.
-
Câu 8:
Trong CNTB ngày nay, những cơ quan nào nằm trong bộ máy điều tiết kinh tế của CNTB?
A. Cơ quan lập pháp
B. Cơ quan hành pháp
C. Cơ quan tư pháp
D. Cả a, b, c
-
Câu 9:
Nguyên nhân hình thành các công ty xuyên quốc gia là:
A. Cạnh tranh quốc tế
B. Lực lượng sản xuất phát triển cao làm xuất hiện quá trình quốc tế hoá kinh tế.
C. Do sự điều tiết của các nước TBCN
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước gồm:
A. Thị trường
B. Độc quyền tư nhân
C. Sự điều tiết của nhà nước
D. Cả a,b và c
-
Câu 11:
Hình thức xuất khẩu chủ yếu của CNTB ngày nay là:
A. Đầu tư trực tiếp
B. Đầu tư gián tiếp
C. Đầu tư trực tiếp kết hợp đầu tư gián tiếp.
D. Xuất khẩu tư bản kết hợp xuất khẩu hàng hoá
-
Câu 12:
Chủ thể xuất khẩu tư bản của CNTB ngày nay chủ yếu là:
A. Các nhà tư bản tư nhân
B. Các tổ chức độc quyền tư nhân trong một nước
C. Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
D. Nhà nước tư sản.
-
Câu 13:
Trong CNTB ngày nay, xuất khẩu tư bản chủ yếu theo hướng:
A. Nước TB phát triển xuất khẩu sang các nước kém phát triển.
B. Các nước tư bản phát triển xuất khẩu lẫn nhau
C. Các nước kém phát triển xuất khẩu lẫn nhau
D. Cả a và b
-
Câu 14:
Trong CNTB ngày nay, các trùm tài chính thống trị nền kinh tế thông qua:
A. "Chế độ tham dự"
B. "Chế độ uỷ nhiệm"
C. Kết hợp "chế độ tham dự" với "chế độ uỷ nhiệm"
D. Các tổ chức tài chính quốc tế
-
Câu 15:
Hình thức tồn tại của các tập đoàn tư bản tài chính của CNTB ngày nay thường dưới dạng:
A. Công - nông nghiệp - dịch vụ
B. Công - nông - thương - tín - dịch vụ, hoặc công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng.
C. Công - nông nghiệp - dịch vụ kết hợp với quân sự - dịch vụ quốc phòng.
D. Cả a, b và c
-
Câu 16:
Hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính trong CNTB ngày nay thay đổi là do:
A. Lực lượng sản xuất phát triển, nhiều ngành mới xuất hiện
B. Ý muốn thống trị của tư bản tài chính
C. Mục đích thu lợi nhuận độc quyền
D. Sự điều tiết của nhà nước
-
Câu 17:
Trong CNTB ngày nay xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân là:
A. Lực lượng sản xuất phát triển cho phép chuyên môn hoá sản xuất sâu.
B. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng nhanh với biến động của thị trường.
C. Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ đổi mới trang thiết bị kỹ thuật.
D. Cả a, b và c
-
Câu 18:
Conglomeret là:
A. Tổ chức độc quyền đa ngành có hàng trăm doanh nghiệp.
B. Kết hợp vài ba chục hãng vừa và nhỏ không có sự liên quan nào về sản xuất và dịch vụ cho sản xuất
C. Tổ chức độc quyền gồm hàng trăm doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ nhau về sản xuất và dịch vụ.
D. Kết hợp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ chặt chẽ về sản xuất và dịch vụ.
-
Câu 19:
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền đa ngành là:
A. Sự điều tiết của nhà nước.
B. Đối phó với luật chống độc quyền
C. Do kinh doanh đơn ngành dễ bị phá sản trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt
D. Cả b và c
-
Câu 20:
Đặc điểm của Con-sơn là:
A. Độc quyền đa ngành, có hàng trăm công ty quan hệ với nhau, phân bố ở nhiều nước
B. Độc quyền trong 1 ngành, quy mô rất lớn, ở nhiều nước
C. Độc quyền đa ngành, quy mô lớn, trong một nước
D. Độc quyền đơn ngành, quy mô lớn, ở nhiều nước
-
Câu 21:
Hình thức độc quyền nào mới có trong CNTB ngày nay?
A. Công -xoóc-xi-om
B. Công -xoóc-xi-om, con sơn.
C. Conglomeret.
D. Conglomeret và con sơn.
-
Câu 22:
Đặc điểm của CNTB ngày nay được biểu hiện ở:
A. Sự xuất hiện các hình thức độc quyền mới
B. Biểu hiện mới của CNTB độc quyền
C. Biểu hiện mới của CNTB độc quyền nhà nước
D. Biểu hiện mới về kinh tế của CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước
-
Câu 23:
Chọn câu trả lời chính xác nhất về CNTB ngày nay; CNTB ngày nay là:
A. CNTB độc quyền
B. CNTB độc quyền nhà nước
C. CNTB hiện đại
D. Giai đoạn ngày nay của CNTB độc quyền
-
Câu 24:
Tiêu chí nào là quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế?
A. GNP
B. GDP
C. GNP hoặc GDP trên đầu người
D. Năng suất lao động
-
Câu 25:
Trong các mệnh đề dưới đây hãy chọn các mệnh đề đúng:
A. Giá trị hàng hoá do lao động sống và lao động quá khứ hợp thành
B. Lao động sống tạo ra giá trị thặng dư
C. Lao động sống là nguồn gốc của giá trị thặng dư và giá trị
D. Cả a, b và c
-
Câu 26:
Ý kiến nào đúng về hậu quả của lạm phát?
A. Phân phối lại các nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
B. Người giữ tiền, người cho vay bị thiệt, người giữ hàng hoá người đi vay có lợi.
C. Tiền lương thực tế giảm.
D. Cả a, b và c
-
Câu 27:
Quy luật giá trị biểu hiện sự vận động thông qua sự vận động của:
A. Giá cả hàng hoá
B. Giá cả sản xuất
C. Giá cả độc quyền
D. Cả a, b và c
-
Câu 28:
Những tiến trình có tính quy luật để chuyển kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế TBCN là gì?
A. Cách mạng trong nông nghiệp và trong lực lượng lao động
B. Chuyển từ tư hữu nhỏ sang tư hữu lớn TBCN
C. Nhà nước đóng vai trò "bà đỡ"
D. Cả a, b và c
-
Câu 29:
Khi lạm phát phi mã xảy ra, hình thức sử dụng tiền nào không có lợi?
A. Đầu tư sản xuất kinh doanh
B. Gửi ngân hàng
C. Cất ở nhà
D. Cả a, b và c
-
Câu 30:
Khi lạm phát phi mã xảy ra, hình thức sử dụng tiền nào có lợi nhất?
A. Cất ở nhà
B. Gửi ngân hàng
C. Đầu tư vào sản xuất kinh doanh
D. Mua hàng hoá hoặc vàng cất giữ