2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thanh chịu tải trọng phân bố dạng bậc nhất (hình tam giác) thì biểu đồ mômen uốn có dạng:
A. Đường thẳng
B. Đường cong bậc 2
C. Đường cong bậc 3
D. Cả ba đêu không đúng
-
Câu 2:
Thanh chịu tải trọng phân bố dạng bậc nhất (hình tam giác) thì biểu đồ lực cắt có dạng:
A. Đường thẳng
B. Đường cong bậc 2
C. Đường cong bậc 3
D. Cả ba đêu không đúng
-
Câu 3:
Khung một tầng hai nhịp, các cột cùng chiều cao và liên kết cứng với dầm, liên kết ngàm vào móng. Bậc siêu tĩnh của khung là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 4:
Khi bố trí cốt thép chịu mômen âm cho dầm khung, theo kinh nghiệm không cần tính toán thì chiều dài của cốt thép này kéo dài khỏi cột bao nhiêu là hợp lí (L là nhịp dầm)
A. 0,2L
B. 0,25L
C. 0,3L
D. 0,4L
-
Câu 5:
Khi nối cốt thép CII bằng cách buộc, chiều dài đoạn nối phải ít nhất là (d là đường kính cốt thép)
A. 20d
B. 25d
C. 35d
D. 40d
-
Câu 6:
Bản BTCT kê 4 cạnh được tính theo khớp dẻo thì mômen uốn được xác định như sau:
A. Giả thiết giá trị mômen tại gối rồi tính toán tiếp
B. Giả thiết giá trị mômen tại nhịp rồi tính toán tiếp
C. Giả thiết tỉ lệ các mômen gối rồi tính toán tiếp
D. Tra bảng lập sẵn
-
Câu 7:
Bề cao của bản móng BTCT được quyết định chủ yếu bởi
A. Điều kiện địa chất
B. Điều kiện chịu cắt
C. Điều kiện chịu uốn
D. Điều kiện chọc thủng
-
Câu 8:
Trong dầm BTCT có chiều cao tiết diện h, phải đặt thêm các cốt thép phụ ở giữa chiều cao tiết diện khi h ít nhất là:
A. 40cm
B. 50cm
C. 60cm
D. 70cm
-
Câu 9:
Cột gạch được gia cố bằng các lưới thép đặt trong các mạch vữa. Cường độ của khối xây có cốt thép tăng tối đa bao nhiêu lần so với khối xây không cốt thép
A. 2 lần
B. 1,5 lần
C. 1,2 lần
D. 2,5 lần
-
Câu 10:
Bulông cường độ cao 8.8 được làm từ thép có các tính năng
A. Giới hạn chảy 800Mpa, giới hạn bền 800Mpa
B. Giới hạn chảy 800Mpa, giới hạn bền 600Mpa
C. Giới hạn chảy 640Mpa, giới hạn bền 800Mpa
D. Giới hạn chảy 600Mpa, giới hạn bền 800Mpa
-
Câu 11:
Cột thép chịu nén đúng tâm, tiết diện tổ hợp gồm hai nhánh và các thanh giằng. Các thanh giằng được tính toán theo
A. Lực nén trong cột
B. Lực nén trong mỗi nhanh cột
C. Lực cắt thưc tế
D. Lực cắt quy ước
-
Câu 12:
Móng cột BTCT của khung nên bố trí như thế nào:
A. Hình vuông
B. Hình chữ nhật cạnh dài trong mặt phẳng khung
C. Hình chữ nhật có cạnh ngắn trong mặt phẳng khung
D. Cả ba cách đều được
-
Câu 13:
Khi thiết kế cột thép tiết diện hình chữ H, độ mảnh để tính toán ổn định của cột được lấy bằng:
A. Tỉ số chiều dài thực của cột trên bán kính quán tính trung bình của tiết diện cột
B. Tỉ số chiều dài tính toán của cột trên bán kính quán tính trung bình của tiết diện cột
C. Tỉ số chiều dài thực của cột trên bán kính quán tính lớn nhất của tiết diện cột
D. Tỉ số chiều dài tính toán của cột trên bán kính quán tính nhỏ nhất của tiết diện cột
-
Câu 14:
Cột thép chịu nén đúng tâm hai đầu liên kết khớp , cao 6m, tiết diện chữ H có các bán kính quán tính theo hai trục chính là 8,3cm và 6,55cm. Độ mảnh dùng để tính toán ổn định cột là
A. 72,3
B. 72,5
C. 120,7
D. 91,6
-
Câu 15:
Đối với thép kết cấu, tính năng cơ học quan trọng nhất để tính toán thiết kế là:
A. Giới hạn chảy
B. Giới hạn bền
C. Độ dãn dẻo
D. Mô đun đàn hồi
-
Câu 16:
Loại thép nào dưới đây được coi như thép cacbon thấp
A. CT5 (theo GOST)
B. BCT4 (theo GOST)
C. CT38 (theo TCVN)
D. CT42 (theoTCVN)
-
Câu 17:
Dầm liên tục ba nhịp tựa trên các gối khớp di động, trừ gối đầu tiên là khớp cố định. Số bậc siêu tĩnh của dầm này là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Khi biểu đồ mômen uốn trên một thanh có dạng parabôn bậc hai thì biểu đồ lực cắt là:
A. Đường parabôn
B. Đường thẳng song song với thanh
C. Đường thẳng nghiêng góc với thanh
D. Cả ba đều không đúng
-
Câu 19:
Vùng áp lực gió của nước ta được chia làm:
A. 3 vùng
B. 4 vùng
C. 5 vùng
D. 2 vùng
-
Câu 20:
Độ lún cho phép của móng nhà khung BTCT là:
A. 3cm
B. 4cm
C. 6cm
D. 8cm
-
Câu 21:
Bêtông cấp độ bền B15 tương đương với mác bêtông nào dưới đây:
A. M100
B. M150
C. M200
D. M250
-
Câu 22:
Mác bêtông M250 tương đương với cấp độ bền nào dưới đây:
A. B10
B. B15
C. B20
D. B25
-
Câu 23:
Cốt thép CII tương đương với loại thép nào dưới đây:
A. CT3
B. CT5
C. CT34
D. CT38
-
Câu 24:
Bản sàn BTCT kích thước 4m x 7m đặt trên tường theo chu vi làm việc theo sơ đồ nào dưới đây:
A. Bản kiểu dầm
B. Bản làm việc 1 phương
C. Bản làm việc 2 phương
D. Bản công xôn
-
Câu 25:
Cốt thép đai của dầm BTCT được xác định theo:
A. Tính toán với lực cắt
B. Tính toán với mômen
C. Tính toán với cả mômen và lực cắt
D. Đường kính của cốt dọc
-
Câu 26:
Cường độ chịu nén của khối xây gạch phụ thuộc chủ yếu vào
A. Cường độ của gạch
B. Cường độ của vữa
C. Cường độ của xi măng
D. Bề dày của mạch vữa
-
Câu 27:
Trong cột BTCT có chiều cao tiết diện h, phải đặt thêm các cốt thép phụ ở giữa chiều cao tiết diện khi h ít nhất là:
A. 40cm
B. 50cm
C. 60cm
D. 70cm
-
Câu 28:
Hệ số khí động để tính tải trọng gió tác động lên công trình phụ thuộc vào:
A. Độ cao của công trình
B. Hình dạng của công trình
C. Địa hình chung quanh công trình
D. Cả ba điều đều không đúng
-
Câu 29:
Trong bản sàn BTCT kê bốn cạnh chịu lực hai phương, cốt thép ở nhịp theo phương ngắn phải đặt như thế nào so với cốt thép theo phương dài
A. Đặt trên
B. Đặt dưới
C. Đặt thế nào cũng được
D. Cả ba cách đều đúng
-
Câu 30:
Khi thiết kế kết cấu BTCT phải xét mấy loại trạng thái giới hạn (TTGH)
A. 1 TTGH
B. 2 TTGH
C. 3 TTGH
D. 4 TTGH
-
Câu 31:
Khung nhà xưởng ba nhịp, cột bêtông cùng độ cao, đỡ các giàn thép tựa khớp lên đỉnh cột. Để tính khung này thì bậc siêu tĩnh là mấy:
A. Bậc 0
B. Bậc 1
C. Bậc 2
D. Cả ba đều không đúng
-
Câu 32:
Hệ số vượt tải của tải trọng gió so với hệ số vượt tải của hoạt tải là:
A. Bằng nhau
B. Của tải trọng gió lớn hơn
C. Của hoạt tải lớn hơn
D. Tùy trường hợp
-
Câu 33:
Móng cột BTCT của khung nên bố trí như thế nào:
A. Hình vuông
B. Hình chữ nhật cạnh dài trong mặt phẳng khung
C. Hình chữ nhật có cạnh ngắn trong mặt phẳng khung
D. Cả ba cách đều được
-
Câu 34:
Trong móng băng dưới tường, cốt thép chịu lực chính được bố trí như thế nào:
A. Dọc theo tường ở sát mặt móng phía trên
B. Dọc theo tường ở sát mặt móng phía dưới
C. Vuông góc với tường ở sát mặt móng phía trên
D. Vuông góc với tường ở sát mặt móng phía dưới
-
Câu 35:
Hàm lượng cốt thép của dầm BTCT được tính bằng:
A. Tỉ số giữa diện tích tất cả cốt thép dọc trên diện tích tiết diện dầm
B. Tỉ số giữa diện tích cốt thép dọc chịu lực trên diện tích tiết diện dầm
C. Tỉ số giữa diện tích tất cả cốt thép dọc và cốt thép đai trên diện tích tiết diện dầm
D. Cả ba điều đều không đúng
-
Câu 36:
Khoảng cách cốt đai của cột BTCT phải lấy theo:
A. Số lượng cốt dọc
B. Đường kính cốt dọc
C. Đường kính cốt đai
D. Cả ba điều đều đúng
-
Câu 37:
Khoảng cách cốt chịu lực của bản BTCT dày 120mm không được vượt quá:
A. 150mm
B. 200mm
C. 250mm
D. cả ba điều đều không đúng
-
Câu 38:
Mối hàn góc thủ công có bề dày h. Bề dày tính toán để kiểm tra độ bền mối hàn được lấy là:
A. 1,0h
B. 0,7h
C. 0, 5h
D. 0,8h
-
Câu 39:
Mối hàn góc thủ công có bề dày h. Khi kiểm tra cường độ thép cơ bản sát mối hàn thì dùng bề dày tính toán như sau:
A. 0,7h
B. 0,8h
C. 0,9h
D. 1,0h
-
Câu 40:
Đối với dầm thép chịu uốn thì đặc trưng hình học của tiết diện quan trọng nhất đến độ bền là:
A. Diện tích
B. Mômen quán tính
C. Mô đun chống uốn
D. Bán kính quán tính
-
Câu 41:
Trong dầm BTCT có chiều cao tiết diện h, phải đặt thêm các cốt thép phụ ở giữa chiều cao tiết diện khi h ít nhất là:
A. 40cm
B. 50cm
C. 60cm
D. 70cm
-
Câu 42:
Để đảm bảo cường độ và độ ổn định của nền đường cần quan tâm đến vùng hoạt động 80 cm từ đáy áo đường: 30 cm trên phải đảm bảo CBR bằng 8 với đường cấp I, II và bằng 6 với các cấp khác. 50 cm tiếp với CBR bằng 5 với đường cấp I, II và bằng 4 với các cấp khác. Trị số CBR được xác định trong trường hợp nào?
A. CBR xác định trong trường hợp lấy mẫu tự nhiên
B. CBR xác định ngoài hiện trường
C. CBR xác định trong phòng, mẫu đất được đầm nén tiêu chuẩn, để khô
D. CBR xác định trong phòng, mẫu đất được đầm nén tiêu chuẩn và ngâm mẫu 4 ngày đêm
-
Câu 43:
Trong thiết kế mặt đường bê tông xi măng theo Quyết định 32-30 của Bộ giao thông vận tải thì cần kiểm tra cường độ kéo uốn của tấm bê tông xi măng khi tải trọng bánh xe đặt ở đâu?
A. Tải trọng xe đặt giữa tấm
B. Tải trọng xe đặt ở góc tấm
C. Tải trọng xe đặt ở giữa cạnh dài của tấm
D. Phải kiểm tra cả 3 vị trí trên
-
Câu 44:
Trong thiết kế mặt đường bê tông xi măng theo quy trình thiết kế áo đường cứng 22TCN223-95 cần kiển tra chiều dày của tấm bê tông xi măng khi tải trọng bánh xe đặt ở đâu?
A. Tải trọng xe đặt giữa tấm
B. Tải trọng xe đặt ở góc tấm
C. Tải trọng xe đặt ở giữa cạnh dài của tấm
D. Phải kiểm tra cả 3 vị trí trên chọn chiều dày lớn nhất
-
Câu 45:
Kiểm toán kết cấu áo đường mềm đối với mặt đường cấp cao A1 phải kiểm toán theo các thái giới hạn nào?
A. Kiểm toán cường độ chung kết cấu
B. Kiểm toán cắt trượt nền đất
C. Kiểm toán ứng suất kéo uốn của lớp mặt bê tông nhựa
D. Kiểm toán tất cả trạng thái giới hạn nêu trên
-
Câu 46:
Khi thiết kế mặt đường bê tông nhựa, phải kiểm tra cường độ kéo uốn lớp bê tông nhựa, vị trí kiểm tra là đâu trong các phương án sau?
A. Kiểm tra tại mặt trên lớp bê tông nhựa
B. Kiểm tra tại vị trí giữa lớp bê tông nhựa
C. Kiểm tra tại vị trí 2/3 từ mặt bê tông nhựa
D. Kiểm tra tại vị trí đáy lớp bê tông nhựa
-
Câu 47:
Nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp êm thuận, không gây ra” xóc” mạnh cho xe chạy qua đoạn chuyển tiếp thì độ bằng phẳng theo dọc tim đường S (S là độ dốc dọc giữa hai điểm trên mặt đường theo phương dọc theo tim đường do sự chênh lệch lún của hai điểm đó) giữa đường và cầu đối với đường cao tốc có vận tốc thiết kế 100 và 120 km/h là bao nhiêu trong các giá trị sau:
A. Độ bằng phằng S ≤ 1/150
B. Độ bằng phằng S ≤ 1/175
C. Độ bằng phằng S ≤ 1/200
D. Độ bằng phằng S ≤ 1/250
-
Câu 48:
Nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp êm thuận, không gây ra” xóc” mạnh cho xe chạy qua đoạn chuyển tiếp thì độ bằng phẳng theo dọc tim đường S (S là độ dốc dọc giữa hai điểm trên mặt đường theo phương dọc theo tim đường do sự chênh lệch lún của hai điểm đó) giữa đường và cầu đối với đường cấp IIV có vận tốc thiết kế 80 km/h là bao nhiêu trong các giá trị sau:
A. Độ bằng phằng S ≤ 1/125
B. Độ bằng phằng S ≤ 1/150
C. Độ bằng phằng S ≤ 1/ 175
D. Độ bằng phằng S ≤ 1/200
-
Câu 49:
Khi xác định lưu lượng xe tính toán để xác định Eyc mặt đường phải xét đến hệ số ảnh hưởng của số làn xe. Trong trường hợp đường có 4 làn xe có dải phân cách giữa thì hệ số phân phối trục xe f chọn là bao nhiêu? Trong các trường hợp sau:
A. Hệ số f = 1
B. Hệ số f = 0,55
C. Hệ số f = 0,35
D. Hệ số f = 0,3
-
Câu 50:
Khi xác định lưu lượng xe tính toán để xác định Eyc mặt đường phải xét đến hệ số ảnh hưởng của số làn xe. Trong trường hợp đường có 2 hoăc3 làn xe không có dải phân cách thì hệ số phân phối trục xe f chọn là bao nhiêu? Trong các trường hợp sau:
A. Hệ số f = 1
B. Hệ số f = 0,55
C. Hệ số f = 0,35
D. Hệ số f = 0,3