2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi đổ bê tông khối lớn, sử dụng xi măng pooc lăng, nhiệt độ khối đổ 20- 30°C thì thời gian cho phép tạm ngừng để không sinh khe lạnh là bao nhiêu?
A. 60 phút
B. 90 phút
C. 120 phút
D. Không được ngừng
-
Câu 2:
Nếu thời gian tạm ngừng đổ bê tông vượt quá giới hạn quy định thì cho phép xử lý bề mặt khi cường độ của lớp bê tông bên dưới đạt bằng bao nhiêu?
A. 25 daN/cm2
B. 20 daN/cm2
C. 15 daN/cm2
D. Không hạn chế
-
Câu 3:
Khi kiểm tra độ chống thấm của bê tông thì tần suất lấy mẫu phải như thế nào?
A. 300 m3 lấy 1 mẫu
B. 400 m3 lấy 1 mẫu
C. 500 m3 lấy 1 mẫu, số mẫu tối thiểu phải bằng 3
D. 500 m3 lấy 1 mẫu, số mẫu tối thiểu phải bằng 1
-
Câu 4:
Khi phụt vữa vào nền đá, điều kiện bố trí lớp gia tải là như thế nào?
A. Không cần lớp gia tải khi nền đá nguyên khối, ít nứt nẻ, khi phụt thử nghiệm cho kết quả tốt
B. Không cần lớp gia tải khi áp lực phụt thiết kế không lớn hơn 0,2 MPa
C. Cả hai ý trên
D. Cần bố trí lớp gia tải trong mọi trường hợp
-
Câu 5:
Khi phụt vữa vào nền đá, bố trí hố khoan phụt thử nghiệm trước khi phụt đại trà như thế nào?
A. Không cần phụt thử nghiệm
B. Toàn bộ hố khoan phụt thử nghiệm được chọn trong số hố khoan ở đồ án thiết kế
C. Khoan phụt thử nghiệm tiến hành ngoài phạm vi đồ án thiết kế
D. Một nửa số hố khoan phụt thử nghiệm nằm ngoài phạm vi đồ án thiết kế
-
Câu 6:
Khi thi công phụt vữa tạo màn chống thấm, chiều sâu hố khoan được xác định như thế nào?
A. Theo vị trí thực tế của lớp đá được chọn làm ranh giới của màn chống thấm
B. Thông qua kết quả xác định độ thấm nước thực tế của đất đá phía dưới màn
C. Theo cả hai ý trên
D. Theo đúng bản vẽ thiết kế
-
Câu 7:
Trong thí nghiệm ép nước trước khi phụt vữa, áp lực và lưu lượng phụt lấy bằng bao nhiêu?
A. Theo trị số áp lực cao nhất và lưu lượng lớn nhất có thể nhưng không vượt quá giới hạn cho phép do thiết kế quy định
B. Lấy nhỏ hơn 10% so với trị số quy định của thiết kế
C. Lấy lớn hơn 10% so với trị số quy định của thiết kế
D. Lấy lớn hơn 15% so với trị số quy định của thiết kế
-
Câu 8:
Khi khoan phụt tạo màn chống thấm với nhiều hàng khoan, hố khoan kiểm tra được bố trí như thế nào?
A. Trùng với hố khoan phụt
B. Ở tâm trên mặt bằng của 3 hố khoan phụt kề nhau
C. Nằm trên hàng khoan phụt nhưng có hướng xiên góc
D. Do tư vấn thiết kế quy định
-
Câu 9:
Trường hợp nào thì cần xử lý độ ẩm của đất nền trước khi đắp đập?
A. Khi độ ẩm đất nền khác với độ ẩm đất đắp
B. Khi độ ẩm đất nền lớn hơn độ ẩm đất đắp
C. Khi độ ẩm đất nền nhỏ hơn độ ẩm đất đắp
D. Không cần xử lý độ ẩm của đất nền
-
Câu 10:
Trước khi rải đắp lớp mới, cần xử lý mặt lớp đã đắp như thế nào?
A. Cào xới các phần mặt lớp bị nhẵn do xe hoặc người đi lại
B. Tưới đảm bảo độ ẩm khống chế nếu mặt lớp bị khô
C. Cả hai ý trên
D. Không cần phải xử lý
-
Câu 11:
Khi vận hành đầm đất theo đường vòng, tốc độ dịch chuyển của máy đầm lấy bằng bao nhiêu?
A. Từ 0,5 đến 1 km/h trên toàn hành trình
B. Từ 1 đến 2 km/h trên toàn hành trình
C. Từ 1,5 đến 2 km/h trên toàn hành trình
D. Từ 1 đến 2 km/h, giảm tốc độ ở các đoạn đường vòng
-
Câu 12:
Khi đầm đất theo hướng song song với tim đập, chiều rộng vết đầm chồng lấn lên nhau được khống chế như thế nào?
A. Không nhỏ hơn 20 cm
B. Không nhỏ hơn 30 cm
C. Không nhỏ hơn 35 cm
D. Không nhỏ hơn 40 cm
-
Câu 13:
Khi đầm đất theo hướng vuông góc với tim đập, chiều rộng vết đầm chồng lấn lên nhau được khống chế như thế nào?
A. Không nhỏ hơn 30 cm
B. Không nhỏ hơn 40 cm
C. Không nhỏ hơn 50 cm
D. Không nhỏ hơn 60 cm
-
Câu 14:
Khi đắp đập đất, sai lệch độ ẩm đất đắp so với độ ẩm tốt nhất cho phép bằng bao nhiêu?
A. 2,5%
B. 3%
C. 3,5%
D. 4%
-
Câu 15:
Khi đắp trong phạm vi 1 m giáp với công trình xây đúc phải dùng biện pháp nào?
A. Chọn loại đất thịt, đất sét không lẫn sạn sỏi, tạp chất
B. Dùng đầm cóc để đầm chặt đất
C. Dùng đầm chày gỗ, đầm bàn bằng gang tại đường viền tiếp giáp
D. Tất cả các biện pháp trên
-
Câu 16:
Để kiểm tra dung trọng khô của đất á sét, á cát đắp phần thân đập, số lượng mẫu cần thiết là bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu/ (100-200) m3
B. 1 tổ mẫu/ (150-250) m3
C. 1 tổ mẫu/ (200-250) m3
D. 1 tổ mẫu/ (100-150) m3
-
Câu 17:
Để kiểm tra dung trọng khô của đất sét, á sét đắp tường tâm, tường nghiêng của đập, số lượng mẫu cần thiết là bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu/ 50 m3
B. 1 tổ mẫu/ 100 m3
C. 1 tổ mẫu/ 150 m3
D. 1 tổ mẫu/ 200 m3
-
Câu 18:
Cần sử dụng phương pháp nào để xác định dung trọng của đất dính?
A. Phương pháp dao vòng hay phóng xạ.
B. Phương pháp dao vòng loại lớn.
C. Phương pháp dao vòng.
D. Phương pháp phóng xạ.
-
Câu 19:
Cần sử dụng phương pháp nào để xác định dung trọng của đất có nhiều dăm sạn, sỏi?
A. Phương pháp dao vòng loại lớn
B. Phương pháp phóng xạ
C. Phương pháp hố đào
D. Theo a hoặc c
-
Câu 20:
Cần kiểm tra tầng lọc ngược theo những nội dung nào?
A. Chiều dày và thành phần hạt của từng lớp
B. Mặt nối tiếp: không cho phép các lớp so le, gãy khúc, trộn lẫn
C. Cả a và b
D. Cả a, b và độ phẳng của mặt lớp
-
Câu 21:
Khi lát mái thượng lưu đập cần kiểm tra theo các nội dung nào?
A. Mặt các tấm không chênh lệch nhau quá 5% chiều dày tấm lát
B. Mặt tấm phía trên không nhô cao hơn tấm phía dưới.
C. Cả a và b.
D. Cả a, b và khe hở giữa các tấm không vượt quá quy định của thiết kế.
-
Câu 22:
Thành phần bê tông tại hiện trường được hiệu chỉnh theo nguyên tắc nào?
A. Không thay đổi lượng xi măng (X).
B. Không thay đổi lượng nước (N).
C. Không thay đổi tỷ lệ N/X.
D. Không thay đổi độ sụt.
-
Câu 23:
Khi đổ bê tông khối lớn, thời gian cho phép để dỡ cốp pha là bao nhiêu?
A. Không dưới 4 ngày
B. Không dưới 5 ngày
C. Không dưới 6 ngày
D. Không dưới 7 ngày
-
Câu 24:
Khi đổ bê tông khối lớn mà khối đổcó thể tích trên 1000 m3 thì tần suất lấy mẫu thí nghiệm cường độ là bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu / 600 m3
B. 1 tổ mẫu / 500 m3
C. 1 tổ mẫu / 400 m3
D. 1 tổ mẫu / 300 m3
-
Câu 25:
Khi đổ bê tông khối lớn mà khối đổ có thể tích dưới 1000 m3 thì tần suất lấy mẫu thí nghiệm cường độ là bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu / 250 m3
B. 1 tổ mẫu / 200 m3
C. 1 tổ mẫu / 150 m3
D. 1 tổ mẫu / 100 m3
-
Câu 26:
Bê tông đổ được coi là đạt yêu cầu khi kiểm tra cường độ tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường cho giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế, kèm theo điều kiện nào sau đây?
A. Không có mẫu nào có cường độ dưới 75% mác thiết kế
B. Không có mẫu nào có cường độ dưới 80% mác thiết kế
C. Không có mẫu nào có cường độ dưới 85% mác thiết kế
D. Không có mẫu nào có cường độ dưới 90% mác thiết kế
-
Câu 27:
Khi đổ bê tông, bê tông cốt thép toàn khối, mức sai lệch cho phép theo chiều dài hoặc nhịp của kết cấu là bao nhiêu?
A. 15 mm
B. 20 mm
C. 25 mm
D. 30 mm
-
Câu 28:
Khi đổ bê tông, bê tông cốt thép toàn khối, mức sai lệch tiết diện ngang cho phép là bao nhiêu?
A. 14 mm.
B. 12 mm.
C. 10 mm.
D. 8 mm.
-
Câu 29:
Khi đổ bê tông, bê tông cốt thép toàn khối, độ lệch cho phép của bề mặt kết cấu tính trên toàn bộ mặt phẳng công trình là bao nhiêu?
A. 35 mm
B. 30 mm
C. 25 mm
D. 20 mm
-
Câu 30:
Đối với kết cấu khối lớn, sai số cho phép về khoảng cách giữa các thanh thép chịu lực đã lắp dựng đặt riêng biệt là bao nhiêu?
A. 20 mm
B. 30 mm
C. 35 mm
D. 40 mm
-
Câu 31:
Đối với kết cấu khối lớn, sai số cho phép về khoảng cách giữa các thanh thép phân bố trong một hàng là bao nhiêu?
A. 40 mm
B. 35 mm
C. 30 mm
D. 25 mm
-
Câu 32:
Trong thi công khoan phụt vữa vào nền đá, sau khi phụt xong một đợt, điều kiện nào dẫn đến yêu cầu phải bổ sung thêm hố khoan phụt?
A. Tồn tại vùng có lượng mất nước đơn vị vượt quá 10 lần so với trị số trung bình của tất cả các hố đã khoan phụt trong đợt
B. Tồn tại vùng mà việc phụt chưa được hoàn tất theo chỉ dẫn trong Tiêu chuẩn
C. Tồn tại các hố khoan không đạt tới độ sâu thiết kế
D. Tất cả các điều kiện trên
-
Câu 33:
Trong quá trình khoan phụt vữa vào nền đá, trường hợp nào thì phải dừng khoan để xử lý?
A. Khi đang khoan thấy hiện tượng mất nước
B. Khi đang khoan thì vách hố khoan bị sập
C. Xảy ra đồng thời cả a và b
D. Xảy ra một trong hai trường hợp (a hoặc b)
-
Câu 34:
Sau thời gian ngừng phụt đối với đoạn phụt chưa đạt độ chối quy định, trước khi phụt lại cần phải làm gì?
A. Tiến hành khoan xoáy, nạo sạch vữa đông cứng
B. Tiến hành thí nghiệm ép nước để quyết định chọn loại vữa phụt tiếp
C. Cả a và b
D. Tiếp tục phụt lại bình thường
-
Câu 35:
Khi phụt vữa vào nền đá, nếu dung dịch vữa trào qua miệng các hố khoan lân cận thì trình tự xử lý như thế nào?
A. Giảm từ (30-50)% áp lực phụt
B. Đặt nút bịt các hố khoan có trào vữa
C. Thực hiện theo a, b, sau đó tiếp tục phụt với áp lực như cũ
D. Thực hiện theo a,b, sau đó tiếp tục phụt với áp lực bằng 80% áp lực cũ
-
Câu 36:
Tổng chiều dài các hố khoan kiểm tra chất lượng phụt vữa tạo màn chống thấm phải bằng bao nhiêu so với tổng chiều dài các hố khoan đã phụt?
A. (5-10)%.
B. (3-5)%.
C. (10-12)%.
D. (12-15)%.
-
Câu 37:
Để kiểm tra công tác phụt xi măng gia cố nền, cần sử dụng phương pháp nào?
A. Ép nước thí nghiệm
B. Địa vật lý
C. Cả a và b
D. Theo quy định của thiết kế
-
Câu 38:
Hồ sơ hoàn công công tác phụt vữa xi măng tạo màn chống thấm bao gồm những tài liệu nào?
A. Nhật ký khoan, nhật ký phụt xi măng, biên bản xác nhận các công việc bị che khuất, biên bản thử nghiệm hố khoan kiểm tra
B. Mặt cắt hoàn công
C. Cả a, b, kèm theo Báo cáo kỹ thuật
D. Cả a và b
-
Câu 39:
Trước khi ngăn dòng và dâng nước trong hồ phải thực hiện các công tác nào? làm các công tác thu dọn và xử lý lòng hồ nào?
A. Xử các mái đất có khả năng sạt trượt khi ngập nước, tổ chức công tác tái định cư, thi công bãi đánh cá
B. Di chuyển mồ mả, di dời hoặc bảo vệ không cho ngập các công trình văn hoá
C. Khai thác hết lâm sản, khoáng sản trong lòng hồ
D. Các đáp án đều đúng
-
Câu 40:
Hãy chọn phương pháp xử lý nền hợp lý để xử lý nền đá nứt nẻ của đập đất?
A. Tất cả các phương pháp đã nêu
B. Phương pháp khoan cọc nhồi
C. Phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép
D. Phương pháp khoan phụt vữa xi măng
-
Câu 41:
Khi xử lý nền và vai đập đất, ở những vị trí chưa đắp đập ngay được, chiều dày lớp bảo vệ cần để lại là bao nhiêu?
A. Từ 20 cm đến 30 cm
B. Từ 50 cm đến 60 cm
C. Từ 80 cm đến 100 cm
D. Các đáp án đều đúng
-
Câu 42:
Khi kiểm tra các mỏ đất để đắp đập cần thực hiện các công việc nào?
A. Bề dày lớp đất hữu cơ, hiện trạng cây cối, chiều dày của từng lớp, tình hình phân bố các lớp kẹp, tính chất cơ lý của đất
B. Mặt bằng phân bố của mỏ, điều kiện khai thác và vận chuyển đến đập
C. Điều kiện địa chất thủy văn, tình hình ngập nước của từng mỏ trong mùa mưa
D. Tất cả các công việc đã nêu
-
Câu 43:
Khi khai thác đất ở mỏ đất để đắp đập phải tuân thủ các yêu cầu nào?
A. Bố trí rãnh tiêu nước chung quanh mỏ khai thác và bố trí hệ thống thoát nước trong mỏ theo nguyên tắc đáy rãnh luôn luôn thấp hơn đáy khoang đào và không để tồn đọng nước trong vùng khai thác đất
B. Nếu độ ẩm tự nhiên của đất gần bằng hoặc nhỏ hơn độ ẩm thiết kế, nên khai thác theo mặt đứng để giảm bớt lượng nước bốc hơi. Ngược lại, nếu độ ẩm tự nhiên của đất lớn hơn độ ẩm thiết kế, nên dùng phương pháp khai thác mặt bằng
C. Nếu thi công vào mùa khô nên khai thác các mỏ đất có độ ẩm tự nhiên cao. Ngược lại khi thi công vào mùa mưa thì nên khai thác mỏ đất có độ ẩm tự nhiên thấp
D. Tất cả các yêu cầu đã nêu
-
Câu 44:
Độ ẩm của đất dùng để đắp đập đất đồng chất được phép sai lệch như thế nào so với độ ẩm tốt nhất?
A. Không quá ± 3 %
B. Không quá ± 5 %
C. Không quá ± 6 %
D. Không quá ± 4 %
-
Câu 45:
Để thoát nước mưa trong quá trình thi công, độ dốc của mặt đất đã san trên mặt đập về thượng hoặc hạ lưu, hoặc đồng thời về cả hai phía là bao nhiêu?
A. Từ 18 % đến 20 %
B. Từ 2 % đến 5 %
C. Từ 18 % đến 25 %
D. Từ 20 % đến 25 %
-
Câu 46:
Hệ số đầm nén của đất đắp (độ chặt K) được quy định như thế nào khi thi công đắp đất đê quai ngăn dòng?
A. K ≥ 0,98
B. K ≥ 0,96
C. K ≥ 0,95
D. K ≥ 0,97
-
Câu 47:
Hệ số đầm nén của đất đắp (độ chặt K) được quy định như thế nào khi thi công đắp đập đất cấp I?
A. K ≥ 0,95
B. K ≥ 0,97
C. K ≥ 0,96
D. K ≥ 0,94
-
Câu 48:
Đối với đập đất đồng chất, vật liệu đất đắp đập phải có hệ số thấm sau khi đầm nén là bao nhiêu?
A. Không được lớn hơn 1 × 10-3 cm/s
B. Không được lớn hơn 1 × 10-2 cm/s
C. Không được lớn hơn 1 × 10-4 cm/s
D. Các trị số đều đúng
-
Câu 49:
Trị số hệ số mái dốc m nào thỏa mãn quy định về hệ số mái dốc của mặt nối tiếp hướng ngang (hướng vuông góc với tim đập) của đập đồng chất?
A. m = 3,0
B. m = 2,5
C. m = 2,0
D. Các trị số đều thỏa mãn
-
Câu 50:
Đắp tường tâm được quy định như thế nào theo chiều cao của thân đập?
A. Luôn thấp hơn khối đất đắp liền kề ở thân đập ít nhất là 2 m
B. Luôn thấp hơn khối đất đắp liền kề ở thân đập ít nhất là 1 m
C. Luôn thấp hơn khối đất đắp liền kề ở thân đập ít nhất là 0,5 m
D. Luôn đắp cao hơn khối đất đáp liền kề ở thân đập