2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đối với những tuyến đường sắt điện khí hoá xây dựng mới chỉ sử dụng đầu máy điện thì độ dốc dọc tối đa áp dụng cho các cấp đường tương ứng của khổ đường 1435 mm: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 là:
A. 30 – 25 – 12 – 18 – 25 (‰)
B. 30 – 30 – 12 – 18 – 25 (‰)
C. 30 – 30 – 18 – 25 – 30 (‰)
D. 30 – 30 – 30 – 30 – 30 (‰)
-
Câu 2:
Đối với những tuyến đường sắt điện khí hoá xây dựng mới chỉ sử dụng đầu máy điện thì độ dốc dọc tối đa áp dụng cho các cấp đường tương ứng của khổ đường 1000 mm: cấp 1, cấp 2, cấp 3 là:
A. 30 – 30 – 30 (‰)
B. 25 – 25 – 25 (‰)
C. 12 – 25 – 30 (‰)
D. 18 – 25 – 30 (‰)
-
Câu 3:
Cao của khổ giới hạn trong hầm đường sắt khổ đường tiêu chuẩn 1435mm đầu máy Diezel là bao nhiêu?
A. 5000mm
B. 5500mm
C. 6500mm
D. 6550mm
-
Câu 4:
Tại sao vỏ hầm của đường hầm thi công theo phương pháp công nghệ NATM thường có chiều dày không đổi?
A. Nội lực trên các mặt cắt dọc theo chu vi vỏ hầm như nhau
B. Vì mục đích để cho đường tim của kết cấu vỏ hầm luôn cùng dạng với đường cong khuôn hầm
C. Vì chiều dày vỏ hầm được chọn là nhỏ nhất theo cấu tạo
D. Để dễ kiểm soát trong quá trình thi công
-
Câu 5:
Bằng cách nào người ta kiểm soát được thời điểm đưa kết cấu vỏ hầm vào tham gia chịu lực?
A. Căn cứ vào đường cong Fenner-Pacher
B. Căn cứ vào tuổi của bê tông cho phép thời diểm dỡ ván khuôn
C. Căn cứ vào độ hội tụ của vách hang thông qua kết quả quan trắc liên tục chuyển vị của vách hang
D. Căn cứ vào kinh nghiệm thi công của hàng loạt các công trình
-
Câu 6:
Neo đá (Rock bolt) khác neo đất (Ground anchor) ở điểm nào?
A. Neo đá dùng để chống đỡ hang đào, neo đất dùng để gia cố chống vách
B. Neo đá có hiệu ứng tạo dầm và cài khóa còn neo đất thì không
C. Không có sự phân biệt dùng trong đá gọi là neo đá, dùng trong đất gọi là neo đất
D. Neo đá bố trí vuông góc với bề mặt gia cố còn neo đất bố trí xiên góc với bề mặt
-
Câu 7:
Tác dụng của neo dự ứng lực sử dụng trong xây dựng đường hầm.
A. Tương tự như thanh neo là treo giữ khối lở rời nhưng sử dụng được thép cường độ cao.
B. Tăng khả năng chống trượt cho khối lăng thể trượt.
C. Dễ thực hiện trong không gian có kích thước hạn chế.
D. Sử dụng vật tư phổ biến dễ khai thác đó là cáp tao xoắn 7 sợi.
-
Câu 8:
Sự khác nhau giữa bê tông phun khô và bê tông phun ướt?
A. Tỉ lệ nước/xi măng khác nhau
B. Tỉ lệ hao hụt vữa do rơi rụng khi phun.
C. Loại vữa khi ra khỏi đầu phun.
D. Khả năng gây bụi giữa hai biện pháp.
-
Câu 9:
Mực nước cao thiết kế được xác định từ:
A. Trung bình mực nước ngày lớn trong chuỗi số liệu đo nhiều năm
B. Trung bình mực nước tháng lớn nhất trong chuỗi số liệu đo nhiều năm
C. Mực nước giờ tương ứng với tần suất xuất hiện trong chuỗi số liệu đo nhiều năm
D. Mực nước cao nhất trong nhiều năm
-
Câu 10:
Tốc độ gió trong tính toán tải trọng neo tầu được lấy
A. Bằng tốc độ gió lớn nhất trong nhiều năm
B. Bằng tốc độ gió trung bình trong nhiều năm
C. Bằng khoảng 20-22m/s
D. Bằng tốc độ gió tương ứng với tần suất xuất hiện 5%
-
Câu 11:
Chiều cao sóng thiết kế trong tính toán kết cấu công trình cảng được tính dựa trên
A. Số liệu thực đo trong nhiều năm
B. Số liệu quan trắc từ vệ tinh
C. Tốc độ gió tính toán tương ứng với tần suất xuất hiện nào đó
D. Không có lựa chọn nào đúng
-
Câu 12:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, chiều cao sóng H1% được hiểu là:
A. Chiều cao trung bình của 1% con sóng lớn nhất
B. Chiều cao sóng với tần suất xuất hiện 1%
C. Chiều cao sóng lớn nhất với ứng với chu kỳ lặp lại 100 năm
D. Chiều cao sóng ứng với vận tốc gió với chu kỳ lặp 100 năm
-
Câu 13:
Trọng tải tầu (DWT) được hiểu là:
A. Lượng hàng lớn nhất mà tầu chở được
B. Tổng trọng lượng tầu và lượng hàng lớn nhất mà tầu chở được
C. Tổng trọng lượng tầu, nhiên liệu, nước ballast và lượng hàng lớn nhất mà tầu chở được
D. Trọng lượng tầu lớn nhất không kể hàng
-
Câu 14:
Thời gian khác thác của cảng phụ thuộc vào:
A. Hệ số bận bến
B. Điều kiện tự nhiên
C. Thiết bị và công nghệ
D. Cả b và c
-
Câu 15:
Độ tĩnh lặng của bể cảng được xác định từ:
A. Thời gian cảng có thể khai thác bình thường trong một năm
B. Thời gian lặng gió trong một năm
C. Thời gian sóng lặng trong năm
D. Thời gian sóng có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao nào đó trong năm
-
Câu 16:
Kho CFS dùng để:
A. Chứa container
B. Kiểm tra container
C. Tháo dỡ và đóng gói hàng vào container
D. Giao nhận hàng container
-
Câu 17:
Cấp công trình bến phụ thuộc vào:
A. Lượng hàng thông qua bến
B. Mức độ quan trọng của bến
C. Người ra quyết định
D. Trọng tải tầu và chiều sâu trước bến
-
Câu 18:
Tốc độ gió cho phép trong khai thác công trình bến được quy định bởi:
A. Khả năng làm việc của các thiết bị trên bến
B. Khả năng chịu lực của công trình bến
C. Người khai thác
D. Tiêu chuẩn thiết kế
-
Câu 19:
Bến dạng trụ va neo cập hay được xây dựng cho các bến chuyên dụng dầu khí vì:
A. Dễ phòng chống cháy nổ
B. Thuận lợi trong quá trình khai thác
C. Dễ neo cập
D. Công nghệ hút rót
-
Câu 20:
Mục đích của việc tính các mất mát ứng suất trước trong trong cốt thép dự ứng lực.
A. Để xác định lực căng kéo cốt thép và các hiệu ứng do căng kéo
B. Để xác định ứng suất có hiệu tác dụng lên bê tông
C. Để xác định ứng suất kéo trong cốt thép ứng suất trước
D. Để xác định sức kháng uốn của dầm
-
Câu 21:
Mất mát ứng suất tức thời là những dạng mất mát nào?
A. Là những mất mát ứng suất xảy ra ngay tại thời điểm căng kéo
B. Là những mất mát xảy ra sau thời điểm căng kéo
C. Là những mất mát xảy ra ngay tại thời điểm truyền lực căng lên bê tông
D. Là những mất mát xảy ra ngay sau thời điểm truyền lực căng lên bê tông
-
Câu 22:
Ảnh hưởng của hiện tượng co ngót và từ biến đến ứng xử của dầm bê tông dự ứng lực được xét đến trong thiết kế như thế nào?
A. Tính các mất mát ứng suất trước
B. Tính các mất mát ứng suất và độ võng tĩnh của dầm
C. Tính các mất mát ứng suất và phân phối lại nội lực trong dầm
D. Không gây ảnh hưởng đến dầm vì là hệ tĩnh định
-
Câu 23:
Trường hợp nào sức kháng uốn danh định của dầm thép liên hợp lấy bằng mô men dẻo Mp.
A. Tiết diện dầm thép đáp ứng yêu cầu mặt cắt đặc chắc
B. Bản bụng đặc chắc, bản cánh chịu nén được giằng liên kết và kích thước dầm đảm bảo tỉ lệ Dp/D’ ≤1
C. Bản bụng đặc chắc và kích thước dầm đảm bảo tỉ lệ Dp/D’ ≤1
D. Bản bụng và bản cánh chịu nén đặc chắc,bản cánh chịu nén được giằng liên kết, kích thước dầm đảm bảo tỉ lệ Dp/D’ ≤ 1
-
Câu 24:
Hãy cho biết nguyên lý tính mô men chảy My và mô men dẻo Mp giống nhau hay khác nhau?
A. Giống nhau vì đều là tổng các mô men tác dụng riêng lẻ của các phần so với trục trung hòa.
B. Khác nhau vì My = Fy*Sn còn Mp =ΣPidi
C. Khác nhau vì My = MDC + MDW + MAD còn Mp = ΣPidi
D. Giống nhau vì cả hai loại mô men đều tính theo ba thành phần M = MDC + MDW + ΣPidi, chỉ khác nhau ở vị trí trục trung hòa.
-
Câu 25:
Các neo đinh liên kết trong dầm liên hợp được bố trí như thế nào trên mặt dầm thép?
A. Bố trí thành hai hàng và theo từng nhóm, khoảng cách đinh trong nhóm bằng 6 lần đường kính đinh.
B. Bố trí thành hai hàng chạy suốt chiều dài dầm theo bước đinh đều nhau bằng chiều dài dầm/số lượng đinh n.
C. Bố trí thành hai hàng chạy suốt chiều dài dầm, bước đinh bố trí giảm dần từ giữa nhịp về hai phía đầu dầm theo giá trị lực cắt mỏi.
D. Bố trí thành hai hàng chạy suốt chiều dài dầm theo bước đinh ≤ 600mm.
-
Câu 26:
Sức kháng cắt của dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép bao gồm những thành phần nào?
A. Sức kháng cắt của tiết diện dầm thép và sức kháng cắt của cốt thép bản mặt cầu.
B. Sức kháng cắt của dầm thép không xét bản bê tông.
C. Sức kháng cắt của bản bụng dầm thép.
D. Sức kháng cắt của bản bụng được tăng cường.
-
Câu 27:
Sức kháng kéo của các thanh trong giàn thép được lấy theo tiết diện nào?
A. Tiết diện nguyên kéo chảy
B. Tiết diện thực kéo đứt
C. Tiết diện thực kéo đứt nhân với hệ số triết giảm
D. Giá trị nhỏ hơn giữa hai cách tính: tiết diện nguyên kéo chảy và tiết diện thực kéo đứt nhân với hệ số triết giảm
-
Câu 28:
Hãy cho biết đặc điểm của tải trọng để tính mỏi trong cầu thép?
A. Hoạt tải lấy bằng 0,75 hoạt tải tiêu chuẩn
B. Cự li giữa hai trục bánh sau của xe tải thiết kế lấy bằng 9000mm
C. Khi tính mỏi cho bản bụng hoạt tải lấy bằng 1,5 hoạt tải tiêu chuẩn
D. Chỉ xét hoạt tải LL (1+IM) với hệ số tải trọng 0,75 và cự li trục bánh nặng 9,0m đồng thời có xét lưu lượng xe tải/ngày
-
Câu 29:
Sức kháng của bu lông cường độ cao trong liên kết thép được xét như thế nào?
A. Tính theo sức kháng cắt
B. Tính theo sức kháng trượt do ma sát
C. Tính theo sức kháng kéo
D. Tính theo sức kháng ép mặt
-
Câu 30:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 – 2005 ngoài đường ô tô cao tốc, có các phương án phân loại dưới đây. Phương án nào đúng.
A. Đường có 6 cấp, từ cấp I tới cấp VI
B. Đường có 5 cấp, từ cấp I tới cấp V
C. Đường có 4 cấp, từ cấp I tới cấp IV
D. Đường có 3 cấp, từ cấp I tới cấp III
-
Câu 31:
Theo tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn TCVN 10380 : 2014 đường giao thông nông thôn có mấy cấp? Chọn phương án đúng?
A. Có 1 cấp A
B. Có 2 cấp A, B
C. Có 3 cấp A, B, C
D. Có 4 cấp A, B, C, D
-
Câu 32:
Tốc độ thiết kế của đường được hiểu thế nào?
A. Tốc độ lớn nhất cho phép xe chạy trên đường
B. Tốc độ khai thác của đường
C. Là tốc độ được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đường trong trường hợp khó khăn
D. Tốc độ trung bình xe chạy trên đường
-
Câu 33:
Chiều rộng một làn xe trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005 có mấy loại kích thước? Phương án nào đúng và đủ?
A. Có các chiều rộng 3,75 m, 3,5 mét, 3,0 m và 2,75 m
B. Có các chiều rộng 3,75 m, 3,5 métvà 3,0 m
C. Có các chiều rộng 3,75 m, 3,5 m
D. Chỉ có chiều rông 3,5 m
-
Câu 34:
Trong tiêu chuẩn thiết kế yếu tố hình học của đường quy định mấy loại bán kính đường cong nằm tối thiếu?Phương án nào đúng và đủ?
A. Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn
B. Bán kính đường đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường
C. Bán kính đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu không siêu cao
D. Bán kính tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường và tối thiểu không siêu cao
-
Câu 35:
Trong tiêu chuẩn thiết kế yếu tố hình học của đường quy định trong trường hợp nào phải bố trí đường cong chuyển tiếp.
A. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 30 km/h
B. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 40 km/h
C. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 60 km/h
D. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 80 km/h
-
Câu 36:
Trong thiết kế đường việc phối hợp giữa các yếu tố tuyến nhằm mục đích gì?
A. Tạo tầm nhìn tốt, cung cấp thông tin cho người lái xe để kịp thờ xử trí các tình huống.
B. Tạo tâm lý thoải mái cho người lái, ít mệt nhọc, năng xuất cao.
C. Tạo cho công trình phù hợp với cảnh quan, góp phần nâng cao vẻ đẹp khu vực đặt tuyến.
D. Để đạt tất cả mục đích nêu trên.
-
Câu 37:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường quy định độ đốc dọc lớn nhất tùy thuộc vào cấp hạng đường và điều kiện địa hình. Trường hợp đường cấp I đồng bằng thì độ dốc dọc lớn nhất là bao nhiêu?
A. Độ dốc dọc lớn nhất 3%
B. Độ dốc dọc lớn nhất 4%
C. Độ dốc dọc lớn nhất 5%
D. Độ dốc dọc lớn nhất 6%
-
Câu 38:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường quy định độ đốc dọc lớn nhất tùy thuộc vào cấp hạng đường và điều kiện địa hình. Trường hợp đường cấp III, miền núi thì độ dốc dọc lớn nhất là bao nhiêu?
A. Độ dốc dọc lớn nhất 4%
B. Độ dốc dọc lớn nhất 5%
C. Độ dốc dọc lớn nhất 6%
D. Độ dốc dọc lớn nhất 7%
-
Câu 39:
Quy định về hệ số đầm chặt đất nền đường phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Phụ thuộc vào nền đường đào, đắp
B. Phụ thuộc vào cấp hạng kỹ thuật của đường
C. Phụ thuộc vào chiều sâu từ đáy áo đường xuống
D. Phụ thuộc vào cả 3 yếu tố trên
-
Câu 40:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN104 : 2007 phân loại đường phố trong đô thị thành mấy loại?
A. Có 4 loại đường đô thị
B. Có 3 loại đường đô thị
C. Có 2 loại đường đô thị
D. Có 1 loại đường đô thị
-
Câu 41:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường đô thi TCXDVN104: 2007 phân loại quảng trường trong đô thị thành mấy loại?
A. Có 1 loại quảng trường
B. Có 2 loại quảng trường
C. Có 3 loại quảng trường
D. Có 4 loại quảng trường
-
Câu 42:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005, lưu lượng thiết kế là lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua mặt cắt trong ngày đêm, tính cho năm tương lại. Với đường cấp I, II, năm tương lai quy định là năm nào trong các phương án sau?
A. Năm thứ 10
B. Năm thứ 15
C. Năm thứ 20
D. Năm thứ 25
-
Câu 43:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005, lưu lượng thiết kế là lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua mặt cắt trong ngày đêm, tính cho năm tương lại. Với đường cấp III, IV, năm tương lai quy định là năm nào trong các phương án sau?
A. Năm thứ 10
B. Năm thứ 15
C. Năm thứ 20
D. Năm thứ 25
-
Câu 44:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005, lưu lượng thiết kế là lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua mặt cắt trong ngày đêm, tính cho năm tương lại. Với đường cấpV, VI và đường nâng cấp, năm tương lai quy định là năm nào trong các phương án sau?
A. Năm thứ 10
B. Năm thứ 15
C. Năm thứ 20
D. Năm thứ 25
-
Câu 45:
Độ dốc ngang của mặt đường trên các đoạn thẳng được quy định để đảm bảo thoát nước mưa, phụ thuộc vào loại mặt đường. Với mặt đường bê tông xi măng và bê tông nhựa chon độ dốc ngang bao nhiêu là đúng?
A. Độ dốc ngang 1,5 – 2,0 %
B. Độ dốc ngang 1,5 – 3,0 %
C. Độ dốc ngang 2,0 – 3,0 %
D. Độ dốc ngang 3,0 – 4,0 %
-
Câu 46:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005 quy định: H là chiều cao tĩnh không, tính từ điểm cao nhất của phần xe chạy (chưa xét đến chiều cao dự trữ nâng cao mặt đường khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp); h chiều cao tĩnh không ở mép ngoài lề đường. Khi thiết kế đường cấp I, II, III chọn các giá trị nào trong các phương án sau:
A. H = 5,0 , h = 4,5 m
B. H = 4,75 , h = 4,0 m
C. H = 4,5 , h = 4,0 m
D. H = 4,25 , h = 4,0 m
-
Câu 47:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005 quy định: H là chiều cao tĩnh không, tính từ điểm cao nhất của phần xe chạy (chưa xét đến chiều cao dự trữ nâng cao mặt đường khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp); h chiều cao tĩnh không ở mép ngoài lề đường. Khi thiết kế đường cấp IV và thấp hơn chọn các giá trị nào trong các phương án sau:
A. H = 5,0 , h = 4,5 m
B. H = 4,75 , h = 4,0 m
C. H = 4,5 , h = 4,0 m
D. H = 4,25 , h = 4,0 m
-
Câu 48:
Trong tiêu chuẩn thiết kế mặt đường, phân ra mấy loại tầng mặt đường (cấp mặt đường)?
A. Chỉ có 1 loai tầng mặt đường
B. Có 2 loai tầng mặt đường
C. Có 3 loai tầng mặt đường
D. Có 4 loai tầng mặt đường
-
Câu 49:
Tải trọng tính toán mặt đường mềm, đối với đường ngoài đô thị được quy định tải trọng trục xe. Tải trọng quy định là bao nhiêu?
A. Tải trọng trục 12 KN
B. Tải trọng trục 14 KN
C. Tải trọng trục 10KN
D. Tải trọng trục 8 KN
-
Câu 50:
Tải trọng tính toán mặt đường cứng, đối với đường ngoài đô thị được quy định tải trọng trục xe. Tải trọng quy định là bao nhiêu?
A. Tải trọng trục 12 KN
B. Tải trọng trục 14 KN
C. Tải trọng trục 10KN
D. Tải trọng trục 8 KN