2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thi công tường nghiêng của đập đất làm bằng các loại vải địa kỹ thuật (geosynthetic – clayliners) phải thực hiện đúng quy định nào?
A. Phải trải trên lớp đất dính có chiều dày tối thiểu là 1 m và phải phủ lên một lớp đất bảo vệ có chiều dày tối thiểu là 1 m
B. Phải trải trên lớp cát hạt mịn có chiều dày tối thiểu là 1 m
C. Phải trải trên lớp đá dăm có chiều dày tối thiểu là 1 m
D. Các đáp án đều sai
-
Câu 2:
Nếu chênh lệch chiều cao của hai đoạn đập liền nhau lớn hơn 5 m, mặt nối tiếp được xử lý như thế nào với hệ số dốc mái của mặt nối tiếp m = 3,5?
A. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 4 m
B. Không cần làm cơ
C. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 6 m
D. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 5 m
-
Câu 3:
Nếu chênh lệch chiều cao của hai đoạn đập liền nhau lớn hơn 5 m, mặt nối tiếp được xử lý như thế nào với hệ số dốc mái của mặt nối tiếp m = 2?
A. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 2 m
B. Không cần làm cơ
C. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 4 m
D. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 3 m
-
Câu 4:
Khi đắp đất phần thân đập đất tiếp giáp với cống ngầm bằng bê tông cốt thép yêu cầu về đất đắp được quy định như thế nào trong phạm vi 1 m kể từ đường viền tiếp giáp?
A. Đất đắp phải là đất thịt, đất sét không lẫn sạn sỏi và các tạp chất khác
B. Đất đắp phải là đất cát hạt mịn
C. Đất đắp phải là đất sét lẫn 30% sỏi
D. Các đáp án đã nêu đều đúng quy định
-
Câu 5:
Khi đắp đất phần thân đập đất tiếp giáp với cống ngầm bằng bê tông cốt thép yêu cầu về thiết bị đầm đất được quy định như thế nào trong phạm vi 1 m kể từ đường viền tiếp giáp?
A. Các loại thiết bị đầm đất đã nêu đều đúng quy định
B. Đầm đất bằng máy đầm lăn phẳng 9 tấn
C. Đầm đất bằng máy đầm có vấu rung 16 tấn
D. Đầm đất bằng máy đầm cóc
-
Câu 6:
Khi thi công tầng lọc ngược, các lớp lọc có chiều dày 12 cm được đầm theo quy định nào?
A. Sử dụng đầm lăn phẳng – rung có tải trọng 9 tấn
B. Sử dụng đầm lăn phẳng – rung có tải trọng 16 tấn
C. Đầm bằng thủ công
D. Sử dụng đầm lăn phẳng – rung có tải trọng 12 tấn
-
Câu 7:
Khi phân đoạn để đắp tầng lọc ngược phải tuân theo quy định như thế nào?
A. Không được để xảy ra hiện tượng so le trên mặt bằng
B. Không được để xảy ra hiện tượng gãy đoạn trên mặt đứng
C. Chỗ tiếp giáp với đoạn thi công sau phải đắp thành bậc thang có bề rộng mặt bậc nhất ít nhất 40 cm
D. Tất cả các quy định đã nêu
-
Câu 8:
Khi lát các tấm bê tông đúc sẵn để bảo vệ mái đập phải tuân theo các quy định nào?
A. Tất cả các quy định đã nêu
B. Các tấm bê tông được lát từ dưới lên trên theo từng hàng
C. Mặt các tấm không được chênh lệch nhau quá 5 % chiều dày của tấm lát
D. Mặt tấm phía trên không được cao hơn tấm phía dưới
-
Câu 9:
Số lượng mẫu thí nghiệm độ ẩm của đất sét khi thi công đập đất đồng chất được quy định như thế nào?
A. Khoảng 200 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
B. Khoảng 100 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
C. Khoảng 150 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
D. Các quy định đã nêu đều đúng
-
Câu 10:
Số lượng mẫu thí nghiệm dung trọng khô của đất sét khi thi công tường tâm của đập đất được quy định như thế nào?
A. Khoảng 200 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
B. Khoảng 500 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
C. Khoảng 100 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
D. Các quy định đã nêu đều đúng
-
Câu 11:
Số lượng mẫu thí nghiệm hệ số thấm của đất sét khi thi công tường tâm của đập đất được quy định như thế nào?
A. Khoảng 20 0000 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
B. Khoảng 50 0000 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
C. Khoảng 25 000 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
D. Các quy định đã nêu đều đúng
-
Câu 12:
Số lượng mẫu thí nghiệm thành phần hạt của vật liệu tầng lọc của đập đất được quy định như thế nào?
A. Từ 50 m3 đến 100 m3 vật liệu tầng lọc lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
B. Từ 20 m3 đến 50 m3 vật liệu tầng lọc lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
C. Từ 10 m3 đến 15 m3 vật liệu tầng lọc lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
D. Các quy định đã nêu đều đúng
-
Câu 13:
Số lượng mẫu thí nghiệm dung trọng khô của đất sét khi thi công đắp đất chung quanh cống ngầm trong thân đập đất (đầm bằng máy đầm cóc) được quy định như thế nào?
A. Khoảng 25 m2 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
B. Khoảng 50 m2 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
C. Khoảng 35 m2 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
D. Các quy định đã nêu đều đúng
-
Câu 14:
Dung trọng khô thực tế được thấp hơn yêu cầu thiết kế bao nhiêu?
A. 0,03 T/m3
B. 0,3 T/m3
C. 0,1 T/m3
D. 0,2 T/m3
-
Câu 15:
Dung sai cho phép đối với vị trí tim đập trong thi công đập đất là bao nhiêu?
A. Khoảng 100 cm
B. Khoảng 80 cm
C. Không quá 50 cm
D. Khoảng 200 cm
-
Câu 16:
Dung sai cho phép đối với hệ số mái dốc của đập (m) trong thi công đập đất là bao nhiêu?
A. Không quá 1,5 lần hệ số mái dốc thiết kế
B. Từ 1,0 đến 1,1 lần hệ số mái dốc thiết kế
C. Không quá 1,3 lần hệ số mái dốc thiết kế
D. Các dung sai đã nêu đều được phép
-
Câu 17:
Dung sai cho phép đối với chiều dày tường tâm của đập (m) trong thi công đập đất là bao nhiêu?
A. Không được vượt quá chiều dày thiết kế
B. Có thể nhỏ hơn đến 1,1 lần chiều dày thiết kế
C. Lớn hơn hoặc bằng chiều dày thiết kế
D. Các dung sai đã nêu đều được phép
-
Câu 18:
Công tác ván khuôn khi thi công công trình thủy lợi phải đảm bảo những yêu cầu nào?
A. Chịu lực ổn định
B. Hình dạng, kích thước khối đổ theo yêu cầu; Kín nước, phẳng, nhẵn
C. Dựng lắp và tháo dỡ dễ dàng; Dễ lắp dựng cốt thép, thuận tiện cho công tác đổ bê tông; Sử dụng được nhiều lần
D. Phải đảm bảo các yêu câu đã nêu
-
Câu 19:
Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng cho phép như thế nào khi thi công rãnh van, khe phai?
A. ± 10 mm
B. ± 5 mm
C. ± 3 mm
D. ± 1 mm
-
Câu 20:
Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng cho phép như thế nào khi thi công móng cống?
A. ± 10 mm
B. ± 5 mm
C. ± 3 mm
D. ± 1 mm
-
Câu 21:
Sai lệch về cao trình cốp pha so với bản vẽ thiết kế khi thi công bản đáy cống?
A. ± 10 mm
B. ± 5 mm
C. ± 3 mm
D. ± 15 mm
-
Câu 22:
Thời gian tối thiểu cho phép tháo dỡ ván khuôn khi thi công bê tông trụ pin của đập tràn trong mùa đông?
A. Đủ 01 ngày
B. Đủ 02 ngày
C. Đủ 10 giờ
D. Các đáp án đều sai
-
Câu 23:
Khoảng cách từ đầu mép thép đã uốn đến thanh thép tối thiểu được quy định như thế nào?
A. 3,5 lần đường kính cốt thép
B. 2,5 lần đường kính cốt thép
C. 1,5 lần đường kính cốt thép
D. Các quy dịnh đã nêu đếu đúng
-
Câu 24:
Yêu cầu kỹ thuật khi nối 02 thanh cốt thép bằng cách buộc là gì?
A. Chỉ cần buộc ở giữa đoạn nối
B. Phải buộc ở 2 đầu đoạn nối
C. Phải buộc ít nhất ở giữa và 2 đầu đoạn nối
D. Các yêu cầu đã nêu
-
Câu 25:
Khi kiểm tra công tác cốt thép của móng công trình trạm bơm, sai số về chiều dày lớp bảo vệ cho phép như thế nào?
A. 20 mm
B. 10 mm
C. 15 mm
D. Các sai số đã nêu
-
Câu 26:
Hàm lượng bùn, bụi, sét bột theo % khối lượng của mẫu cát để thi công kết cấu bê tông dưới nước cho phép như thé nào?
A. Không được vượt quá 5%
B. Không được vượt quá 4%
C. Không được vượt quá 2%
D. Không được vượt quá 3%
-
Câu 27:
Việc kiểm tra chất lượng xi măng tại hiện trường xây dựng nhất thiết phải được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi thiết kế thành phần cấp khối bê tông
B. Khi có sự nghi ngờ về chất lượng xi măng
C. Khi xi măng đã để trong kho trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất
D. Tất cả các trường hợp đã nêu
-
Câu 28:
Hàm lượng sun fat và sunfur tính đổi ra SO3 (% khối lượng) cho phép trong đá dăm?
A. Không được vượt quá 0,5 %
B. Không được vượt quá 1 %
C. Không được vượt quá 3 %
D. Không được vượt quá 2 %
-
Câu 29:
Yêu cầu về độ sụt của vữa bê tông thủy công khi sử dụng bơm bê tông để vận chuyển là gì?
A. Không nhỏ hơn 4 cm
B. Không nhỏ hơn 10 cm
C. Không nhỏ hơn 7 cm
D. Không nhỏ hơn 6 cm
-
Câu 30:
Thời gian vận chuyển vữa bê tông cho phép (kể từ lúc trút hỗn hợp bê tông ra khỏi trạm trộn đến lúc đổ vào khoảnh đổ) đối với bê tông không có phụ gia, nhiệt độ ngoài trời là 25°C?
A. Không quá 90 phút
B. Không quá 60 phút
C. Không quá 30 phút
D. Không quá 45 phút
-
Câu 31:
Khi đổ bê tông sử dụng thiết bị đầm là máy đầm dùi chấn động, độ dày lớn nhất cho phép của mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống khoảnh đổ là bao nhiêu?
A. 1,5 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm
B. 0,8 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm
C. 0,5 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm
D. Các độ dày đã nêu đều được phép
-
Câu 32:
Để kiểm tra cường độ của bê tông đối với kết cấu khối lớn của công trình thuỷ lợi có 2 000m3, số lượng tổ mẫu thí nghiệm (mỗi tổ gồm 3 mẫu) được qui định như thế nào?
A. 1 000m3 lấy một tổ mẫu
B. 250m3 lấy một tổ mẫu
C. 500m3 lấy một tổ mẫu
D. 750m3 lấy một tổ mẫu
-
Câu 33:
Để kiểm tra cường độ của bê tông đối với kết cấu khối lớn của công trình thuỷ lợi có 900m3, số lượng tổ mẫu thí nghiệm (mỗi tổ gồm 3 mẫu) được qui định như thế nào?
A. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
B. 450 m3 lấy một tổ mẫu
C. 300 m3 lấy một tổ mẫu
D. 250 m3 lấy một tổ mẫu
-
Câu 34:
Để kiểm tra cường độ của bê tông móng của một trạm, số lượng tổ mẫu thí nghiệm (mỗi tổ gồm 3 mẫu) được qui định như thế nào?
A. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
B. 300 m3 lấy một tổ mẫu
C. 100 m3 lấy một tổ mẫu
D. 200 m3 lấy một tổ mẫu
-
Câu 35:
Số lượng nhóm mẫu kiểm tra chống thấm của bê tông quy định như thế nào đối với khối đổ bê tông 1 500 m3 tường chống thấm của đập bê tông?
A. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
B. 500 m3 lấy một tổ mẫu
C. 100 m3 lấy một tổ mẫu
D. 200 m3 lấy một tổ mẫu
-
Câu 36:
Số lượng nhóm mẫu kiểm tra chống thấm của bê tông quy định như thế nào đối với khối đổ bê tông 300 m3 tường chống thấm của đập bê tông?
A. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
B. 150 m3 lấy một tổ mẫu
C. 300 m3 lấy một tổ mẫu
D. 200 m3 lấy một tổ mẫu
-
Câu 37:
Đối với móng, độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc với chiều nghiêng thiết kế, tính cho toàn bộ chiều cao kết cấu là bao nhiêu?
A. 50 mm
B. 30mm
C. 20mm
D. 40mm
-
Câu 38:
Ngoài việc kiểm tra toàn bộ nội dung theo đồ án thiết kế, cần chú ý các công tác quan trọng nào sau trong công tác xử lý nền kênh đắp?
A. Công việc bóc bỏ tầng phủ hữu cơ, Công tác thu dọn nền, vét bùn lầy
B. Hệ thống thoát nước
C. Chất lượng nền kênh và các biện pháp xử lý
D. Tất cả các công việc đã nêu
-
Câu 39:
Đối với những đoạn kênh đào phải kiểm tra những nội dung chính nào sau đây?
A. Kích thước mặt cắt kênh (rộng, cao, mái dốc, cơ), cao độ và độ dốc đáy kênh so với đồ án thiết kế
B. Tất cả các nội dung đã nêu đều đúng
C. Biện pháp thoát nước mưa để tránh gây xói lở, sạt mái và ảnh hưởng đến tiến độ thi công; Biện pháp xử lý nước ngầm, cát đùn, cát chảy
D. Gia cố thêm độ chặt của lòng kênh trong trường hợp địa chất xấu
-
Câu 40:
Phương pháp nào được sử dụng để kiểm tra hệ số thấm K sau khi khoan phụt vữa cho một đoạn hay toàn bộ tuyến đê?
A. Đổ nước thí nghiệm trực tiếp ngoài hiện trường để xác định hệ số thấm K
B. Ép nước hố khoan để kiểm tra
C. Khoan lấy mẫu để kiểm tra
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 41:
Các yêu cầu tối thiểu về hệ số thấm K trong công tác khoan phụt vữa được quy định như thế nào?
A. Hệ số thấm K tại mỗi lỗ khoan không được lớn hơn 15 % so với quy định của thiết kế
B. Tổng số các lỗ khoan đạt yêu cầu chất lượng phải lớn hơn 80 %
C. Hệ số thấm K tại hai lỗ khoan liền nhau không được lớn hơn 10 % so với quy định của thiết kế
D. Hệ số thấm K tại mỗi lỗ khoan không được lớn hơn 5 % so với quy định của thiết kế, đồng thời tổng số các lỗ khoan đạt yêu cầu chất lượng phải lớn hơn 90 % và không có hai lỗ khoan kiểm tra liền nhau không đạt yêu cầu về hệ số thấm
-
Câu 42:
Các công việc cần kiểm tra của công tác khoan phụt xi măng vào nền đá gồm?
A. Kiểm tra chứng chỉ chất lượng các vật liệu để chế tạo dung dịch phụt. Loại vật liệu nào chưa có chứng chỉ thì phải tiến hành thí nghiệm để xác định chất lượng
B. Kiểm tra tác nghiệp trong quá trình thi công và sự phù hợp với đồ án thiết kế, quy trình thi công và tiêu chuẩn hiện hành. Việc kiểm tra này nhằm xác định kết quả khoan phụt và tiến độ hoàn thành toàn bộ công tác dự kiến trong đồ án thiết kế hoặc hoàn thành một giai đoạn nào đó
C. Kiểm tra nghiệm thu thực hiện theo qui định về nghiệm thu công việc xây dựng
D. Tất cả các công việc đã nêu đều đúng
-
Câu 43:
Phương pháp nào được dùng để kiểm tra chất lượng thi công giếng giảm áp?
A. Ép nước kiểm tra
B. Đổ nước kiểm tra
C. Bơm nước kiểm tra
D. Tất cả các phương pháp đã nêu đều đúng
-
Câu 44:
Khi nào thì hệ thống hạ mực nước ngầm được phép đưua vào vận hành?
A. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 12 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế
B. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 24 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế
C. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 36 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế
D. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 38 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế
-
Câu 45:
Phương pháp nào được sử dụng để liên kết các tấm kim loại làm vật kín nước?
A. Phải gia công vật kín nước bằng kim loại theo đúng chủng loại vật liệu, hình dạng và kích thước do thiết kế quy định. Nối các tấm kim loại kín nước bằng liên kết hàn.
B. Phải gia công vật kín nước bằng kim loại theo đúng chủng loại vật liệu, hình dạng và kích thước do thiết kế quy định. Nối các tấm kim loại kín nước bằng keo gián.
C. Phải gia công vật kín nước bằng kim loại theo đúng chủng loại vật liệu, hình dạng và kích thước do thiết kế quy định. Nối các tấm kim loại kín nước bằng liên kết đinh tán.
D. Tất cả các phương pháp đã nêu đều đúng.
-
Câu 46:
Các nội dung cần kiểm tra trước khi nghiệm thu khớp nối biến dạng theo đồ án thiết kế được duyệt là gì?
A. Kiểm tra chất lượng các vật liệu và bán thành phẩm
B. Kiểm tra các chế phẩm được chế tạo tại công trường
C. Tất cả các nội dung đã nêu đều đúng
D. Kiểm tra thi công lắp đặt khớp nối
-
Câu 47:
Trong quá trình thi không khớp nối, phải kiểm tra các các nội dung chính nào?
A. Kích thước, hình dạng, vị trí đặt các chi tiết đúc sẵn theo thiết kế, các tấm đồng ômêga, các vật kín nước khác (bằng kim loại, chất dẻo, cao su). Kiểm tra định vị và gia cố các chi tiết khớp nối trước khi đổ bê tông ở một bên khe khớp nối cũng như trước khi đổ bê tông ở bên kia khe khớp
B. Chất lượng xử lý bề mặt bê tông trước khi sơn bitum, Chất lượng lớp đã sơn, trát trước khi sơn, trát lớp tiếp theo
C. Kích thước, chất lượng các mối hàn nối của các tấm kim loại kín nước
D. Tất cả các nội dung đã nêu đều đúng
-
Câu 48:
Khi nào thì nhà thầu thi công được phép tiến hành khoan khoan nổ mìn đào đá trong xây dựng công trình thủy lợi?
A. Phải đảm bảo cả 3 điều kiện đã nêu
B. Khi có đồ án thiết kế, hộ chiếu nổ mìn
C. Khi có biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công nổ mìn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được Hội đồng nghiệm thu công tác chuẩn bị nổ mìn chấp thuận
D. Khi được sự chấp thuận của các cơ quan chứng năng
-
Câu 49:
Khi sử dụng thiết bị nâng phục vụ công tác lắp đặt thì thiết bị này phải được kiểm định theo quy trình nào?
A. QTKĐ 001:2008 /BLĐTBXH
B. QCVN 02:2011/BLĐTBXH
C. QTKĐ 002:2008/BLĐTBXH
D. Không cần kiểm định
-
Câu 50:
Chiều cao tối thiểu trong lòng Cabin bằng bao nhiêu?
A. 2.5 m
B. 2.2 m
C. 2.0 m
D. 1.8 m