2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tại sao khi lấy mẫu nguyên trạng để thí nghiệm người ta lại phải quy định kích thước đường kính tối thiểu và chiều dài của mẫu:
A. Để thuận tiện cho công tác lấy mẫu, thí nghiệm và vận chuyển
B. Tránh làm ảnh hưởng đến mẫu đất thí nghiệm bên trong, phù hợp với đường kính của thiết bị thí nghiệm
C. Đủ khối lượng mẫu để thí nghiệm tất cả các chỉ tiêu theo yêu cầu
D. Phương án b và c
-
Câu 2:
Người ta chia mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình thành mấy cấp, cấp nào là phức tạp nhất:
A. 4 cấp, cấp 1 là cấp phức tạp nhất
B. 3 cấp, cấp 3 là cấp phức tạp nhất
C. 5 cấp, cấp 1 là cấp phức tạp nhất
D. 2 cấp, cấp 2 là cấp phức tạp nhất
-
Câu 3:
Độ ẩm giới hạn dẻo của đất loại sét có kết cấu bị phá hủy là độ ẩm của đất khi chuyển trạng thái từ:
A. Cứng sang nửa cứng
B. Dẻo cứng sang chảy
C. Cứng sang dẻo
D. Dẻo sang dẻo mềm
-
Câu 4:
Độ ẩm giới hạn chảy của đất loại sét có kết cấu bị phá hủy là độ ẩm của đất khi chuyển trạng thái từ:
A. cứng sang dẻo
B. dẻo sang chảy
C. dẻo cứng sang dẻo
D. dẻo sang dẻo mềm
-
Câu 5:
Trong các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào được sử dụng để phân loại và gọi tên đất loại sét:
A. Giới hạn chảy (WL)
B. Độ sệt (B)
C. Chỉ số dẻo (Ip)
D. Giới hạn dẻo (Wp)
-
Câu 6:
Trong các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá trạng thái của đất loại sét:
A. Giới hạn chảy (WL)
B. Độ sệt (B)
C. Chỉ số dẻo (Ip)
D. Giới hạn dẻo (Wp)
-
Câu 7:
Khi chọn phương pháp khoan khảo sát địa chất công trình cần phải đáp ứng được các yêu cầu chủ yếu nào:
A. Năng suất khoan cao, hao phí vật tư ít và tiến độ nhanh; đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động
B. Đạt tiến độ nhanh, năng suất khoan cao, chi phí vật tư thấp; đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
C. Xác định chính xác địa tầng, lấy được các loại mẫu và cho phép thí nghiệm trong hố khoan
D. Phương án a và c
-
Câu 8:
Trong quá trình khoan, những trường hợp nào phải tiến hành gia cố thành lỗ khoan bằng ống chống:
A. Khi khoan vào đất đá bở rời dung dịch sét không đủ khả năng bảo vệ thành lỗ khoan
B. Cần ngăn cách các tầng chứa nước, nghiên cứu tính nứt nẻ và tính thấm bằng thí nghiệm ngoài trời
C. Khi khoan gặp các hang hốc hoặc khe nứt lớn gây mất dung dịch quá nhiều
D. Cả ba phương án a, b, c
-
Câu 9:
Mẫu lưu được lấy trong quá trình khoan khảo sát địa chất công trình được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ gì:
A. Để làm mẫu không nguyên trạng thí nghiệm các chỉ tiêu vật lý của đất
B. Để làm căn cứ nghiệm thu công tác khoan ngoài thực địa và kiểm tra khi cần thiết
C. Đối chiếu khi chỉnh lý tài liệu, làm căn cứ nghiệm thu thực địa và kiểm tra khi cần thiết
D. Sử dụng để đối chiếu khi chỉnh lý tài liệu và kiểm tra khi cần thiết
-
Câu 10:
Tất cả các lỗ khoan sau khi khoan xong đều phải được thực hiện công tác nghiệm thu gồm các nội dung sau:
A. Nghiệm thu theo các nhiệm vụ kỹ thuật đã được quy định trong phương án kỹ thuật khoan
B. Nghiệm thu vị trí, cao độ và độ sâu khoan, các loại mẫu lấy, sổ kỹ thuật và các văn bản khác
C. Các nhiệm vụ kỹ thuật đã được quy định trong phương án kỹ thuật, nội dung ghi chép nhật ký
D. Phương án b và c
-
Câu 11:
Những nội dung công việc cần thực hiện trước khi tiến hành lấy mẫu nước trong hố khoan:
A. Lắp đặt nhiệt kế ngay trong chai mẫu để đo nhiệt độ nước; đo nhiệt độ không khí tại thời điểm lấy mẫu
B. Rửa sạch, lắp ráp và kiểm tra sự hoạt động của dụng cụ lấy mẫu
C. Thả dụng cụ lấy mẫu nước vào lỗ khoan để lấy nước và tráng dụng cụ lấy mẫu
D. Cả ba phương án a, b, c
-
Câu 12:
Kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh cho phép giải quyết các nhiệm vụ gì của công tác khảo sát địa chất công trình:
A. Phân chia địa tầng và đánh giá được mức độ đồng nhất của đất đá
B. Xác định được độ chặt của đất loại cát
C. Xác định một số đặc trưng cơ lý của đất và kết hợp với tài liệu khác để phân loại đất, sử dụng để thiêt kế móng nông và xác định sức chịu tải của cọc
D. Cả ba phương án a, b, c
-
Câu 13:
Phương pháp thí nghiệm đổ nước trong hố đào của A. K. Bôndưrep sử dụng mấy vòng chắn bằng thép để đổ nước:
A. Không sử dụng vòng chắn thép mà đổ thẳng vào hố đào
B. Sử dụng hai vòng thép đặt đồng tâm và đổ nước vào vòng trong và phần vành khuyên giữa hai vòng
C. Sử dụng một vòng thép để đổ nước vào trong
D. Sử dụng hai vòng thép đặt đồng tâm nhưng chỉ đổ nước vào phần vành khuyên giữa hai vòng
-
Câu 14:
Phương pháp thí nghiệm đổ nước trong hố đào của N.X. Netxterop sử dụng mấy vòng chắn bằng thép để đổ nước:
A. Sử dụng hai vòng thép đặt đồng tâm và đổ nước vào vòng trong và phần vành khuyên giữa hai vòng
B. Không sử dụng vòng chắn thép mà đổ thẳng vào hố đào
C. Sử dụng một vòng thép để đổ nước vào trong
D. Sử dụng hai vòng thép đặt đồng tâm nhưng chỉ đổ nước vào phần vành khuyên giữa hai vòng
-
Câu 15:
Để bố trí công trình có thể sử dụng các phương pháp nào?
A. Phương pháp tọa độ vuông góc
B. Phương pháp tọa độ cực; giao hội
C. Phương pháp đường chuyền toàn đạc; tam giác khép kín
D. Một trong các phương pháp trên
-
Câu 16:
Bố trí công trình được thực hiện theo trình tự nào:
A. Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Lập lưới bố trí công trình; Định vị công trình; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết; Đo vẽ hoàn công
B. Lập lưới bố trí công trình; Định vị công trình; Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Đo vẽ hoàn công; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết
C. Lập lưới bố trí công trình; Định vị công trình; Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết; Đo vẽ hoàn công
D. Định vị công trình; Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Lập lưới bố trí công trình; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết; Đo vẽ hoàn công
-
Câu 17:
Các bản vẽ thiết kế cần thiết cần giao cho nhà thầu gồm:
A. Bản đồ tỷ lệ lớn; Bản vẽ bố trí các trục chính công trình; Bản vẽ móng công trình; Bản vẽ mặt cắt công trình.
B. Bản vẽ tổng mặt bằng công trình; Bản đồ tỷ lệ lớn; Bản vẽ móng công trình; Bản vẽ mặt cắt công trình.
C. Bản vẽ tổng mặt bằng công trình; Bản vẽ bố trí các trục chính công trình; Bản vẽ móng công trình; Bản đồ tỷ lệ lớn.
D. Bản vẽ tổng mặt bằng công trình; Bản vẽ bố trí các trục chính công trình; Bản vẽ móng công trình; Bản vẽ mặt cắt công trình.
-
Câu 18:
Yêu cầu độ chính xác công trình phụ thuộc vào:
A. Kích thước hạng mục; chất lượng xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu; trình tự và phương pháp thì công xây lắp.
B. Kích thước hạng mục; vật liệu xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu móng; trình tự và phương pháp thi công xây lắp.
C. Chiều cao công trình; vật liệu xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu; trình tự và phương pháp thi công xây lắp.
D. Kích thước hạng mục; vật liệu xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu; trình tự và phương pháp thi công xây lắp.
-
Câu 19:
Có mấy cấp chính xác khi bố trí công trình:
A. 4 cấp
B. 5 cấp
C. 6 cấp
D. 7 cấp
-
Câu 20:
Cấp chính xác bố trí công trình cấp 3 có đặc trưng độ chính xác như thế nào:
A. mβ = 5", ms/s = 1/15000, mh = 1 mm/trạm
B. mβ = 10", ms/s = 1/10000, mh = 2 mm/trạm
C. mβ = 20", ms/s = 1/5000, mh = 2.5 mm/trạm
D. mβ = 30", ms/s = 1/5000, mh = 3 mm/trạm
-
Câu 21:
Nếu chiều cao mặt bằng thi công xây dựng từ 60 đến 100m thì sai số trung phương xác định độ cao trên mặt bằng thi công xây dựng so với mặt bằng gốc là bao nhiêu?
A. 3 mm
B. 4 mm
C. 5 mm
D. 6 mm
-
Câu 22:
Độ chính xác của công tác đo đạc kiểm tra kích thước hình học và đo vẽ hoàn công không được lớn hơn:
A. 20% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế.
B. 25% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế.
C. 30% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế.
D. 35% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế.
-
Câu 23:
Sai số giới hạn cho phép khi đo chuyển dịch ngang đối với công trình xây dựng trên nền đất cát, đất sét và các loại đất chịu nén khác:
A. 1 mm
B. 3 mm
C. 5 mm
D. 10 mm
-
Câu 24:
Sai số cho phép đo độ nghiêng của ống khói, tháp cột cao không vượt quá:
A. 0.00001 x H
B. 0.0001 x H
C. 0.0005 x H
D. 0.001 x H (H là chiều cao công trình)
-
Câu 25:
Trên khu vực thành phố và công nghiệp lưới trắc địa đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn được thiết kế phải đảm bảo các chỉ tiêu nào?
A. Độ chính xác của mạng lưới khống chế ở cấp trên phải đảm bảo cho việc tăng dầy cho cấp dưới
B. Mật độ điểm khống chế phải thỏa mãn các yêu cầu đo vẽ
C. Đối với khu vực nhỏ thì sử dụng hệ tọa độ độc lập
D. Cả ba chỉ tiêu trên
-
Câu 26:
Sai số vị trí điểm khống chế đo vẽ so với điểm khống chế cơ sở gần nhất không vượt quá:
A. 0.10 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp
B. 0.15 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp
C. 0.20 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp
D. 0.25 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp
-
Câu 27:
Sai số độ cao của điểm khống chế đo vẽ so với điểm độ cao cơ sở gần nhất không được vượt quá:
A. 1/3 khoảng cao đều ở vùng núi
B. 1/6 khoảng cao đều ở vùng núi
C. 1/10 khoảng cao đều ở vùng núi
D. 1/12 khoảng cao đều ở vùng núi
-
Câu 28:
Khi đo vẽ ở khu vực chưa xây dựng cần sử dụng bản đồ các loại tỷ lệ nào?
A. 1:500 và 1:1000
B. . 1:2000
C. 1:5000
D. Một trong các tỷ lệ trên
-
Câu 29:
Sai số trung bình vị trí mặt bằng của các vật cố định, quan trọng so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá:
A. 0.15 mm trên bản đồ
B. 0.2 mm trên bản đồ
C. 0.3 mm trên bản đồ
D. 0.4 mm trên bản đồ
-
Câu 30:
Sai số độ cao của điểm khống chế đo vẽ so với điểm độ cao cơ sở gần nhất không được vượt quá:
A. 1/3 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng
B. 1/6 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng
C. 1/10 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng
D. 1/12 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng
-
Câu 31:
Khi đo vẽ ở khu vực đã xây dựng cần sử dụng bản đồ các loại tỷ lệ nào?
A. 1:200
B. 1:500
C. 1:1000
D. Một trong ba tỷ lệ trên
-
Câu 32:
Khi đo vẽ ở khu vực đã xây dựng sử dụng các phương pháp nào để đo vẽ chi tiết?
A. Phương pháp tọa độ cực
B. Phương pháp giao hội góc, cạnh
C. Phương pháp tọa độ vuông góc
D. Cả ba phương pháp a, b, c
-
Câu 33:
Mạng lưới gồm các điểm có tọa độ được xác định chính xác và được đánh dấu bằng các mốc kiên cố trên mặt bằng xây dựng và được sử dụng làm cơ sở để bố trí các hạng mục công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa là:
A. Lưới khống chế cơ sở
B. Lưới khống chế thi công
C. Lưới khống chế đo vẽ
D. Lưới khống chế đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn
-
Câu 34:
Hệ tọa độ của lưới khống chế thi công phải là:
A. Hệ tọa độ giả định
B. Hệ tọa độ đã dùng trong các giai đoạn khảo sát và thiết kế công trình
C. Hệ tọa độ nhà nước
D. Một trong các phương án trên
-
Câu 35:
Lưới khống chế thi công có thể có các dạng nào?
A. Lưới ô vuông xây dựng
B. Lưới đường chuyền đa giác
C. Lưới tam giác đo góc cạnh kết hợp
D. Một trong các phương án trên
-
Câu 36:
Số bậc của lưới khống chế mặt bằng thi công tối đa là bao nhiêu bậc?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 37:
Mật độ các điểm của lưới khống chế mặt bằng thi công đối với các công trình xây dựng công nghiệp nên chọn như thế nào?
A. 1 điểm trên 1 đến 2 ha
B. 1 điểm trên 2 đến 3 ha
C. 1 điểm trên 3 đến 5 ha
D. 1 điểm trên 5 đến 10 ha
-
Câu 38:
Số điểm khống chế mặt bằng tối thiểu của lưới thi công là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 39:
Lưới khống chế độ cao phục vụ công tác thi công các công trình lớn có diện tích lớn hơn 100 ha được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đương với thủy chuẩn cấp hạng nào?
A. Hạng II
B. Hạng III
C. Hạng IV
D. Kỹ thuật
-
Câu 40:
Lưới khống chế độ cao phục vụ công tác thi công các công trình lớn có diện tích nhỏ hơn 100 ha được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đương với thủy chuẩn cấp hạng nào?
A. Hạng II
B. Hạng III
C. Hạng IV
D. Kỹ thuật
-
Câu 41:
Loại công trình nào khi lập lưới khống chế thi công yêu cầu độ chính xác: mβ = 5", ms/s = 1/10000, mh = 6 mm/km?
A. Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi lớn hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích lớn hơn 10 ha
B. Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi nhỏ hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích từ 1 ha đến 10 ha
C. Nhà và công trình xây dựng trên diện tích nhỏ hơn 1 ha, đường trên mặt đất và các đường ống ngầm trong phạm vi xây dựng
D. Đường trên mặt đất và các đường ống ngầm ngoài phạm vi xây dựng
-
Câu 42:
Loại công trình nào khi lập lưới khống chế thi công yêu cầu độ chính xác: mβ = 10", ms/s = 1/5000, mh = 10 mm/km?
A. Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi lớn hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích lớn hơn 10 ha
B. Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi nhỏ hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích từ 1 ha đến 10 ha
C. Nhà và công trình xây dựng trên diện tích nhỏ hơn 1 ha, đường trên mặt đất và các đường ống ngầm trong phạm vi xây dựng
D. Đường trên mặt đất và các đường ống ngầm ngoài phạm vi xây dựng
-
Câu 43:
Việc thành lập lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công phải được hoàn thành và bàn giao chậm nhất bao nhiêu tuần trước khi khởi công xây dựng công trình?
A. 1 tuần.
B. 2 tuần.
C. 3 tuần.
D. 4 tuần.
-
Câu 44:
Việc đo độ lún công trình cần tiến hành thường xuyên cho đến tốc độ lún công trình:
A. 1-2 mm/năm
B. 2-3 mm/năm
C. 1-3 mm/năm
D. 3-5 mm/năm
-
Câu 45:
Để đo độ lún công trình cần sử dụng các máy thủy chuẩn có độ phóng đại không nhỏ hơn:
A. 40 lần
B. 24 lần
C. 16 lần
D. 20 lần
-
Câu 46:
Để đo độ lún công trình cần sử dụng các máy thủy chuẩn có giá trị khoảng chia trên ống nước dài không vượt quá:
A. 25"/2mm
B. 20"/2mm
C. 12"/2mm
D. 15"/2mm
-
Câu 47:
Trước khi đo độ lún công trình, so với máy tự động cân bằng, máy không tự động cân bằng phải kiểm nghiệm bổ sung các nội dung nào:
A. Kiểm tra hoạt động của vít nghiêng bằng mia; kiểm tra độ chính xác của trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài.
B. Xác định giá trị vạch khắc của ống nước dài và sai số hình ảnh parabol; xác định giá trị vạch chia của bộ đo cực nhỏ trên các khoảng cách khác nhau; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài.
C. Xác định giá trị vạch chia của bộ đo cực nhỏ trên các khoảng cách khác nhau; kiểm tra hoạt động của vít nghiêng bằng mia; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài.
D. Xác định giá trị vạch khắc của ống nước dài và sai số hình ảnh parabol; kiểm tra hoạt động của vít nghiêng bằng mia; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài.
-
Câu 48:
Cần có biện pháp loại trừ ảnh hưởng của góc i trước khi đo khi góc i dao động quá:
A. 10"
B. 12"
C. 20"
D. 25"
-
Câu 49:
Xác định sai số khoảng chia 1dm trên thang chính và thang phụ (nếu có) của mia Invar, sai số này không được vượt quá:
A. 0.20 mm
B. 0.15 mm
C. 0.25 mm
D. 0.10 mm
-
Câu 50:
Mốc chuẩn cần thỏa mãn các yêu cầu nào:
A. Giữ được ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình
B. Cho phép kiểm tra một cách tin cậy độ ổn định của các mốc khác
C. Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi
D. Cả ba yêu cầu trên