2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có mấy loại buồng thang bộ không nhiễm khói?
A. Không có loại nào
B. 2 loại
C. 3 loại
D. Cả bả phương án trên đều sai
-
Câu 2:
Nhà và các phần của nhà được phân thành bao nhiêu nhóm nguy hiểm cháy theo công năng?
A. 3 nhóm
B. 4 nhóm
C. 5 nhóm
D. 6 nhóm
-
Câu 3:
Trong số các nhà thuộc nhóm F 1, nhà để ở thường xuyên hoặc tạm thời, thì nhà chung cư thuộc nhóm
A. F 1.1
B. F 1.2
C. F 1.3
D. F 1.4
-
Câu 4:
Các lối ra từ tầng hầm và tầng nửa hầm được coi là lối ra thoát nạn khi thoát trực tiếp ra ngoài và phải đảm bảo yêu cầu nào?
A. nằm trong các buồng thang bộ chung của nhà
B. nằm trong các buồng thang bộ không nhiễm khói chung của nhà
C. tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà
D. nối tiếp với cầu thang bộ từ các tầng trên xuống
-
Câu 5:
Khi bản thiết kế cần đưa ra quy định kỹ thuật về cháy đối với các cửa trong bộ phân ngăn cháy, ngoài yêu cầu về khả năng chịu lửa, bắt buộc phải nêu rõ yêu cầu về những yếu tố nào dưới đây?
A. Kích thước tấm cánh, kích thước khuôn và các phụ kiện liên quan
B. Tính cháy của vật liệu, chiều dày tấm cánh và chi tiết mọi phụ kiện
C. Chiều mở cửa và các phụ kiện liên quan
D. Chiều mở cửa, chiều dày tấm cánh và chi tiết mọi phụ kiện
-
Câu 6:
Chiều cao thông thủy nhỏ nhất của lối ra thoát nạn trong mọi trường hợp (trừ tầng kỹ thuật) không được nhỏ hơn giá trị nào dưới đây?
A. 1,9 m
B. 1,8 m
C. 2,0 m
D. 2,2 m
-
Câu 7:
Quy định nào dưới đây được áp dụng đối với lối ra thoát nạn trong các tầng kỹ thuật ngầm?
A. Cho phép có chiều cao nhỏ nhất là 1,8 m
B. Có thể đi chung với lối ra khác của ngôi nhà
C. Có thể dẫn trực tiếp vào các buồng thang bộ không nhiễm khói chung từ tầng trên xuống
D. Có thể đi chung với lối ra khác của ngôi nhà để dẫn trực tiếp ra bên ngoài
-
Câu 8:
Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phong, từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất được đo như thế nào?
A. Đo dọc theo mép tường bên trái theo hướng thoát nạn
B. Đo dọc theo trục của đường thoát nạn
C. Đo dọc theo mép tường bên phải theo hướng thoát nạn
D. Đo theo trục thẳng nối từ vị trí thoát nạn xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất
-
Câu 9:
Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phong, từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Số lượng người thoát nạn
B. Các thông số hình học của gian phòng và của đường thoát nạn
C. Tính nguy hiểm cháy của vật liệu hoàn thiện bề mặt sàn đường thoát nạn
D. Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà
-
Câu 10:
Chiều dài của đường thoát nạn theo một cầu thang bộ loại 2 được lấy bằng bao nhiêu lần chiều cao của thang đó?
A. 1,5 lần
B. 3,0 lần
C. 2,5 lần
D. 2,0 lần
-
Câu 11:
Cho phép đường thoát nạn từ các tầng trên, trừ tầng 1, được bao gồm những thành phần nào sau đây?
A. Thang máy
B. Mái nhà không khai thác sử dụng
C. Thang cuốn
D. Lối đi dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 3
-
Câu 12:
Hành lang dẫn đến lối ra thoát nạn phải được phân chia bằng vách ngăn cháy loại 2 có các cửa đi phù hợp quy định và đảm bảo yêu cầu nào?
A. Chiều dài mỗi đoạn không quá 60 m
B. Chiều dài mỗi đoạn không quá 65 m
C. Chiều dài mỗi đoạn lấy theo yêu cầu bảo vệ chống khói nhưng không quá 60 m
D. Chiều dài mỗi đoạn lấy theo yêu cầu bảo vệ chống khói nhưng không quá 65 m
-
Câu 13:
Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn giá trị nào?
A. 2,0 m
B. 1,9 m
C. 1,8 m
D. 1,95 m
-
Câu 14:
Cầu thang bộ loại 3 phải được làm từ vật liệu nào thì mới đảm bảo phục vụ thoát nạn
A. Vật liệu cháy yếu
B. Vật liệu cháy yếu, khó bắt cháy và không lan truyền lửa
C. Vật liệu không cháy
D. Vật liệu có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 30 phút
-
Câu 15:
Trong không gian của các buồng thang bộ trên đường thoát nạn, cho phép bố trí phòng chức năng nào dưới đây
A. Phòng trực và điều khiển chữa cháy
B. Phòng thiết bị trung tâm báo cháy
C. Phòng cho nhân viên bảo vệ và an ninh
D. Cả ba phương án trên đều sai
-
Câu 16:
Trong các nhà có bố trí cầu thang bộ không nhiễm khói N1, vẫn phải thực hiện các giải pháp bảo vệ chống khói cho khu vực nào dưới đây
A. Các hành lang chung
B. Các sảnh và phòng chờ
C. Các không gian chung
D. Tất cả các khu vực nêu ở 3 phương án trên
-
Câu 17:
Không gian trưng bày và bán sản phẩm của một nhà triển lãm có thể được ngăn cách với không gian tổ chức hội nghị, hội thảo trên cùng một tầng bằng bộ phận nào dưới đây
A. Vách kính cường lực trên đó có lắp cửa đi dạng bản lề
B. Vách kính an toàn trên đó có lắp cửa đi dạng bản lề
C. Vách kính và cửa đi có khả năng chịu lửa phù hợp với quy định
D. Vách thạch cao xương thép trên có lắp cửa đi dạng bản lề
-
Câu 18:
Khoảng không gian phía trên các trần treo hoặc ở giữa hai bề mặt vách ngăn bằng tấm thạch cao xương thép phải đảm bảo yêu cầu gì?
A. Phải được ngăn chia thành các khoang kín
B. Phải được thông gió phù hợp với yêu cầu
C. Không tạo điều kiện cho việc lan truyền khói
D. Không tạo điều kiện cho việc lan truyền cháy ngầm
-
Câu 19:
Khi lựa chọn giải pháp chèn bịt các lỗ thông trên tường, sàn hoặc vách ngăn do có các hệ thống kỹ thuật đi xuyên qua, phải đảm bảo yêu cầu gì sau đây?
A. Không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu
B. Không làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu tại phần lỗ thông
C. Không làm giảm chiều dày ban đầu của kết cấu
D. Không làm tăng chiều dày ban đầu của kết cấu
-
Câu 20:
Không cho phép sử dụng các giải pháp lớp phủ hoặc tấm chống cháy để bọc bảo vệ cho các cấu kiện kết cấu thép trong trường hợp nào?
A. Nằm tại những vị trí tiếp giáp với các lớp vật liệu cách nhiệt
B. Có tiết diện hộp hoặc ống tròn
C. Nằm ở các vị trí ít có người qua lại
D. Nằm ở vị trí không cho phép thực hiện việc sửa chữa và thay thế định kỳ
-
Câu 21:
Trừ trường hợp kết cấu bao che của giếng thang máy, tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy không được lớn hơn giá trị nào dưới đây
A. 15 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
B. 20 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
C. 25 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
D. 30 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
-
Câu 22:
Kích thước chiều rộng mỗi làn xe và chiều cao thông thủy của đường cho xe chữa cháy tiếp cận mỗi công trình nhà tương ứng phải đảm bảo không nhỏ hơn cặp giá trị nào dưới đây
A. 3,5 m và 4,25 m
B. 3,5 m và 4,20 m
C. 3,25 m và 4,25 m
D. 3,25 m và 4,20 m
-
Câu 23:
Trường hợp thiết kế đường cho xe chữa cháy tiếp cận, dưới dạng đường cụt dùng cho một làn xe, với chiều dài đường 90 m và cuối đường có bãi quay xe hình tam giác thì chiều dài nhỏ nhất của cạnh tam giác phải là bao nhiêu?
A. 5,0 m
B. 6,0 m
C. 6,5 m
D. 7,0 m
-
Câu 24:
Khi thiết kế các cầu thang bộ thì giữa các bản thang và giữa các lan can tay vịn phải đảm bảo khoảng hở thông thủy chiếu trên mặt bằng tối thiểu là bao nhiêu
A. 75 mm
B. 100 mm
C. 125 mm
D. 150 mm
-
Câu 25:
Trong những công trình nhà dưới đây, nhà nào không bắt buộc phải bố trí phòng trực điều khiển chống cháy?
A. Rạp chiếu phim có 145 chỗ
B. Nhà chung cư có chiều cao 25 m
C. Nhà sản xuất với diện tích 20.000 m2
D. Nhà kho với diện tích 20.000 m2
-
Câu 26:
Điểm trung tính lưới 22kV được quy định là:
A. Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng
B. Nối đất trực tiếp (03 pha 03 dây) hoặc nối đất lặp lại (03 pha 04 dây)
C. Trung tính cách ly
D. Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại, nối đất trung tính kết hợp)
-
Câu 27:
Điểm trung tính lưới 10kV được quy định là:
A. Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng
B. Nối đất trực tiếp (03 pha 03 dây) hoặc nối đất lặp lại (03 pha 04 dây)
C. Trung tính cách ly
D. Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại, nối đất trung tính kết hợp)
-
Câu 28:
Yêu cầu đối với khách hàng đấu nối vào lưới phân phối điện trong chế độ làm việc bình thường phải đảm bảo thiết bị của mình không gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu nối quá:
A. 3%
B. 5%
C. 6,5%
D. 10%
-
Câu 29:
Yêu cầu đối với khách hàng đấu nối vào lưới phân phối điện, có công suất nhỏ hơn 50 kW: Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá:
A. 5 % dòng điện phụ tải
B. 10 % dòng điện phụ tải
C. 15 % dòng điện phụ tải
D. 20 % dòng điện phụ tải
-
Câu 30:
Tổng công suất đặt của hệ thống điện mặt trời đấu nối vào cấp điện áp hạ áp của trạm biến áp hạ thế không được vượt quá:
A. 10 % công suất đặt của trạm biến áp đó
B. 20 % công suất đặt của trạm biến áp đó
C. 30 % công suất đặt của trạm biến áp đó
D. 40 % công suất đặt của trạm biến áp đó
-
Câu 31:
Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện liên tục khi điện áp tại điểm đấu nối trong dải:
A. 85-110 % điện áp định mức
B. 80-110 % điện áp định mức
C. 90-110 % điện áp định mức
D. 80-120 % điện áp định mức
-
Câu 32:
Khi xây dựng mới hoặc cải tạo lưới điện phải đặt máy cắt đầu vào trong các trường hợp sau:
A. Đầu vào các trạm biến áp 35kV có công suất lớn hơn 1000 kVA
B. Đầu vào các trạm biến áp 22kV có công suất lớn hơn 1000 kVA
C. Đầu vào các trạm biến áp 35kV có công suất lớn hơn 1600 kVA
D. Đầu vào các trạm biến áp 22kV có công suất lớn hơn 1600 kVA
-
Câu 33:
Trong trạm biến áp, khoảng trống nhỏ nhất giữa các phần mang điện có mức cách điện khác nhau, phải ít nhất bằng
A. 120% khoảng trống của mức cách điện cao hơn
B. 125% khoảng trống của mức cách điện cao hơn
C. 130% khoảng trống của mức cách điện cao hơn
D. 135% khoảng trống của mức cách điện cao hơn
-
Câu 34:
Trạm biến áp trên cột, điện áp đến 35kV, máy biến áp phải đặt ở độ cao tối thiểu nào sau đây so với phần mang điện trên mặt đất:
A. 4m
B. 5m
C. 6m
D. 7m
-
Câu 35:
Không cần bảo vệ chống sét đánh trực tiếp đối với TBA điện áp 22-35kV ngoài trời có MBA công suất mỗi máy đến:
A. 1000kVA
B. 1250kVA
C. 1600kVA
D. 2500kVA
-
Câu 36:
Chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của cả lưới điện phân phối:
A. SARFI
B. SAIFI
C. CAIDI
D. THD
-
Câu 37:
Khách hàng sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kW trở lên có trách nhiệm duy trì hệ số công suất (cosφ) tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện năng theo hợp đồng mua bán điện không nhỏ hơn:
A. 0,95
B. 0,9
C. 0,87
D. 0,85
-
Câu 38:
Hệ số đồng thời để tính phụ tải cực đại của phụ tải chiếu sáng công cộng Kđt bằng:
A. 1
B. 0,9
C. 0,85
D. 0,8
-
Câu 39:
Hệ số đồng thời để tính phụ tải cực đại của phụ tải sinh hoạt Kđt bằng:
A. 1
B. 0,9
C. 0,85
D. 0,8
-
Câu 40:
Hệ số đồng thời để tính phụ tải cực đại của phụ thương mại dịch vụ, văn phòng hoạt Kđt bằng:
A. 1
B. 0,9
C. 0,85
D. 0,8
-
Câu 41:
Hệ số đồng thời để tính phụ tải cực đại của phụ thương mại dịch vụ, văn phòng hoạt Kđt bằng:
A. 1
B. 0,9
C. 0,85
D. 0,8
-
Câu 42:
Không lựa chọn tiết điện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế trong các trường hợp sau
A. Lưới điện xí nghiệp hoặc công trình công nghiệp đến 1kV có số giờ phụ tải cực đại đến 5000h
B. Nhánh rẽ đến hộ tiêu thụ lẻ điện áp đến 1kV và lưới chiếu sáng đã chọn theo tổn thất điện áp cho phép
C. Thanh cái mọi cấp điện áp
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 43:
Để kiểm tra ổn định điện động của thiết bị, thanh dẫn, dây dẫn và kết cấu đỡ trong lưới phân phối điện, phải xét đến các dạng ngắn mạch nào
A. 3 pha
B. 2 pha
C. 2 pha chạm đất
D. 1 pha chạm đất
-
Câu 44:
Lực cơ học do dòng điện ngắn mạch truyền qua thanh dẫn cứng đến cách điện đơn loại đỡ và xuyên không được vượt quá:
A. 50% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
B. 60% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
C. 70% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
D. 80% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
-
Câu 45:
Lực cơ học do dòng điện ngắn mạch truyền qua thanh dẫn cứng đến cách điện kép loại đỡ và xuyên không được vượt quá:
A. 70% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
B. 80% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
C. 90% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
D. 100% lực phá huỷ nhỏ nhất của cách điện
-
Câu 46:
Chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng khi ngắn mạch, nhiệt độ phát nóng của thanh dẫn đồng khi ngắn mạch không được vượt quá:
A. 200°C
B. 250°C
C. 300°C
D. 350°C
-
Câu 47:
Chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng khi ngắn mạch, nhiệt độ phát nóng của thanh dẫn nhôm khi ngắn mạch không được vượt quá:
A. 200°C
B. 250°C
C. 300°C
D. 350°C
-
Câu 48:
Khi chọn cầu chảy theo khả năng cắt, phải lấy trị số nào sau đây làm dòng điện cắt tính toán:
A. Trị số hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch chu kỳ đầu
B. Trị số hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch sau một thời gian nhất định
C. Trị số dòng điện ngắn mạch xác lập
D. Trị số dòng điện ngắn mạch xung kích
-
Câu 49:
Thiết bị nào sau đây có thể cắt được dòng điện ngắn mạch
A. Dao cách ly
B. Dao cắt phụ tải
C. Máy cắt
D. Chống sét van
-
Câu 50:
Các thiết bị nào sau cần phải nối đất
A. Vỏ máy điện, vỏ máy biến áp, khí cụ điện, cột ĐDK, thiết bị chiếu sáng
B. Bộ truyền động của thiết bị điện
C. Cuộn thứ cấp của máy biến áp đo lường (máy biến dòng, máy biến điện áp)
D. Tất cả các thiết bị trên đây