2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hố móng hình chữ nhật, đào mở mái taluy có kích thước như hình vẽ dưới, đáy dưới và đáy trên song song cách đều nhau, chọn một đáp án sau đây có công thức tính đúng khối lượng đào đất:
S1: Diện tích đáy hố đào.
S2: Diện tích miệng hố đào (S2//S1).
S3: Diện tích tiết diện cách đều S1 và S2.
H: Khoảng cách giữa hai đáy.
A. V = (S1+S2+S3)*H/6
B. V = (S1+S2+4S3)*H/6
C. V = [(a1*b1+a2*b2+(a1+a2)*(b1+b2)]*H/6
D. B và C đều đúng
-
Câu 2:
Khối lượng bê tông được đo bóc là:
A. Toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, các chi tiết tương tự và phải trừ các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích >0,1m3 và chỗ giao nhau được tính một lần
B. Toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, các chi tiết tương tự và phải trừ các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích <0,1m3 và chỗ giao nhau được tính một lần
C. Toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, các chi tiết tương tự và phải trừ các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích > 0,2m3 và chỗ giao nhau được tính một lần
D. Toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, các chi tiết tương tự và phải trừ các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích <0,2m3 và chỗ giao nhau được tính một lần
-
Câu 3:
Đo bóc khối lượng xây dựng từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công để:
A. Xác định dự toán, lập bảng khối lượng trong hồ sơ mời thầu
B. Xác định giá gói thầu (Chủ đầu tư), giá dự thầu (Nhà thầu)
C. Xác định giá hợp đồng trường hợp chỉ định thầu, xác định giá thanh toán trong trường hợp chỉ định thầu và phương thức hợp đồng trọn gói
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
-
Câu 4:
Nội dung chi phí đầu tư nào sau đây không được quyết toán?
A. Các chi phí thiệt hại xảy ra trong quá trình đầu tư xây dựng thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
B. Các chi phí của các khối lượng phá đi làm lại do lỗi của nhà thầu
C. Chi phí thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng theo quy định của pháp luật
D. Phương án a & b
-
Câu 5:
Khối lượng công tác hoàn thiện được đo bóc, phân loại theo:
A. Công việc cần hoàn thiện (trát, láng, ốp, lát, sơn, làm cửa, làm trần, làm mái…)
B. Chủng loại đặc tính kỹ thuật, vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại vữa, mác vữa, loại gỗ, loại đá, loại tấm trần, loại mái…)
C. Chi tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tường, trụ, trần, mái…)
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 6:
Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình gồm:
A. Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ
B. Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức dự toán, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình
C. Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định và kiến nghị giá trị dự toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định
D. Tất cả các mục trên
-
Câu 7:
Khi sử dụng định mức dự toán số 1776/BXD-VP ngày16/8/2007 để tính dự toán cho 1 số công tác có quy định chiều cao thì chiều cao trong định mức được tính:
A. Từ cốt ± 0.00
B. Từ cốt đất tự nhiên
C. Từ cốt chân móng công trình
D. Từ cốt sàn tầng 1
-
Câu 8:
Định mức khấu hao của máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở nào.
A. Hướng dẫn của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
B. Định mức khấu hao của loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố
C. Mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy theo điều kiện cụ thể của công trình
D. Tất cả các căn cứ trên
-
Câu 9:
Khi lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp cho đô thị, bên cạnh các tiêu chí về thành phần tính chất của nước thô, công suất của trạm cấp nước, yêu cầu chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo quy định, cần căn cứ vào các tiêu chí nào khác?
A. Yêu cầu tiết kiệm diện tích
B. Yêu cầu tiết kiệm diện tích, chi phí đầu tư và vận hành
C. Yêu cầu tiết kiệm năng lượng
D. Yêu cầu tiết kiệm diện tích và năng lượng
-
Câu 10:
Trong dây chuyền công nghệ khử sắt trong nước, khi nào phải sử dụng bể lắng tiếp xúc?
A. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng nhỏ hơn 15 mg/l
B. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng lớn hơn 15 mg/l
C. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng nhỏ hơn 20 mg/l
D. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng lớn hơn 20 mg/l
-
Câu 11:
Diện tích tối thiểu khu đất xây dựng trạm xử lý nước công suất từ 60.000- 120.000 m3/ngđ được dự báo trong quy hoạch cấp nước là bao nhiêu ha?
A. 3 ha
B. 4 ha
C. 5 ha
D. 6 ha
-
Câu 12:
Cấp công trình cấp I của trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) được quy định có công suất như thế nào?
A. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
B. Lớn hơn hoặc bằng 40.000 m3/ngđ
C. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
D. Lớn hơn hoặc bằng 60.000 m3/ngđ
-
Câu 13:
Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến ống cấp nước có đường kính trong 1000mm với tổng chiều dài tuyến ống là 950m, cấp công trình của tuyến ống cấp nước là cấp nào?
A. Cấp đặc biệt
B. Cấp I
C. Cấp II
D. Cấp III
-
Câu 14:
Trạm bơm cấp I bơm nước mặt có phân đợt xây dựng thì phân đợt như thế nào?
A. Phần nhà trạm được xây cho từng giai đoạn, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn
B. Phần nhà trạm được xây cho hai giai đoạn ngay từ đợt đầu, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn
C. Phần nhà trạm được xây cho hai giai đoạn ngay từ đợt đầu, phần thiết bị lắp đặt cho cả hai giai đoạn
D. Phần nhà trạm xây cho từng giai đoạn, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn
-
Câu 15:
Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, phải bố trí ngăn tách khí khi sử dụng công trình nào?
A. Bể tạo bông có lớp cặn lơ lửng, bể lắng đứng, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng
B. Bể tạo bông kiểu vách ngăn, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, bể lọc tiếp xúc
C. Bể tạo bông có lớp cặn lơ lửng, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, bể lọc tiếp xúc
D. Bể tạo bông kiểu vách ngăn, Bể tạo bông có lớp cặn lơ lửng, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng
-
Câu 16:
Khi khử trùng nước bằng clo hoặc các hợp chất chứa clo trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, hàm lượng clo dư được quy định như thế nào?
A. Lớn hơn 0,5 mg/l trên toàn bộ mạng lưới
B. Lớn hơn 0,5 mg/l ở đầu mạng lưới cấp nước và không nhỏ hơn 0,3 mg/l ở cuối mạng lưới
C. Nhỏ hơn 0,5 mg/l trên toàn bộ mạng lưới ở đầu mạng lưới cấp nước và không nhỏ hơn 0,3 mg/l ở cuối mạng lưới
D. Nhỏ hơn 0,5 mg/l trên toàn bộ mạng lưới
-
Câu 17:
Trong trạm định lượng Clo, phải thiết kế hệ thống thông gió cơ khí hoạt động thường xuyên với số lần thay đổi không khí là bao nhiêu lần trong 1 giờ.
A. 4 lần/h
B. 6 lần/h
C. 10 lần/h
D. 12 lần/h
-
Câu 18:
Độ sâu đặt ống cấp nước dưới đất (tính từ mặt đất đến đỉnh ống) được quy định như thế nào?
A. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,6 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,0 m
B. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,7 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,0 m
C. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,8 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,0 m
D. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,8 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,2 m
-
Câu 19:
Trong thiết kế mạng lưới cấp nước đô thị, đối với mạng lưới xây mới hoàn toàn, áp lực tối thiểu cần thiết tại các điểm nút chính (mạng cấp 1) là bao nhiêu m?
A. 10 m
B. 12 m
C. 15 m
D. 20 m
-
Câu 20:
Đối với mạng lưới cấp nước đô thị, áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu m?
A. ≥ 10m
B. ≥ 12m
C. ≥ 15m
D. ≥ 20m
-
Câu 21:
Trạm bơm cấp II bơm nước sạch sử dụng biến tần, trong giờ dùng nước ít, số vòng quay của máy bơm không được giảm đến dưới bao nhiêu % số vòng quay định mức
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%
-
Câu 22:
Cấp công trình cấp I của nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (bao gồm cả công trình xử lý bùn cặn) được quy định có tổng công suất bao nhiêu m3/ngđ?
A. Lớn hơn hoặc bằng 10.000 m3/ngđ
B. Lớn hơn hoặc bằng 20.000 m3/ngđ
C. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
D. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
-
Câu 23:
Cấp công trình cấp I của tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch có tổng chiều dài lớn hơn 1.000m) được quy định về đường kính trong của ống như thế nào?
A. Lớn hơn hoặc bằng 800 mm
B. Lớn hơn hoặc bằng 1.000 mm
C. Lớn hơn hoặc bằng 1.200 mm
D. Lớn hơn hoặc bằng 1.500 mm
-
Câu 24:
Sắp xếp thứ tự các công trình chính của hệ thống cấp nước cho đúng:
A. Khai thác, điều hoà, xử lý nước, vận chuyển và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước
B. Khai thác, điều hoà, vận chuyển, xử lý nước và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước
C. Khai thác, vận chuyển, điều hoà, xử lý nước và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước
D. Khai thác, xử lý nước, điều hòa, vận chuyển và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước
-
Câu 25:
Khi độ dao động mực nước các mùa từ 6 m trở lên phải bố trí 2 hàng cửa thu nước ở độ cao khác nhau. Khoảng cách theo chiều cao giữa 2 hàng cửa tối thiểu là:
A. 2 m
B. 3 m
C. 4 m
D. 5 m
-
Câu 26:
Việc bố trí ống hút của trạm bơm cấp nước, số lượng ống hút chung phải ít nhất là 2 ống. Trạm bơm cho phép đặt 1 ống hút có công suất?
A. Nhỏ hơn 1 000m3/ngày
B. Nhỏ hơn 3 000m3/ngày
C. Nhỏ hơn 5 000m3/ngày
D. Nhỏ hơn 10 000m3/ngày
-
Câu 27:
Việc bố trí ống đẩy của trạm bơm cấp nước, phải bảo đảm ít nhất có 2 ống đẩy chung, trong trường hợp nào cho phép bố trí 1 ống đẩy chung?
A. Khi công suất nhỏ hơn 1 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
B. Khi công suất nhỏ hơn 3 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
C. Khi công suất nhỏ hơn 5 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
D. Khi công suất nhỏ hơn 10 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
-
Câu 28:
Diện tích mặt bằng của trạm bơm giếng khoan tối thiểu là bao nhiêu m2
A. 8 m2
B. 12 m2
C. 16 m2
D. 20 m2
-
Câu 29:
Phải xử lý nước rửa lọc khi trạm/ nhà máy xử lý nước cấp có công suất từ bao nhiêu m3/ngđ trở lên?
A. Công suất từ 3 000 m3/ngđ
B. Công suất từ 5 000 m3/ngđ
C. Công suất từ 10 000 m3/ngđ
D. Công suất từ 30 000 m3/ngđ
-
Câu 30:
Khi nào công trình đơn vị trong trạm xử lý nước cấp tối thiểu phải có 2 đơn nguyên?
A. Khi công suất trạm từ 1.000 m3/ngđ trở lên
B. Khi công suất trạm từ 2.000 m3/ngđ trở lên
C. Khi công suất trạm từ 3.000 m3/ngđ trở lên
D. Khi công suất trạm từ 5.000 m3/ngđ trở lên
-
Câu 31:
Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng đối với dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp được quy định:
A. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 12 mg/l
B. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 15 mg/l
C. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 20 mg/l
D. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 30 mg/l
-
Câu 32:
Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, quy định phải xây dựng công trình lắng sơ bộ trong trường hợp:
A. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 1 000 mg/l
B. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 1 500 mg/l
C. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 2 000 mg/l
D. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 2 500 mg/l
-
Câu 33:
Giới hạn tốc độ lọc tính toán trong bể lọc chậm là:
A. Từ 0,05 - 0,1 m/h
B. Từ 0,1 - 0,3 m/h
C. Từ 0,3 – 0,5 m/h
D. Từ 0,5 – 1,0 m/h
-
Câu 34:
Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, chiều cao lớp nước trên bề mặt lớp lọc của bể lọc nhanh trọng lực được quy định:
A. Tối thiểu là 0,8 m
B. Tối thiểu là 1,0 m
C. Tối thiểu là 1,2 m
D. Tối thiểu là 1,5 m
-
Câu 35:
Ở chế độ làm việc bình thường của bể lọc nhanh trọng lực với vật liệu lọc cát thạch anh được thiết kế với tốc độ lọc là:
A. 0,5 – 5 m/h
B. 5 – 10 m/h
C. 10 – 15 m/h
D. 15 – 30 m/h
-
Câu 36:
Trong bể lọc nhanh trọng lực, hệ thống phân phối bằng chụp lọc được thiết kế khi áp dụng biện pháp rửa bằng nước kết hợp với không khí, số lượng chụp lọc được quy định như thế nào?
A. Không dưới 40 cái/m2 diện tích lọc của bể
B. Không dưới 50 cái/m2 diện tích lọc của bể
C. Không dưới 60 cái/m2 diện tích lọc của bể
D. Không dưới 90 cái/m2 diện tích lọc của bể
-
Câu 37:
Đường ống cấp nước đặt qua sông, kênh, rạch phải đặt sâu hơn đáy sông, kênh rạch bao nhiêu m?
A. Ít nhất là 0,3 m
B. Ít nhất là 0,5 m
C. Ít nhất là 1,0 m
D. Ít nhất là 1,5 m
-
Câu 38:
Đường ống dẫn cấp nước và mạng lưới phải đặt dốc về phía van xả cặn với độ dốc được quy định:
A. Không nhỏ hơn 0,001
B. Không nhỏ hơn 0,002
C. Không nhỏ hơn 0,003
D. Không nhỏ hơn 0,005
-
Câu 39:
Khi nào bể mê tan phải được xem xét như một phương án để phân hủy cặn lắng của nước thải?
A. Khi trạm XLNT có công suất từ 5 000 m3/ngđ trở lên
B. Khi trạm XLNT có công suất từ 6 000 m3/ngđ trở lên
C. Khi trạm XLNT có công suất từ 7 000 m3/ngđ trở lên
D. Khi trạm XLNT có công suất từ 8 000 m3/ngđ trở lên
-
Câu 40:
Đối với bãi lọc cát sỏi, hào lọc và bãi lọc ngập nước trồng cây để XLNT, chiều dày lớp đất không bão hòa (tính từ đáy bãi lọc đến mực nước ngầm cao nhất) là bao nhiêu m đối với đất cát, mùn, cát pha?
A. 1,0 m
B. 1,5 m
C. 2,0 m
D. > 2,5 m
-
Câu 41:
Trong trạm /nhà máy XLNT, đối với mương ôxy hóa tuần hoàn, lượng bùn hoạt tính dư được xác định trong khoảng là:
A. 0,2-0,3 kg/kg BOD5
B. 0,3-0,4 kg/kg BOD5
C. 0,4-0,5 kg/kg BOD5
D. 0,5-0,6 kg/kg BOD5
-
Câu 42:
Cấp công trình cấp I của tram bơm nước mưa (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) được quy định có tổng công suất bao nhiêu m3/ngđ?
A. Lớn hơn hoặc bằng 20.000 m3/ngđ
B. Lớn hơn hoặc bằng 25.000 m3/ngđ
C. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
D. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
-
Câu 43:
Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến cống thoát nước thải có đường kính trong 1000mm với tổng chiều dài tuyến cống là 900m, cấp công trình của tuyến cống thoát nước là cấp nào?
A. Cấp đặc biệt
B. Cấp I
C. Cấp II
D. Cấp III
-
Câu 44:
Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước mưa, cống thoát nước chung ngoài đường phố?
A. 300 mm
B. 400 mm
C. 450 mm
D. 500 mm
-
Câu 45:
Độ dốc tối thiểu của rãnh thoát nước mưa bên đường.
A. Không nhỏ hơn 0,002
B. Không nhỏ hơn 0,003
C. Không nhỏ hơn 0,004
D. Không nhỏ hơn 0,005
-
Câu 46:
Trong trường hợp đặc biệt, khi trạm xử lý nước thải (XLNT) hoặc sân phơi bùn bắt buộc phải đặt ở đầu hướng gió chính của đô thị, khoảng cách an toàn về môi trường phải tăng lên tối thiểu bao nhiêu lần so với khi Trạm XLNT đặt ở cuối hướng gió chính?
A. 1,2 lần
B. 1,5 lần
C. 1,8 lần
D. 2 lần
-
Câu 47:
Trong trạm /nhà máy XLNT, chiều sâu hồ sinh học hiếu khí làm thoáng cưỡng bức được quy định thế nào?
A. Không dưới 3 m
B. Không dưới 4 m
C. Không quá 3 m
D. Không quá 4 m
-
Câu 48:
Trong trạm bơm nước thải, khi nào ngăn thu cần chia ra 2 ngăn (nhưng không làm tăng thể tích chung)
A. Trạm bơm công suất lớn hơn 60.000 m3/ngđ
B. Trạm bơm công suất lớn hơn 80.000 m3/ngđ
C. Trạm bơm công suất lớn hơn 100.000 m3/ngđ
D. Trạm bơm công suất lớn hơn 120.000 m3/ngđ
-
Câu 49:
Trong trạm /nhà máy XLNT, thể tích ngăn thu của trạm bơm cặn tươi, cặn đã lên men hoặc bùn hoạt tính xác định theo khối lượng bùn cần xả ra từ những nguồn nào? Bể nén bùn phải được bố trí trong các công trình xử lý nước thải có?
A. Bể mê tan
B. Bể lọc sinh học
C. Hồ sinh học
D. Bể aeroten
-
Câu 50:
Trong trạm /nhà máy XLNT, khi công suất của trạm bơm không khí là bao nhiều thì cần ít nhất 2 máy làm việc?
A. 3.000 m3/h
B. 4.000 m3/h
C. 5.000 m3/h
D. 6.000 m3/h