2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi thiết kế mặt cắt đập bê tông, khoảng cách bt từ mặt thượng lưu đập đến trục ống tiêu nước hay mặt thượng lưu của hành lang cần lấy bằng bao nhiêu?
A. Không nhỏ hơn h/Jcp, với h- cột nước trên mặt cắt tính toán, Jcp- gradient thấm cho phép của bê tông mặt thượng lưu đập
B. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 1m
C. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 2m
D. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 3m
-
Câu 2:
Trong kết cấu của khớp nối biến dạng lâu dài của đập bê tông cần bố trí những bộ phận gì?
A. Vật chắn nước, ống thu nước phía sau vật chắn
B. Giếng và hành lang kiểm tra, sửa chữa
C. Cả a và b
D. Cả a, b và ống để rót vật liệu chống thấm vào khớp nối
-
Câu 3:
Khi thiết kế đập tràn trên nền đá, lưu lượng cho phép của dòng chảy đổ xuống hạ lưu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?
A. Đường kính hòn đá hoặc phân khối đá nền hạ lưu và chiều sâu hố xói
B. Chiều rộng lòng dẫn hạ lưu
C. Cột nước công tác của tràn
D. Cả 3 điều kiện trên
-
Câu 4:
Trong phân tích ứng suất- biến dạng của thân đập bê tông và nền đá theo phương pháp lý thuyết đàn hồi, khi nào thì cần xét đến các lỗ khoét trong đập?
A. Bề rộng của lỗ khoét lớn hơn 5% bề rộng mặt cắt tính toán của đập
B. Bề rộng của lỗ khoét lớn hơn 10% bề rộng mặt cắt tính toán của đập
C. Bề rộng của lỗ khoét lớn hơn 15% bề rộng mặt cắt tính toán của đập
D. Không cần xét
-
Câu 5:
Khi xác định trạng thái ứng suất- biến dạng của đập bê tông trên nền đá bằng phương pháp lý thuyết đàn hồi, khi nào thì cần phân biệt các vùng bê tông trong thân đập?
A. Khi tỷ số mô đun đàn hồi của các vùng lớn hơn hoặc bằng 2
B. Khi tỷ số mô đun đàn hồi của các vùng lớn hơn hoặc bằng 3
C. Khi tỷ số mô đun đàn hồi của các vùng lớn hơn hoặc bằng 5
D. Lấy theo trị số trung bình, không phân biệt vùng
-
Câu 6:
Khi thiết kế đập bê tông trên nền không phải đá có sử dụng cừ chống thấm phía dưới sân trước đập thì chiều sâu đóng cừ được chọn như thế nào?
A. Chiều sâu đóng cừ không nhỏ hơn 3m
B. Chiều sâu đóng cừ không nhỏ hơn 2,5m; chiều sâu phần cừ đóng vào đất không thấm không nhỏ hơn 1m
C. Chiều sâu phần cừ đóng vào đất không thấm không nhỏ hơn 0,5m
D. Cả a và c
-
Câu 7:
Khi thiết kế đập bê tông trên nền đá, khoảng cách từ mặt hạ lưu của màn chống thấm đến vị trí của lỗ khoan thoát nước không được nhỏ hơn 2 lần khoảng cách giữa các lỗ khoan của màn chống thấm và điều kiện nào sau đây?
A. Không nhỏ hơn 2m
B. Không nhỏ hơn 3m
C. Không nhỏ hơn 4m
D. Không nhỏ hơn 5m
-
Câu 8:
Tính toán độ bền và ổn định của đập bê tông theo nhóm trạng thái giới hạn thứ hai cần thực hiện với các nội dung nào sau đây?
A. Độ bền cục bộ của nền
B. Biến dạng của công trình, sự hình thành khe nứt, sự mở rộng các khớp nối thi công
C. Theo b và sự mở rộng các vết nứt trong kết cấu
D. Theo a và b
-
Câu 9:
Cấp của công trình thủy lợi được xác định theo các tiêu chí nào sau đây?
A. Theo năng lực phục vụ
B. Theo dung tích lớn nhất của hồ
C. Theo a, b và loại công trình, chiều cao công trình, loại nền
D. Theo a và b
-
Câu 10:
Mức bảo đảm phục vụ tưới ruộng của công trình thủy lợi bằng bao nhiêu?
A. 85% cho tất cả các cấp công trình
B. 75% cho công trình cấp IV, 85% cho các cấp còn lại
C. 90% cho công trình cấp đặc biệt, 85% cho các cấp còn lại
D. 75% cho tất cả các cấp công trình
-
Câu 11:
Thời gian cho phép dung tích bồi lắng của hồ chứa nước bị lấp đầy là bao nhiêu?
A. Cấp đặc biệt, cấp I: 100 năm; cấp II: 75 năm; cấp III, IV: 50 năm
B. Cấp đặc biệt, cấp I: 150 năm; cấp II: 100 năm; cấp III, IV: 75 năm
C. 50 năm cho tất cả các cấp
D. 75 năm cho tất cả các cấp
-
Câu 12:
Cao trình đỉnh đập đất được xác định theo những điều kiện nào?
A. Mực nước dâng bình thường, với gió lớn nhất thiết kế
B. Mực nước lũ thiết kế, với gió bình quân lớn nhất
C. Mực nước lũ kiểm tra, không xét sóng gió
D. Trị số lớn nhất trong các cao trình theo a, b, c
-
Câu 13:
Tần suất gió thiết kế của đập cấp I, II bằng bao nhiêu?
A. Với MNDBT: 2%; Với MNLTK: 50%.
B. Với MNDBT: 2%; Với MNLTK: 25%.
C. Với MNDBT: 4%; Với MNLTK: 50%.
D. Với MNDBT: 4%; Với MNLTK: 25%.
-
Câu 14:
Khi có làm tường chắn sóng thì cao trình đỉnh phần đắp của đập phải lấy cao hơn bao nhiêu so với mực nước lũ thiết kế?
A. 0,1 m.
B. 0,2 m.
C. 0,3 m.
D. 0,4 m.
-
Câu 15:
Giới hạn dưới của lớp bảo vệ mái thượng lưu đập đất từ cấp III trở lên phải lấy thấp hơn mực nước chết là bao nhiêu?
A. 2,5 m.
B. 2,0 m.
C. 1,5 m.
D. 1,0 m.
-
Câu 16:
Khi không có yêu cầu khác, chiều rộng đỉnh đập đất cấp I, II nên lấy bằng bao nhiêu?
A. 5m- 8m.
B. 8m- 10m.
C. 5m- 10m.
D. 10m trở lên.
-
Câu 17:
Chiều dày ở đỉnh khối lõi của đập đất nhiều khối chọn bằng bao nhiêu?
A. Không nhỏ hơn 0,8m.
B. Không nhỏ hơn 1 m.
C. Không nhỏ hơn 3 m.
D. Không nhỏ hơn 5 m.
-
Câu 18:
Trị số gradient thấm cho phép Jkcp ở khối đất á sét đắp thân đập cấp II được quy định bằng bao nhiêu?
A. 0,70
B. 0,75
C. 0,85
D. 0,90
-
Câu 19:
Trị số gradien trung bình tới hạn Jkth của dòng thấm qua tường nghiêng và tường tâm bằng đất sét được khống chế bằng bao nhiêu?
A. 8
B. 10
C. 12
D. 15
-
Câu 20:
Mái hạ lưu đập đất cần tính toán ổn định với các thời kỳ nào?
A. Thời kỳ thi công (bao gồm cả hoàn công)
B. Thời ký khai thác với dòng thấm ổn định
C. Khi mực nước hồ rút nhanh
D. Cả 3 phương án a, b và c
-
Câu 21:
Sân phủ thượng lưu để chống thấm cho nền bồi tích của đập đất nên áp dụng khi nào?
A. Nền bồi tích dày
B. Có sẵn đất chống thấm thích hợp ở gần vị trí đập
C. Cả a và b, áp dụng với đập vừa và thấp
D. Cả a và b
-
Câu 22:
Để chống thấm cho nền bồi tích của đập đất, việc sử dụng tường răng có hiệu quả nhất trong điều kiện nào?
A. Nền thấm có chiều dày dưới 10m; mực nước ngầm thấp
B. Đập vừa và thấp
C. Đập vừa và cao
D. a và b
-
Câu 23:
Vị trí hợp lý của tường răng chống thấm cho nền đập đất đồng chất được xác định như thế nào?
A. Tại tim đập
B. Cách chân đập thượng lưu từ 1/2 đến 1/3 bề rộng đáy đập
C. Cách chân đập thượng lưu từ 1/3 đến 1/4 bề rộng đáy đập
D. Sát chân đập thượng lưu
-
Câu 24:
Độ sâu của tường răng cắm vào tầng ít thấm của nền đập đất cần khống chế bằng bao nhiêu?
A. Bằng 0,5m
B. Lớn hơn 0,5m
C. Không nhỏ hơn 1m
D. Không nhỏ hơn 1,5m
-
Câu 25:
Trong thiết kế đập bê tông trọng lực, kích thước các đoạn đập và các khối đổ cần được xác định trên cơ sở phân tích ứng suất nhiệt và cần xét đến các điều kiện nào sau đây?
A. Kích thước các đoạn của nhà máy thủy điện, vị trí các lỗ xả nước trong thân đập
B. Hình dạng lòng dẫn, điều kiện địa chất nền, điều kiện khí hậu vùng xây dựng
C. Cả a và b
D. Cả a, b và phương pháp thi công đập
-
Câu 26:
Khi tính ổn định của đập trọng lực trên nền đá, với mặt trượt đi qua vết nứt ở khối nền thì hệ số điều kiện làm việc lấy bằng bao nhiêu?
A. 0,90
B. 0,95
C. 1,0
D. 1,05
-
Câu 27:
Khi tính ổn định của đập trọng lực trên nền đá, với mặt trượt đi qua mặt tiếp giáp giữa bê tông và đá thì hệ số điều kiện làm việc lấy bằng bao nhiêu?
A. 1,0
B. 0,95
C. 0,90
D. 0,75
-
Câu 28:
Với đập bê tông cao trên 100m, trị số gradient cho phép của cột nước trong màn chống thấm ở nền đá cần lấybằng bao nhiêu?
A. 10
B. 15
C. 30
D. 50
-
Câu 29:
Khi thiết kế màn chống thấm của đập bê tông có chiều cao từ 60m đến 100m trên nền đá, lưu lượng thấm đơn vị qua màn cần khống chế bằng bao nhiêu?
A. Không lớn hơn 0,01 l/ph/m
B. Không lớn hơn 0,03 l/ph/m
C. Không lớn hơn 0,05 l/ph/m
D. Không lớn hơn 0,10 l/ph/m
-
Câu 30:
Khi thiết kế công trình bê tông trên nền không phải đá, chiều dày sân trước bằng đất á sét cần khống chế bằng bao nhiêu?
A. Không nhỏ hơn 0,5m
B. Không nhỏ hơn ∆h/Jcp, ∆h là chênh lệch cột nước ở mặt trên và dưới của sân
C. Cả a và b
D. Cả a, b và không nhỏ hơn chiều dày bản đáy đập
-
Câu 31:
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực cơ bản thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu?
A. Không cho phép kéo
B. B/10 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
C. B/7,5
D. B/5
-
Câu 32:
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực đặc biệt không có động đất thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu?
A. B/5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/7,5
C. B/10
D. Không cho phép kéo
-
Câu 33:
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực đặc biệt có động đất thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu?
A. B/7,5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/5
C. B/3,5
D. B/2
-
Câu 34:
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực cơ bản thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu?
A. Không cho phép kéo
B. B/7,5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
C. B/6
D. B/3,5
-
Câu 35:
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực đặc biệt có động đất thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu?
A. B/10 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/7,5
C. B/6
D. B/3,5
-
Câu 36:
Khi tính ổn định chống trượt của đập trọng lực cần xét đến những mặt trượt nào sau đây?
A. Mặt tiếp giáp giữa công trình và nền
B. Mặt nằm trong nền, đi qua lớp kẹp yếu (nếu có)
C. Mặt đi qua khe nứt nghiêng rỗng trong nền (nếu có)
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 37:
Tính toán độ bền và ổn định của đập bê tông theo nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất cần thực hiện với các nội dung nào sau đây?
A. Ổn định tổng thể của đập
B. Độ bền chung của công trình và ổn định cục bộ của các bộ phận công trình
C. Cả a và b
D. Cả a, b và độ mở rộng các khớp nối thi công
-
Câu 38:
Hệ số an toàn nhỏ nhất cho phép về ổn định của công trình trong các điều kiện làm việc đặc biệt (tổ hợp đặc biệt) được xác định như thế nào?
A. Lấy giảm 10% so với tổ hợp cơ bản
B. Lấy tăng 10% so với tổ hợp cơ bản
C. Lấy giảm 5% so với tổ hợp cơ bản
D. Lấy như tổ hợp cơ bản
-
Câu 39:
Trong hệ thống điện nhà ở và nhà công cộng, các sơ đồ nối đất nào được phép sử dụng:
A. Các sơ đồ TT; TN-C; TN-S; TN-C-S; IT
B. Các sơ đồ TT; TN-C; TN-S, IT
C. Các sơ đồ TT; TN-S; IT
D. Các sơ đồ TT, IT
-
Câu 40:
Dây dẫn liên kết bảo vệ nối giữa hai vỏ kim loại của thiết bị phải có khả năng dẫn điện:
A. Bằng hoặc lớn hơn Icp của dây PE có Icp nhỏ nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
B. Bằng hoặc lớn hơn Icp của dây PE có Icp lớn nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
C. Bằng hoặc nhỏ hơn Icp của dây PE có Icp nhỏ nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
D. Bằng hoặc nhỏ hơn Icp của dây PE có Icp lớn nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
-
Câu 41:
Biện pháp nào sau đây khó đảm bảo chống cháy nhất đối với các mạch điện có thiết bị điện, dây dẫn điện có khả năng tạo hồ quang hoặc tia lửa điện trong vận hành bình thường:
A. Bọc kín toàn bộ trong vật liệu chịu được hồ quang
B. Cách ly khỏi vật dụng hoặc các phần tử của nhà bằng vật liệu chịu được hồ quang
C. Lắp đặt với một khoảng cách đủ đảm bảo dập được hồ quang, tia lửa điện
D. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá dòng điện
-
Câu 42:
Biện pháp nào sau đây không có khả năng hạn chế ứng suất điện áp
A. Tách biệt nối đất giữa cao áp và hạ áp tại trạm biến áp phân phối
B. Thay đổi sơ đồ nối đất trong hệ thống điện hạ áp
C. Giảm điện trở nối đất trạm biến áp
D. Đặt thiết bị bảo vệ quá dòng điện
-
Câu 43:
Đối với các công trình có mái làm bằng vật liệu dễ cháy, bộ phận thu sét phải được lắp đặt cách mái tối thiểu
A. 5cm
B. 10cm
C. 15cm
D. 20cm
-
Câu 44:
Trong vùng 0 và 1 của khu vực bể bơi, phải sử dụng điện áp siêu thấp SELV có điện áp danh định không lớn hơn
A. 120V
B. 50V
C. 25V
D. 12V
-
Câu 45:
Trong các khu vực có bồn tắm hoặc vòi hoa sen hoặc bể bơi và đài phun nước, không được lắp đặt thiết bị đóng cắt, điều khiển trong:
A. vùng 0
B. vùng 1
C. vùng 2
D. ngoài vùng 0, 1 và 2
-
Câu 46:
Đối với các nhóm 1 và 2 trong khu vực y tế, các thiết bị điện sử dụng SELV và PELV phải có điện áp danh định của không được vượt quá
A. 120V
B. 50V
C. 25V
D. 12V
-
Câu 47:
Về việc sử dụng hiệu quả điện năng trong hệ thống điện các công trình xây dựng, phải lắp công tơ đo đếm tại các nhánh phụ tải điện có tổng công suất lắp đặt lớn hơn
A. 50 kVA
B. 75 kVA
C. 100 kVA
D. 150 kVA
-
Câu 48:
Không được phép sử dụng giải pháp cấp nước nóng dùng điện trở cho công trình có nhu cầu cung cấp nước nóng lớn, tập trung, tiêu thụ năng lượng trên:
A. 50 MWh/năm
B. 60 MWh/năm
C. 70 MWh/năm
D. 80 MWh/năm
-
Câu 49:
Trong hệ thống nối đất của hệ thống điện nhà ở, dây dẫn nối đất bằng đồng chôn trong đất và không có bảo vệ chống ăn mòn có tiết diện nhỏ nhất cho phép là:
A. 16mm2
B. 25mm2
C. 35mm2
D. 50mm2
-
Câu 50:
Trong hệ thống nối đất của hệ thống điện nhà ở, trên dây PE:
A. Cho phép đặt thiết bị đóng cắt và các mối nối
B. Cho phép đặt thiết bị đóng cắt, và các mối nối có thể tách bằng dụng cụ chuyên dùng
C. Không được đặt thiết bị đóng cắt, và không được bố trí các mối nối
D. Không được đặt thiết bị đóng cắt và không được bố trí các mối nối, trừ các mối nối có thể tách bằng dụng cụ chuyên dùng