2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1435 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A. 5,0 – 4,3 – 4,0 – 4,0 – 4,0 (m)
B. 5,0 – 4,5 – 4,0 – 4,0 – 3,8 (m)
C. 5,0 – 4,5 – 4,0 – 3,8 – 3,5 (m)
D. 4,5 – 4,0 – 3,8 – 3,5 – 3,1 (m)
-
Câu 2:
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1000 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A. 5,0 – 4,0 – 3,5 (m)
B. 4,0 – 4,0 – 4,0 (m)
C. 4,0 – 4,0 – 3,8 (m)
D. 4,0 – 3,8 – 3,5 (m)
-
Câu 3:
Khi chiều dài cống thoát nước qua nền đường sắt từ 10 – 20 m thì đường kính tối thiểu của cống phải là bao nhiêu?
A. 0,50 m
B. 0,75 m
C. 1,00 m
D. Tùy theo vị trí và điều kiện cụ thể để quyết định đường kính nhỏ nhất
-
Câu 4:
Khổ đường sắt được định nghĩa là:
A. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 tim ray trên đường thẳng
B. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray
C. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má ngoài của ray
D. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray được đo tại mặt đo tính toán (nằm dưới mặt phẳng đi qua hai đỉnh ray 16 mm)
-
Câu 5:
Đối với đường sắt làm mới, cải tạo và sửa chữa lớn, cho phép sai lệch khoảng cách má trong giữa 2 ray là bao nhiêu?
A. +6 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và 1435 mm
B. +4 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và 1435 mm
C. +4 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và +6 mm và -2 mm với khổ đường 1435 mm
D. +6mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và +4 mm và -2 mm với khổ đường 1435 mm
-
Câu 6:
Siêu cao ray lưng trên đường cong lớn nhất đối với đường sắt là:
A. 95 mm đối với cả 2 khổ đường 1000 mm và 1435 mm
B. 125 mm đối với cả 2 khổ đường 1000 mm và 1435 mm
C. 125 mm đối với khổ đường 1000 mm và 95 mm đối với khổ đường 1435 mm
D. 95 mm đối với khổ đường 1000 mm và 125 mm đối với khổ đường 1435 mm
-
Câu 7:
Đối với đường sắt làm mới hoặc cải tạo, sai lệch cho phép về độ cao mặt ray so với tiêu chuẩn quy định là bao nhiêu đối với khổ đường 1000 mm và 1435 mm?
A. 4 mm đối với khổ đường 1000 mm và 3 mm đối với khổ đường 1435 mm
B. 3 mm đối với khổ đường 1000 mm và 4 mm đối với khổ đường 1435 mm
C. 4 mm đối với cả hai khổ đường 1000 mm và 1435 mm
D. 3 mm đối với cả hai khổ đường 1000 mm và 1435 mm
-
Câu 8:
Trong điều kiện thông thường, độ dốc tối đa của đường chính tuyến đường sắt đô thị loại MRT là giá trị nào?
A. 25‰
B. 30‰
C. 35‰
D. 45‰
-
Câu 9:
Trong điều kiện địa hình khó khăn, độ dốc tối đa của đường chính tuyến đường sắt đô thị loại MRT không được vượt quá giá trị nào?
A. 38‰
B. 40‰
C. 45‰
D. 50‰
-
Câu 10:
Chiều rộng mặt nền đường của chính tuyến của đường sắt đô thị trong khu đoạn đường đắp, đường đào tiêu chuẩn là bao nhiêu?
A. 2,8 m
B. 3,1 m
C. 3,5 m
D. 4,0 m
-
Câu 11:
Chiều rộng mặt nền đường tối thiểu của chính tuyến của đường sắt đô thị trong khu đoạn cầu cao là bao nhiêu?
A. 2,75 m
B. 2,8 m
C. 3,1 m
D. 3,5 m
-
Câu 12:
Trong trường hợp địa hình khó khăn, bán kính đường cong nằm trên đường chính tuyến đường sắt đô thị (loại MRT) không nhỏ hơn:
A. 200 m
B. 160 m
C. 100 m
D. Bán kính cấu tạo của đầu máy toa xe thông qua đường cong
-
Câu 13:
Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?
A. 30 – 25 – 12 – 18 – 25 (‰)
B. 25 – 30 – 12 – 25 – 30 (‰)
C. 25 – 25 – 12 – 18 – 25 (‰)
D. 30 – 30 – 18 – 25 – 30 (‰)
-
Câu 14:
Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?
A. 18 – 25 – 30 (‰)
B. 12 – 25 – 30 (‰)
C. 12 – 18 – 25 (‰)
D. 12 – 15 – 18 (‰)
-
Câu 15:
Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?
A. 2800 – 2000 – 1000 – 500 (m)
B. 2500 – 1500 – 1000 – 500 (m)
C. 1000 – 800 – 600 – 400 (m)
D. 600 – 400 – 300 – 250 (m)
-
Câu 16:
Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?
A. 600 – 400 – 300 (m)
B. 500 – 300 – 250 (m)
C. 400 – 250 – 150 (m)
D. 300 – 200 – 150 (m)
-
Câu 17:
Khẩu độ thoát nước dùng trong thiết kế cầu là gì?
A. Là chiều rộng mặt nước của sông tại mức nước cao nhất
B. Là tổng các chiều rộng mặt thoáng dưới cầu tính theo mức nước cao nhất
C. Là khoảng cách thông thủy giữa hai mố cầu tính theo mức nước cao nhất
D. Là chiều rộng mặt nước của sông tại mức nước lũ lịch sử
-
Câu 18:
Chiều cao đáy dầm của kết cấu nhịp cầu vượt sông được xác định như thế nào?
A. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn mực nước cao nhất (MNCN) 0,5m.
B. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 0,7m.
C. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 0,7m đối với sông có cây trôi và 0,5m đối với sông không có cây trôi.
D. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 1,0 m đối với sông có cây trôi và 0,5m đối với sông không có cây trôi.
-
Câu 19:
Cao độ đáy dầm của cầu vượt qua đường bộ xác định như thế nào?
A. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.
B. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ + 25mm.
C. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ + độ lún và độ võng của cầu.
D. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ + độ lún và độvõngcủa cầu nếu độ lún và độ võng >25mm.
-
Câu 20:
Mức nước thông thuyền dưới cầu được xác định như thế nào?
A. Là mức nước trung bình trong năm.
B. Là mức nước lũ tính với tần suất 15 năm xảy ra một lần.
C. Là mức nước lũ tính với tần suất 10%.
D. Là mức nước lũ tính với tần suất 5%.
-
Câu 21:
Độ võng cho phép đối với tất cả các loại kết cấu nhịp cầu là bao nhiêu?
A. L/800 đối với tất cả các loại cầu.
B. L/800 đối với cầu đường sắt và L/400 đối với cầu đường bộ.
C. L/600 đối với cầu đường sắt và L/400 đối với cầu đường bộ.
D. L/600 đối với cầu đường sắt và L/250 đối với cầu đường bộ.
-
Câu 22:
Để đảm bảo thoát nước khỏi mặt cầu, hệ thống ống thoát nước phải đáp ứng những yêu cầu gì?
A. 1m2 mặt cầu ít nhất có 4cm2 diện tích ống thoát.
B. 1m2 mặt cầu ít nhất có 4cm2 diện tích ống thoát và đường kính trong của ống thoát Dtr ≥ 150mm.
C. 1m2 mặt cầu ít nhất có 1cm2 diện tích ống thoát, đường kính trong của ống Dtr ≥ 90mm và cự ly giữa các ống thoát ≤ 10m/ống.
D. 1m2 mặt cầu ít nhất có 1cm2 diện tích ống thoát, đường kính trong của ống Dtr ≥ 100mm và cự ly giữa các ống thoát ≤ 15m/ống.
-
Câu 23:
Bản bê tông mặt cầu của cầu dầm được phép tính theo phương pháp gần đúng bằng cách chia thành các dải bản tương đương. Chiều rộng của dải bản tương đương cầu dầm bê tông được lấy bằng bao nhiêu?
A. 1000mm
B. 1800mm
C. 660+ 0,55s tại mặt cắt giữa nhịp và 1220+0,25s tại mặt cắt tim dầm
D. Khoảng cách giữa hai dầm chủ s (mm)
-
Câu 24:
Hãy cho biết sơ đồ chất tải để tính mỏi cho dầm thép như trong hình vẽ có gì sai không? Sai ở điểm nào?
A. Đúng không có gì sai.
B. Sai ở chỗ khoảng cách hai trục sau của xe tải phải là 4300mm.
C. Sai ở chỗ mặt cầu có 2 làn xe mà chỉ xếp có 1 làn.
D. Sai ở hai điểm: thứ nhất trục xe sau phải là 4300mm, thứ hai phải xếp 2 làn xe theo phương ngang theo đúng vị trí làn.
-
Câu 25:
Công thức tính hệ số phân bố ngang cầu dầm liên hợp cầu dầm có sườn tiết diện chữ I, chữ T có dạng như sau:
\(g = 0,075 + {\left( {\frac{S}{{2900}}} \right)^{0,6}}{\left( {\frac{S}{L}} \right)^{0,2}}{\left( {\frac{{{K_g}}}{{Lt_s^3}}} \right)^{0,1}}\)
Hãy cho biết Kg là đại lượng gì?
A. Hệ số liên kết
B. Độ cứng EI của dầm chủ
C. Tham số độ cứng dọc
D. Tỉ số giữa độ cứng dọc và độ cứng ngang Id/Ingang
-
Câu 26:
Hãy cho biết chiều dài cốt thép chờ với đường kính là d và sử dụng mối nối bằng dây thép buộc.
A. Bằng 25d
B. Bằng 30d
C. Bằng 300mm
D. Bằng (1,0 ÷1,7) chiều dài triển khai của cốt thép
-
Câu 27:
Trong dầm bê tông dự ứng lực căng trước sử dụng từng tao xoắn kéo thẳng, một số tao cáp được bọc chống dính bám ở hai đầu. Số lượng tao cáp được bọc này cho phép tối đa là bao nhiêu?
A. 40% tổng số tao cáp
B. 30% tổng số tao cáp
C. 25% tổng số tao cáp
D. 20% tổng số tao cáp
-
Câu 28:
Chiều dày bảo vệ đối với cốt thép trong điều kiện môi trường khô cạn bình thường tối thiểu là bao nhiêu?
A. 1,5 đường kính cốt thép
B. 3,5cm
C. 3,0cm
D. 2,5cm
-
Câu 29:
Chiều dày bảo vệ đối với cốt thép đứng của cọc khoan nhồi được chọn là bao nhiêu?
A. 5,0cm
B. 7,5 cm
C. 9,0cm
D. 3,0 lần đường kính cốt thép
-
Câu 30:
Hãy cho biết qui cách uốn móc vuông của các thanh cốt thép dọc trong các kết cấu cầu. d- đường kính thanh cốt thép; c- chiều dài đuôi móc.
A. c = 6d
B. c = 8d
C. c = 10d
D. c = 12d
-
Câu 31:
Trong dầm bê tông hàm lượng cốt thép dự ứng lực và cốt thép thường được giới hạn theo tỉ số giữa khoảng cách thớ chịu nén của bê tôngc đến trục trung hòa và khoảng cách hữu hiệu của cốt thép chịu kéo dc. Hãy cho biết giới hạn này bằng bao nhiêu?
A. 0,55
B. 0,45
C. 0,42
D. 0,40
-
Câu 32:
Giới hạn ứng suất của tao cáp dự ứng lực tự chùng thấp ở trạng thái giới hạn sử dụng sau khi xảy ra ra toàn bộ mất mát ứng suất fpe được qui định như thế nào?
A. 0,65fpu
B. 0,7fpu
C. 0,8 fpy
D. 0,85fpy
-
Câu 33:
Mô đun đàn hồi của bê tông có cường độ nén qui định ở thời điểm 28 ngày tuổi là f’c được xác định theo công thức:
\({E_c} = Zy_c^{1,5}\sqrt {f'_c} \)
Trong đó Z là một hằng số. Hãy cho biết hằng số Z này bằng bao nhiêu?
A. 0,037
B. 0,043
C. 0,047
D. 0,051
-
Câu 34:
Cường độ chịu kéo khi uốn fr của bê tông nặng được tính theo cường độ chịu nén fc’. Hãy cho biết công thức xác định cường độ fr
A. fr = 0,113fc’
B. fr = 0,107fc’
C. \({f_r} = 0,52\sqrt {f{'_c}} \)
D. \({f_r} = 0,63\sqrt {f{'_c}} \)
-
Câu 35:
Trong dầm bê tông lắp ghép sử dụng đá 1x2, cốt đai đứng của sườn dầm có đường kính danh định là 14mm, tại khu vực đầu dầm cự li tối thiểu giữa các thanh cốt đai được phép bố trí là bao nhiêu?
A. 28mm
B. 39mm
C. 41mm
D. 52mm
-
Câu 36:
Cự li tối đa của cốt thép cấu tạo bố trí trong dầm bê tông được qui định như thế nào?
A. Không vượt quá chiều dày của bộ phận kết cấu hoặc 250mm
B. Không vượt quá chiều dày của bộ phận kết cấu hoặc 300mm
C. Không vượt quá 1,5 chiều dày bộ phân kết cấu và 400mm
D. Không vượt quá 1,5 chiều dày bộ phận kết cấu và 450mm
-
Câu 37:
Cự li giữa các tao cáp đơn đường kính 12,7mm bố trí trong dầm bê tông dự ứng lực chế tạo theo công nghệ căng trước, bê tông đá 1x2 được bố trí tối thiểu là bao nhiêu?
A. 51mm
B. 44mm
C. 39mm
D. 38mm
-
Câu 38:
Hãy cho biết giới hạn chảy Fy của thép kết cấu sử dụng cho dầm cầu.
A. 190 Mpa
B. 210 Mpa
C. 250 Mpa
D. 270 Mpa
-
Câu 39:
Cấu tạo chung của dầm thép tiết diện chữ I được cấu tạo theo tỉ lệ sau:
\(0,1 \le \frac{{{I_{yc}}}}{{{I_y}}} \le 0,9\)
Hãy cho biết tỉ lệ này phản ánh quan hệ giữa các đại lượng nào?
A. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của hai bản cánh dầm và của cả tiết diện
B. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của cánh chịu nén và của cả tiết diện
C. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của hai bản cánh dầm và của bản bụng dầm
D. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của bản cánh chịu nén và của bản bụng dầm
-
Câu 40:
Đối với dầm thép liên hợp các đặc trưng hình học để tính độ võng được xét như thế nào?
A. DC tính theo thép, DW và hoạt tải tính theo thép và bản hữu hiệu
B. DC tính theo thép, DW tính theo thép và toàn bộ bản, hoạt tải tính theo thép và bản hữu hiệu
C. DC tính theo thép, DW tính theo thép và bản hữu hiệu, hoạt tải tính theo thép và toàn bộ bản
D. DC tính theo thép, DW và hoạt tải tính theo thép và toàn bộ tiết diện bản
-
Câu 41:
Sức kháng uốn theo trạng thái giới hạn cường độ của kết cấu nhịp dầm thép là gì?
A. Là mô men giới hạn Mr = \(\varphi \)Mn
B. Là cường độ giới hạn ở mỗi bản cánh dầm Fr = \(\varphi \)Fn
C. Là mô men giới hạn Mr và cường độ giới hạn Fr
D. Là mô men giới hạn Mr hoặc cường độ giới hạn Fr
-
Câu 42:
Hãy cho biết qui cách bố trí các cọc BTCT tiết diện a×a trong mặt bằng bệ móng.
A. Cự li giữa các tim cọc ≥ \(3a\sqrt{2}\) và ≤ \(6a\sqrt{2}\); mặt cọc cách mép bệ ≥ 250mm
B. Cự li giữa các tim cọc ≥ \(3a\sqrt{2}\) ≥ 750mm; mặt cọc cách mép bệ ≥ 250mm
C. Cự li giữa các tim cọc ≥ \(2,5a\sqrt{2}\) ≥ 750mm; mặt cọc cách mép bệ ≥ 225mm
D. Cự li giữa các tim cọc ≥ \(2a\sqrt{2}\) ≥ 750mm; mặt cọc cách mép bệ ≥ 250mm
-
Câu 43:
Hãy cho biết cách tính tác dụng của xe tải thiết kế lên tường thân của mố chữ U bê tông cốt thép?
A. Tính theo tải trọng chất thêm ES với áp lực phân bố pi là áp lực của các tải trọng bánh xe truyền qua lớp áo đường phía sau mố.
B. Tính theo tải trọng chất thêm ES với các lực tập trung pi là các tải trọng của trục bánh xe đặt trên mặt đường sau mố.
C. Tính theo tải trọng chất thêm ES với hoạt tải tác dụng lớn nhất qs là áp lực phân bố lớn nhất của tải trọng trục thông qua lớp áo đường sau mố.
D. Tính theo hoạt tải chất thêm LS với chiều cao đất tương đương heq.
-
Câu 44:
Đường thủy nội địa được phân cấp theo
A. Kích thước sông/kênh
B. Kích thước tầu
C. Lượng hàng
D. Tầm quan trọng
-
Câu 45:
Chiều sâu chạy tầu trên luồng được tính từ
A. Mực nước 0 hải đồ đến cao độ đáy nạo vét
B. Mực nước 0 hải đồ đến cao độ đáy chạy tầu
C. Mực nước chạy tầu đến cao độ đáy nạo vét
D. Mực nước chạy tầu đến cao độ đáy chạy tầu
-
Câu 46:
Khoảng dừng của tầu có thể xác định sơ bộ từ
A. Chiều dài tầu thiết kế
B. Vận tốc tầu chạy trên luồng
C. Trọng tải tầu thiết kế
D. Công suất của máy tầu
-
Câu 47:
Công trình luồng hàng hải được phân thành:
A. 4 cấp và một cấp đặc biệt
B. 3 cấp và một cấp đặc biệt
C. 4 cấp
D. 3 cấp
-
Câu 48:
Chiều sâu nước trước bến được tính từ:
A. Mực nước 0 Hải đồ đến cao độ đáy bến
B. Mực nước 0 Hải đồ đến cao độ đáy chạy tàu
C. Mực nước thấp thiết kế đến cao độ đáy bến
D. Mực nước thấp thiết kế đến cao độ đáy chạy tàu
-
Câu 49:
Nguyên tắc xác định cấp công trình thủy lợi dựa vào?
A. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, đặc tính kỹ thuật của các công trình trong cụm công trình đầu mối
B. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, dung tích hồ chứa
C. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, chiều cao đập
D. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, diện tích tưới
-
Câu 50:
Lập Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình phải căn cứ vào?
A. Quy hoạch quản lý lưu vực sông và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng có liên quan đến dự án
B. Quy hoạch thủy lợi và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng có liên quan đến dự án
C. Quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng có liên quan đến dự án
D. Quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch môi trường của vùng có liên quan đến dự án