2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các thiết bị nào sau đây tiêu thụ nhiều công suất phản kháng nhất trong hệ thống điện
A. Động cơ điện
B. Máy biến áp lực
C. Đường dây tải điện
D. Tụ bù công suất phản kháng
-
Câu 2:
Ở điện áp nào, trạm biến áp có nối với đường dây trên không phải đặt chống sét van
A. 6kV trở lên
B. 10kV trở lên
C. 22kV trở lên
D. 35kV trở lên
-
Câu 3:
Phụ tải loại I được cấp điện từ:
A. Một nguồn lưới
B. Một đến hai nguồn lưới
C. Ít nhất hai nguồn cung cấp điện độc lập và một nguồn dự phòng tại chỗ
D. Một máy phát dự phòng
-
Câu 4:
Khoảng trống giữa các MBA có công suất từ 1MVA đến 10MVA đặt ngoài trời với nhau hoặc với các công trình (toà nhà v.v.) khác không được nhỏ hơn:
A. 2m
B. 3m
C. 4m
D. 5m
-
Câu 5:
Trong trạm biến áp, khoảng trống nhỏ nhất giữa phần mang điện với phần nối đất hoặc giữa các phần mang điện của các pha khác nhau với pha và pha với đất đối với các thanh dẫn cứng có điện áp danh định 10kV là:
A. 100mm (trong nhà) và 190mm (ngoài trời)
B. 110mm (trong nhà) và 200mm (ngoài trời)
C. 120mm (trong nhà) và 210mm (ngoài trời)
D. 130mm (trong nhà) và 220mm (ngoài trời)
-
Câu 6:
Trong trạm biến áp, khoảng trống nhỏ nhất giữa phần mang điện với phần nối đất hoặc giữa các phần mang điện của các pha khác nhau với pha và pha với đất đối với các thanh dẫn cứng có điện áp danh định 22kV là:
A. 200mm (trong nhà) và 310mm (ngoài trời)
B. 210mm (trong nhà) và 320mm (ngoài trời)
C. 220mm (trong nhà) và 330mm (ngoài trời)
D. 230mm (trong nhà) và 340mm (ngoài trời)
-
Câu 7:
Công suất đặt của phụ tải điện là gì:
A. Công suất lâu dài lớn nhất
B. Công suất ngắn hạn lớn nhất
C. Công suất trung bình của phụ tải
D. Tổng công suất định mức của các thiết bị dùng điện thuộc phụ tải
-
Câu 8:
Công suất tính toán của phụ tải là gì:
A. Công suất giả thiết, lâu dài, lớn nhất, gây hiệu quả phát nhiệt đối với dây dẫn bằng phụ tải thực
B. Công suất giả thiết, lâu dài, không đổi, gây hiệu quả phát nhiệt đối với dây dẫn bằng phụ tải thực
C. Công suất giả thiết, lâu dài, không đổi, gây hiệu quả phát nhiệt đối với dây dẫn hoặc phá hủy cách điện dây dẫn vì nhiệt bằng phụ tải thực
D. Công suất đặt
-
Câu 9:
Công suất định mức của động cơ điện:
A. Là công suất điện đầu vào động cơ khi điện áp động cơ là định mức
B. Là công suất cơ trên trục động cơ
C. Là công suất của động cơ khi mở máy động cơ
D. Là công suất đặt của động cơ
-
Câu 10:
Hệ số sử dụng lớn nhất của phụ tải là gì:
A. Tỷ số giữa công suất yêu cầu lớn nhất và công suất định mức của mỗi thiết bị dùng điện
B. Tỷ số giữa công suất trung bình và công suất định mức của mỗi thiết bị dùng điện
C. Tỷ số giữa công suất yêu cầu lớn nhất và công suất yêu cầu nhỏ nhất của mỗi thiết bị dùng điện
D. Tỷ số giữa công suất yêu cầu nhỏ nhất và công suất yêu cầu lớn nhất của mỗi thiết bị dùng điện
-
Câu 11:
Hệ số tải (Load factor) của phụ tải là gì?
A. Tỷ số giữa công suất yêu cầu lớn nhất và công suất định mức của mỗi thiết bị dùng điện
B. Tỷ số giữa công suất trung bình và công suất lớn nhất của mỗi thiết bị dùng điện
C. Tỷ số giữa công suất yêu cầu lớn nhất và công suất yêu cầu nhỏ nhất của mỗi thiết bị dùng điện
D. Tỷ số giữa công suất yêu cầu nhỏ nhất và công suất yêu cầu lớn nhất của mỗi thiết bị dùng điện
-
Câu 12:
Hệ số đồng thời của phụ tải là gì?
A. Tỷ số giữa công suất tính toán của nhóm thiết bị điện và tổng công suất yêu cầu của từng thiết bị trong nhóm
B. Tỷ số giữa tổng công suất lớn nhất của từng phụ tải trong nhóm và công suất lớn nhất của nhóm phụ tải
C. Tỷ số giữa công suất lớn nhất của nhóm phụ tải và tổng công suất định mức của nhóm phụ tải
D. Tỷ số giữa công suất trung bình của nhóm phụ tải và tổng công suất trung bình của từng phụ tải trong nhóm
-
Câu 13:
Hệ số công suất (cosPHI) tự nhiên của phụ tải
A. Hệ số công suất tức thời của phụ tải
B. Hệ số công suất trung bình của phụ tải
C. Hệ số công suất trung bình của phụ tải khi chưa thực hiện bù công suất phản kháng
D. Hệ số tải của phụ tải
-
Câu 14:
Phụ tải làm việc theo chế độ ngắn hạn lặp lại là
A. Phụ tải có thời gian làm việc lâu dài
B. Phụ tải có thời gian làm việc chưa đủ dài để nhiệt độ vật dẫn đạt đến trị số xác lập
C. Phụ tải làm việc ngắn hạn trong đó thời gian làm việc và thời gian nghỉ xen kẽ theo chu kỳ
D. Phụ tải lúc động cơ mở máy
-
Câu 15:
Những hộ tiêu thụ điện mà khi cung cấp điện bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến an ninh Quốc gia, ảnh hưởng đến các cơ quan trọng yếu của Nhà nước, gây nguy hiểm chết người, tổn thất nghiêm trọng về kinh tế hoặc theo nhu cầu cấp điện đặc biệt của khách hàng là:
A. Hộ loại I
B. Hộ loại II
C. Hộ loại III
D. Không phải các hộ trên đây
-
Câu 16:
Những hộ tiêu thụ điện mà khi cung cấp điện bị gián đoạn sẽ gây tổn thất lớn về kinh tế, rối loạn các quá trình công nghệ phức tạp, rối loạn hoạt động bình thường của thành phố là:
A. Hộ loại I
B. Hộ loại II
C. Hộ loại III
D. Không phải các hộ trên đây
-
Câu 17:
Thiết diện cáp điện được chọn theo khả năng tải phụ thuộc
A. Dòng điện lâu dài lớn nhất chạy trên đường dây cáp, phương pháp lắp đặt của đường cáp, nhiệt trở suất của đất và nhiệt độ môi trường
B. Dòng điện lớn nhất chạy trên đường dây cáp, phương pháp lắp đặt của đường cáp, nhiệt trở suất của đất và nhiệt độ môi trường
C. Dòng điện lâu dài lớn nhất chạy trên đường dây cáp, phương pháp lắp đặt của đường cáp, nhiệt độ môi trường
D. Dòng điện lâu dài lớn nhất chạy trên đường dây cáp, phương pháp lắp đặt của đường cáp, nhiệt trở suất của đất
-
Câu 18:
Khả năng tải của cáp điện không phụ thuộc
A. Nhiệt độ môi trường
B. Phương pháp lắp đặt ngầm hay nổi
C. Vật liệu làm lõi cáp
D. Công suất cắt của thiết bị bảo vệ cáp điện
-
Câu 19:
Tổn thất điện áp trên đường dây trung áp có một phụ tải cuối đường dây phụ thuộc vào
A. Tổng trở đường dây, điện áp vận hành của đường dây và công suất chạy trên đường dây
B. Điện trở đường dây, điện áp vận hành của đường dây và công suất chạy trên đường dây
C. Tổng trở đường dây, điện áp định mức đường dây và công suất chạy trên đường dây
D. Chiều dài đường dây, điện áp vận hành của đường dây và công suất chạy trên đường dây
-
Câu 20:
Tổn thất công suất tác dụng của đường dây trung áp có một phụ tải cuối đường dây phụ thuộc vào
A. Tổng trở đường dây, điện áp vận hành của đường dây và công suất chạy trên đường dây
B. Điện trở đường dây, điện áp vận hành của đường dây và công suất chạy trên đường dây
C. Tổng trở đường dây, điện áp định mức đường dây và công suất chạy trên đường dây
D. Chiều dài đường dây, điện áp vận hành của đường dây và công suất chạy trên đường dây
-
Câu 21:
Tổn thất không tải trong máy biến áp phân phối do
A. Hiện tượng từ trễ và dòng điện xoáy trong lõi thép máy biến áp
B. Điện trở dây quấn máy biến áp
C. Điện kháng dây quấn máy biến áp
D. Điện dung giữa dây quấn và vở máy biến áp
-
Câu 22:
Tổn thất có tải máy biến áp phụ thuộc
A. Phụ tải máy biến áp
B. Điện trở dây quấn máy biến áp
C. Dòng điện xoáy trong lõi thép máy biến áp
D. Phụ tải máy biến áp và điện trở dây quấn máy biến áp
-
Câu 23:
Công suất máy biến áp trong trạm biến áp được lựa chọn dựa trên
A. Công suất phụ tải lớn nhất của trạm biến áp, số lượng máy biến áp trong trạm, nhiệt độ môi trường trong vận hành.
B. Công suất phụ tải lâu dài lớn nhất của trạm biến áp, số lượng máy biến áp trong trạm, nhiệt độ môi trường trong vận hành.
C. Công suất phụ tải lâu dài lớn nhất của trạm biến áp, nhiệt độ môi trường trong vận hành.
D. Công suất phụ tải lâu dài lớn nhất của trạm biến áp, vị trí trạm biến áp, nhiệt độ môi trường trong vận hành.
-
Câu 24:
Vị trí trạm biến áp
A. Gần tâm phụ tải, thuận lợi cho lắp đặt và bảo dưỡng sửa chữa, dễ chống cháy.
B. Gần tâm phụ tải, thuận lợi cho lắp đặt và bảo dưỡng sửa chữa.
C. Thuận lợi cho lắp đặt và bảo dưỡng sửa chữa, dễ chống cháy.
D. Gần nguồn điện, thuận lợi cho lắp đặt và bảo dưỡng sửa chữa, dễ chống cháy.
-
Câu 25:
Điều kiện để hai máy biến áp được vận hành song song
A. Cùng công suất, cùng điện áp phía sơ cấp và thứ cấp, cùng điện áp ngắn mạch phần trăm.
B. Cùng điện áp phía sơ cấp và thứ cấp, cùng tổ đấu dây, cùng dòng điện không tải.
C. Cùng điện áp phía sơ cấp và thứ cấp, cùng tổ đấu dây, cùng điện áp ngắn mạch phần trăm.
D. Cùng công suất, cùng điện áp phía sơ cấp và thứ cấp, cùng tổ đấu dây.
-
Câu 26:
Tại trạm điện sử dụng sơ đồ một thanh góp, sẽ có phụ tải không mất điện nếu
A. Mất điện nhánh nguồn cấp vào thanh góp
B. Ngắn mạch thanh góp
C. Bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ thanh góp
D. Sửa máy cắt của một trong các mạch phụ tải
-
Câu 27:
Sơ đồ một thanh góp có phân đoạn tốt hơn sơ đồ một thanh góp ở chỗ nào
A. Sửa máy cắt trên các mạch điện thì phụ tải mạch đó không mất điện
B. Sửa thanh góp thì phụ tải nối vào phân đoạn thanh góp được sửa chữa không mất điện
C. Sửa thanh góp thì phụ tải nối vào phân đoạn thanh góp không sửa chữa sẽ không bị mất điện
D. Ngắn mạch thanh góp thì phụ tải nối vào phân đoạn thanh góp bị ngắn mạch không mất điện
-
Câu 28:
Trong sơ đồ hai thanh góp, phụ tải của một mạch sẽ mất điện duy trì nếu
A. Sửa chữa máy cắt trên mạch đó
B. Sửa chữa thanh góp mà mạch đó nối vào
C. Ngắn mạch thanh góp mà mạch đó nối vào
D. Sửa chữa máy cắt liên lạc giữa hai thanh góp
-
Câu 29:
Độ lệch điện áp cho phép đối với phụ tải
A. +/- 5% điện áp định mức
B. + 5% và -10% điện áp định mức
C. +/- 10% điện áp định mức
D. + 10% và -5% điện áp định mức
-
Câu 30:
Trong các sơ đồ phân phối điện sau, phụ tải trong sơ đồ nào không có khả năng mất điện
A. Hình tia
B. Liên thông
C. Mạch vòng
D. Mạch vòng kín vận hành hở
-
Câu 31:
Sơ đồ dẫn sâu là sơ đồ là sơ đồ
A. Sử dụng nhiều trạm biến áp trung gian
B. Sử dụng ít trạm biến áp trung gian
C. Đưa mạch điện áp cao vào sát vị trí phụ tải công suất lớn
D. Đưa mạch trung tính vào sát vị trí phụ tải công suất lớn
-
Câu 32:
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá:
A. 3 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp
B. 5 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp
C. 10 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp
D. 15 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp
-
Câu 33:
Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối có cấp điện áp trung và hạ áp không được vượt quá:
A. 3%
B. 5%
C. 6,5%
D. 10%
-
Câu 34:
Độ biến dạng điện áp sóng hài riêng lẻ tại mọi điểm đấu nối có cấp điện áp trung và hạ áp không được vượt quá:
A. 3%
B. 5%
C. 6,5%
D. 10%
-
Câu 35:
Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy ngắn hạn điện áp tại mọi điểm đấu nối trong lưới trung và hạ áp không được vượt quá:
A. 0,8
B. 0,9
C. 1
D. 1,2
-
Câu 36:
Điểm trung tính lưới 35kV được quy định là:
A. Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng
B. Nối đất trực tiếp (03 pha 03 dây) hoặc nối đất lặp lại (03 pha 04 dây)
C. Trung tính cách ly
D. Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại, nối đất trung tính kết hợp)
-
Câu 37:
Mô tả công nghệ hút chân không nền đất dưới sâu làm tăng tốc độ cố kết của nền đất yếu dùng tại Công trình Nhà máy điện Thái Bình?
A. Tạo lớp cát phủ bề mặt khu vực áp dụng công nghệ. Lớp này coi như lớp gia tải tĩnh.
B. Cắm bấc thấm để tạo hút nước thẳng đứng cho khu vực.
C. Tạo màng ngăn lớp cát trên khu vực với không khí.
D. Đây là quy trình mới nên cán bộ tư vấn giám sát phải biết và sử dụng thành thạo.
-
Câu 38:
Bê tông đầm lăn khác bê tông thường chỗ nào?
A. Trong bê tông đầm lăn có ít nước so với bê tông thông thường
B. Bê tông đầm lăn phải dùng phụ gia hạt mịn làm giảm nước mà vẫn giữ được độ linh động
C. Thi công bê tông đầm lăn phải có lực đầm lớn và lực nén chặt bê tông lớn nên phải dùng xe lu để đầm
D. Phải bảo đảm tất cả các tính chất nêu tại các phương án trên đây
-
Câu 39:
Những công tác thi công nào cần giám sát?
A. Chỉ những công tác quan trọng
B. Mọi công tác thi công đều phải giám sát
C. Những công việc sau này bị che khuất do vật liệu khác lấp phủ
D. Những công tác ảnh hưởng đến việc thi công tiếp theo
-
Câu 40:
Giám sát vào những thời gian nào?
A. Giám sát vào giờ hành chính
B. Giám sát vào ban đêm khi đổ bê tông
C. Khi nào trên công trường diễn ra các hoạt động xây dựng đều phải giám sát
D. Khi sắp nghiệm thu công tác xây dựng thì cần giám sát
-
Câu 41:
Kiểm tra sự chuẩn bị để thi công đất còn phải thêm những điều kiện gì?
A. Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hoà nước, cũng phải chú ý đến lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiện tượng mao dẫn
B. Tùy loại đất mà lớp đất bị mao dẫn có chiều cao: Cát thô, cát hạt trung và cát hạt nhỏ chiều cao mao dẫn là 0,5 m
C. Chiều cao mao dẫn là cát mịn và đất cát pha chiều cao mao dẫn là 1,5 m
D. Đất pha sét, đất sét và hoàng thổ chiều cao phải xác định tại hiện trường
-
Câu 42:
Giám sát và kiểm tra chất lượng cốt thép ứng lực trước khi thi công bê tông ứng lực trước cho sàn nhà cao tầng?
A. Thép sử dụng làm ứng lực trước phải có catalogue
B. Lớp vỏ bọc cáp phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định về tính chất cơ học, nhiệt độ
C. Việc cắt các thanh hay bó thép ứng lực trước, nhất thiết phải mài bằng máy mài có tốc độ cao
D. Chỉ dẫn phải ghi đầy đủ trong chỉ dẫn kỹ thuật
-
Câu 43:
Công tác giám sát trong thi công của quá trình thực hiện các dự án được hiểu thế nào?
A. Khi thi công nhà thầu có những điều làm chưa chuẩn mực nên cần giám sát để phát hiện kịp thời.
B. Cần giám sát để nhà thầu không bớt xén vật tư.
C. Cần giám sát để nhà thầu thực hiện dúng quy trình thi công.
D. Cần giám sát xem nhà thầu có thi công đúng tiến độ hay không.
-
Câu 44:
Tiêu chí để giám sát?
A. Giám sát thi công đúng thiết kế được phê duyệt, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng
B. Giám sát theo đúng ý kiến của bên thiết kế
C. Giám sát theo lệnh ghi trong giấy giao việc của chủ đầu tư
D. Giám sát theo hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài
-
Câu 45:
Có một tiêu chí để giám sát là trung thực, khách quan, không vụ lợi có đúng không?
A. Đúng là giám sát phải trung thực, khách quan, không vụ lợi
B. Giám sát phải theo ý muốn của chủ đầu tư, có lợi cho chủ đầu tư
C. Phải giám sát theo phương án rẻ nhất
D. Giám sát cẩn lựa theo lòng mong muốn của nhà thầu để họ hợp tác tốt với cán bộ giám sát
-
Câu 46:
Tiêu chuẩn chính dùng để hướng dẫn thi công và nghiệm thu công tác đất là tiêu chuẩn nào?
A. TCVN 4447:2012
B. TCVN 4447:1987
C. TCVN 9379: 2012
D. TCVN 9360: 2012
-
Câu 47:
Kiểm tra tài liệu cần có để giám sát chất lượng thi công đất bao gồm những tài liệu nào?
A. Thiết kế kỹ thuật công trình.
B. Thiết kế cơ sở của công trình.
C. Thiết kế lắp đặt thiết bị công trình.
D. Thiết kế biện pháp thi công đất.
-
Câu 48:
Trong thiết kế biện pháp thi công đất cần những lưu ý gì?
A. Không được thải bừa bãi nước bẩn, đất rác bẩn ra khu vực công trình đang thi công
B. Được thải một phần nước bẩn, đất rác bẩn ra công trường
C. Không được thải nước bẩn nhưng được thải chút ít đất rác bẩn
D. Không được thải đất rác bẩn nhưng có thể thải ít nước bẩn
-
Câu 49:
Trong thiết kế biện pháp thi công đất cần có mỏ đất làm gì?
A. Khi lượng đất đắp quá nhiều, phải trữ sẵn đất đắp
B. Trong trường hợp không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm vi công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc mỏ đất để chứa lượng đất dôi dư
C. Đất thải có thể san để tôn nền
D. Đất thải lấp những chỗ trũng được tính toán trước
-
Câu 50:
Kiểm tra đường để thi công đất có cần kiểm tra những thông số nào là chính?
A. Kiểm soát chất lượng lớp chịu tải của mặt đường
B. Chỉ cần hình thành con đường, quá trình sử dụng các lớp đất nền sẽ chặt dần
C. Chỉ cần lót một lớp đá hộc là đủ
D. Cần tuân theo chỉ dẫn kỹ thuật làm đường thi công đất