2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mạch ngừng thi công khi đổ bê tông cột nên đặt ở các vị trí sau:
A. Ở mặt trên của móng
B. Ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cầu trục
C. Ở mặt trên dầm cầu trục
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 2:
Kiểm tra độ sụt tại hiện trường của hỗn hợp bê tông thương phẩm được thực hiện như sau:
A. Kiểm tra trong mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông
B. Cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu để kiểm tra
C. Chỉ kiểm tra đối với xe bê tông đầu tiên
D. Kiểm tra ngẫu nhiên bất cứ lúc nào
-
Câu 3:
Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông khung và các kết cấu mỏng (cột, dầm, sàn…) được lấy như sau:
A. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, mỗi cấu kiện lấy một tổ mẫu.
B. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu.
C. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, một xe bê tông thương phẩm lấy một tổ mẫu.
D. Lấy ngẫu nhiên bất cứ khi nào có nghi ngờ.
-
Câu 4:
Cường độ bê tông sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi:
A. Tất cả các viên mẫu đều có cường độ không nhỏ hơn mác thiết kế.
B. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế.
C. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn 85% mác thiết kế.
D. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
-
Câu 5:
Khi nghiệm thu vật liệu đầu vào các loại vật liệu sau đây, bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy mới được phép đưa vào sử dụng trong công trình:
A. Kính dán nhiều lớp và kính an toàn nhiều lớp.
B. Xi măng.
C. Cửa nhôm, cửa gỗ.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
-
Câu 6:
Bê tông móng mới thi công được phép ngập nước ngầm vào hố móng trong trường hợp sau:
A. Không được phép ngập nước ngầm, bắt buộc phải bơm ra.
B. Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 30% cường độ thiết kế.
C. Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 70% cường độ thiết kế.
D. Luôn được phép ngập trong nước ngầm.
-
Câu 7:
Khi kiểm tra biện pháp thi công cọc của nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát nên lưu ý làm rõ các điều sau:
A. Dự kiến sự cố và cách xử lý.
B. Kế hoạch tài chính thi công cọc của nhà thầu.
C. Dự toán thi công của nhà thầu.
D. Khả năng đáp ứng công việc của Ban chỉ huy công trường.
-
Câu 8:
Chỉ bắt đầu được hàn nối các đoạn cọc khi đáp ứng yêu cầu sau:
A. Kích thước bản mã đúng thiết kế
B. Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc nhau
C. Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nổi phải tiếp xúc khít nhau
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 9:
Kiểm tra vật liệu cọc bê tông cốt thép tại nơi sản xuất bao gồm các khâu sau:
A. Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ
B. Các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm, cấp phối bê tông, đường kính cốt thép, bước cốt đai
C. Lưới thép tăng cường, vành thép bó đầu cọc, và các mối hàn
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 10:
Kiểm tra nghiệm thu thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:
A. Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định
B. Lực ép của thiết bị đảm bảo không gây ra lực ngang lên cọc
C. Chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực và có bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan thẩm quyền cấp
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 11:
Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định, thì tư vấn giám sát cần yêu cầu:
A. Nhà thầu kiểm tra lại quy trình đóng cọc
B. Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm PDA, báo thiết kế xử lý
C. Tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và đã xác định nguyên nhân
D. Thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu như trên
-
Câu 12:
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn các điều kiện sau:
A. Chiều dài cọc đã ép vào đất không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax (Lmin và Lmax là chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất do thiết kế quy định)
B. Lực ép trước khi dừng trong khoảng từ Pmin và Pmax (Pmin và Pmax là lực ép nhỏ nhất và lớn nhất do thiết kế quy định)
C. Phải đồng thời thoả mãn 2 điều kiện trên
D. Chỉ cần thoả mãn một trong hai điều kiện trên
-
Câu 13:
Các nhóm vật liệu sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng trong công trình bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
A. Kính xây dựng
B. Gạch, đá ốp lát
C. Cửa sổ, cửa đi
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 14:
Kiểm tra nghiệm thu lớp nền trước khi thực hiện công tác lát cần đảm bảo yêu cầu:
A. Mặt lớp nền phải sạch, phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết
B. Cao độ phù hợp với vật liệu lát phủ bên trên. Độ dốc lớp nền theo yêu cầu kỹ thuật
C. Các bộ phận bị che khuất (chi tiết chôn sẵn, chống thấm, hệ thống kỹ thuật...) phải được nghiệm thu
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Kiểm tra giám sát gắn các mốc cao độ lát chuẩn đối với phòng có diện tích lớn như sau:
A. Có ít nhất 4 mốc tại 4 góc phòng
B. Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3m
C. Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 4m
D. Không cần gắn mốc, chỉ cần dùng dây căng hoặc thước ni vô kiểm tra thường xuyên
-
Câu 16:
Kiểm tra công tác bảo dưỡng mặt lát ở ngoài trời, có vật liệu gắn kết là vữa, được yêu cầu như sau:
A. Khi thời tiết nắng nóng: Tưới nước giữ ẩm trong 5 ngày
B. Phủ lên mặt lát vật liệu chống ẩm từ 1 đến 3 ngày
C. Phải có biện pháp che nắng và mưa xối trong 1 đến 3 ngày
D. Không cần bảo dưỡng
-
Câu 17:
Khi kiểm tra độ đặc chắc và độ bám dính của vật liệu gạch lát, vật liệu láng với lớp nền, nếu đạt yêu cầu như sau sẽ được nghiệm thu:
A. Khi đi thử lên trên, mặt lát hay láng không rung, không có tiếng kêu
B. Không có biểu hiện trượt
C. Mặt lát không bị phồng
D. Dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, tiếng gõ phải chắc đều ở mọi điểm, không có tiếng bộp
-
Câu 18:
Kiểm tra nghiệm thu chất lượng trát bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:
A. Độ phẳng mặt trát
B. Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát
C. Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế
D. Tất cả các chỉ tiêu trên
-
Câu 19:
Kiểm tra chỉ tiêu độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát bằng cách sau:
A. Gõ nhẹ lên mặt trát, tất cả những chỗ bộp phải phá ra làm lại.
B. Quan sát bằng mắt thường, mặt trát không có vết rạn chân chim, vữa chảy, vết hằn dụng cụ trát...
C. Sử dụng thiết bị chuyên ngành để thí nghiệm kiểm tra.
D. Kiểm tra theo trình tự thi công, không cần kiểm tra sau khi đã thi công hoàn thành.
-
Câu 20:
Kiểm tra công tác lắp dựng giàn giáo, ván khuôn để xây tường theo yêu cầu sau:
A. Không dùng loại giàn giáo chống, dựa vào tường đang xây
B. Không bắc ván lên tường mới xây
C. Giàn giáo phải cách tường đang xây ít nhất 5cm
D. Tất cả các yêu cầu trên
-
Câu 21:
Kiểm tra giám sát khối xây gạch phải đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật thi công như sau:
A. Đúng khối lượng được duyệt
B. Đúng tiến độ thi công được duyệt
C. Ngang - bằng; Đứng – thẳng; Góc – vuông; Mạch không trùng; Thành một khối đặc chắc
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 22:
Các hàng gạch đặt ngang trong khối xây phải đảm bảo yêu cầu sau:
A. Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng)
B. Xây ở cao trình đỉnh cột, tường
C. Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (gờ, mái đua…)
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 23:
Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá, phải kiểm tra một trong những việc sau:
A. Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch ngang
B. Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn
C. Tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được sử dụng
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 24:
Mật độ kiểm tra độ chặt của mỗi lớp đất đắp sau khi đầm nén xong được quy định như thế nào?
A. Tối thiểu 3 vị trí trên 1000 m2
B. Tối thiểu 2 vị trí trên 1000 m2
C. Tối thiểu 2 vị trí trên 1500 m2
D. Tối thiểu 3 vị trí trên 1500 m2
-
Câu 25:
Khi nghiệm thu độ bằng phẳng của mặt trên cùng nền đường ô tô cấp III sau khi thi công (cả với nền đào và nền đắp) bằng thước dài 3 m, phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm
B. 70% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 7 mm, còn lại không vượt quá 15 mm
C. 70% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm, còn lại không vượt quá 20 mm
D. 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 20 mm
-
Câu 26:
Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công đối với đường cao tốc, cấp I, II và III, sai số cho phép của vị trí trục tim tuyến đường là bao nhiêu?
A. Không quá 30 mm
B. Không quá 50 mm
C. Không quá 70 mm
D. Không quá 100 mm
-
Câu 27:
Nhiệt độ tối thiểu cho phép đổ hỗn hợp bê tông nhựa nóng từ xe ô tô vào phễu của máy rải là bao nhiêu?
A. 110°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70
B. 120°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70
C. 125°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70
D. 130°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70
-
Câu 28:
Điều kiện thời tiết nào dưới đây xảy ra thì không được phép thi công hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng?
A. Nhiệt độ không khí lớn hơn 15°C
B. Trời mưa
C. Nhiệt độ không khí thấp hơn 15°C
D. Cả hai trường hợp B và C
-
Câu 29:
Phương pháp nào dưới đây được dùng để xác định hàm lượng nhựa tối ưu của hỗn hợp bê tông nhựa chặt được sử dụng ở Việt Nam?
A. Phương pháp Marshall
B. Phương pháp Superpave
C. Phương pháp Hveen
D. Tất cả các phương pháp trên
-
Câu 30:
Chỉ tiêu nào dưới đây không dùng để đánh chất lượng của nhựa đường đặc 60/70?
A. Độ kim lún ở 25°C
B. Độ ổn định lưu trữ 24h
C. Điểm hóa mềm (dụng cụ vòng và bi)
D. Độ kéo dài ở 25°C
-
Câu 31:
Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra phục vụ cho công tác nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bê tông nhựa?
A. Phương pháp dùng thước 3 m
B. Phương pháp sử dụng thiết bị đo IRI
C. Cả hai phương pháp A và B
D. Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ xóc tích lũy
-
Câu 32:
Không được phép thi công mặt đường bê tông xi măng trong các điều kiện nào dưới đây?
A. Mưa tại hiện trường
B. Tốc độ gió ≥ 10,8 m/s (cấp 6 trở lên)
C. Nhiệt độ không khí ở hiện trường thi công < 40°C
D. Cả A và B
-
Câu 33:
Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra độ bằng phẳng của mặt đường bê tông xi măng phục vụ cho việc nghiệm thu?
A. Phương pháp sử dụng thiết bị phân tích trắc dọc APL
B. Phương pháp sử dụng thiết bị đo IRI
C. Phương pháp sử dụng thiết bị đo mặt cắt kiểu không tiếp xúc
D. Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ xóc tích lũy
-
Câu 34:
Trong thi công móng cọc đóng bằng búa hơi hoặc búa diezen, nếu đóng cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà cọc không xuống được hoặc độ chối rất nhỏ. Cách giải quyết thế nào?
A. Thay búa nặng hơn và đóng tiếp
B. Thay búa rung để rung hạ cọc
C. Ngừng đóng, cắt cọc
D. Kiểm tra lại độ chối lý thuyết, nghỉ một thời gian sau đó đóng tiếp rồi mới quyết định
-
Câu 35:
Khi đổ bê tông cọc khoan nhồi trong hố khoan có nước hoặc dung dịch betonite, việc đổ bê tông sẽ thực hiện theo cách nào?
A. Đổ liên tục cho đến khi kết thúc
B. Chia thành các đợt đổ, thời gian mỗi đợt giới hạn trong 4 giờ
C. Chia thành các đợt đổ, thời gian nghỉ giữa mỗi đợt không ít hơn 4 giờ
D. Cả 3 cách làm trên đều được
-
Câu 36:
Để xây dựng đài cọc có đỉnh đài nằm thấp hơn mực nước thi công. Nhà thầu đã làm vòng vây ngăn nước, nhưng hút nước trong vòng vây không cạn. Khi đó cần phải làm gì?
A. Đổ bê tông đài cọc trong nước bằng phương pháp dùng ống rút thẳng đứng
B. Đổ bê tông đài cọc trong nước bằng phương pháp vữa dâng
C. Đổ bê tông trong nước để bịt đáy vòng vây, hút cạn nước rồi thi công đài cọc
D. Có thể làm theo một trong ba cách trên
-
Câu 37:
Thử tải giàn giáo trong xây dựng cầu nhằm mục đích gì?
A. Kiểm tra độ bền các bộ phận của giàn giáo
B. Kiểm tra độ cứng của giàn giáo
C. Khử các biến dạng không đàn hồi của giàn giáo và biến dạng dư của nền móng giàn giáo
D. Cả 3 mục đích trên
-
Câu 38:
Khi cẩu lắp cấu kiện dầm cầu đúc sẵn bằng BTCT hoặc khi căng cốt thép trong kết cấu BTCT dự ứng lực trước căng sau, yêu cầu cường độ bê tông đạt bao nhiêu?
A. ≥ 70% R28
B. ≥ 80% R28
C. ≥ 90% R28
D. Tùy theo quy định của thiết kế
-
Câu 39:
Khi chế tạo dầm cầu BTCT dự ứng lực theo công nghệ căng sau, việc căng các bó theo cách nào sau đây là đúng?
A. Căng đồng thời tất cả các bó
B. Căng từng bó theo thứ tự đã được tính toán trước của tư vấn thiết kế
C. Căng từng bó theo thứ tự bất kì
D. Có thể áp dụng một trong ba cách trên
-
Câu 40:
Cảng nào trong số sau đây chưa đủ điều kiện để được xác định là một cảng biển:
A. Được xây dựng ở vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều
B. Được xây dựng ở vùng cửa sông, ven biển
C. Được xây dựng trên sông nằm sâu trong nội địa, nhưng có khả năng tiếp nhận tàu biển
D. Được xây dựng trên sông, có khả năng tiếp nhận cả tàu sông và tàu biển
-
Câu 41:
Khi nhận bàn giao mặt bằng xây dựng công trình cảng, phải tiến hành bàn giao mốc tọa độ và cao độ giữa các bên:
A. Chủ đầu tư bàn giao mốc cho Nhà thầu thi công với sự có mặt của Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế
B. Tư vấn giám sát bàn giao mốc cho Nhà thầu thi công với sự có mặt của Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế
C. Tư vấn thiết kế bàn giao mốc cho Nhà thầu thi công với sự có mặt của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát
D. Tư vấn thiết kế giao mốc cho Chủ đầu tư với sự có mặt của Tư vấn giám sát và Nhà thầu thi công
-
Câu 42:
Khi nào cần phải tiến hành quan trắc biến dạng (lún, chuyển dịch ngang) trong thi công các công trình thuỷ:
A. Khi công trình có sự cố
B. Khi có quy định trong thiết kế được duyệt
C. Tư vấn giám sát yêu cầu
D. Trong toàn bộ quá trình xây dựng
-
Câu 43:
Thi công nạo vét luồng tàu và khu nước cảng không thể thực hiện được bằng công nghệ/thiết bị sau:
A. Máy xúc gầu dây đặt trên sà lan
B. Máy xúc gầu nghịch đặt trên sà lan
C. Tàu xén thổi
D. Tàu hút bụng
-
Câu 44:
Phương pháp thi công móng cọc nào không thể áp dụng khi xây dựng công trình bến dạng cầu tàu:
A. Thi công bằng phương pháp đóng
B. Thi công bằng phương pháp khoan nhồi
C. Thi công bằng phương pháp ép
D. Thi công bằng phương pháp rung
-
Câu 45:
Phương pháp thi công móng cọc khoan phù hợp khi xây dựng công trình bến dạng cầu tàu:
A. Khoan lỗ vào nền đất và đóng cọc vào nền qua lỗ khoan
B. Khoan lỗ vào nền đất và đổ bê tông dưới nước tạo thành cọc
C. Đóng ống vách thép vào nền đất, khoan đất bên trong và đổ bê tông dưới nước
D. Bất kỳ phương pháp nào nêu trên
-
Câu 46:
Trình tự các bước thi công chính đối với công trình bến dạng cầu tàu thông thường được thực hiện theo thứ tự như sau:
A. (1) Nạo vét, (2) San lấp bãi và sử lý nền (nếu có), (3) Đóng cọc; (4) Đổ đá mái dốc gầm bến, (5) Thi công kết cấu trên, (6) Thi công tường chắn hoặc kè bờ; (7) Thi công bãi sau bến và hệ thống kỹ thuật.
B. (1) Đóng cọc; (2) San lấp bãi và sử lý nền (nếu có); (3) Nạo vét; (4) Đổ đá mái dốc gầm bến, (5) Thi công kết cấu trên, (6) Thi công tường chắn hoặc kè bờ; (7) Thi công bãi sau bến và hệ thống kỹ thuật.
C. (1) Nạo vét, (2) San lấp bãi và sử lý nền (nếu có), (3) Đổ đá mái dốc gầm bến; (4) Đóng cọc; (5) Thi công kết cấu trên, (6) Thi công tường chắn hoặc kè bờ; (7) Thi công bãi sau bến và hệ thống kỹ thuật.
D. Bất kỳ một trong 3 phương án nêu trên.
-
Câu 47:
Điều kiện địa chất công trình nào sau đây có thể áp dụng giải pháp kết cấu trọng lực dạng thùng chìm BTCT khối lớn để xây dựng công trình bến.
A. Nền đất sét ở trạng thái nửa cứng đến cứng.
B. Nền đá gốc.
C. Nền cát chặt, cuội sỏi.
D. Bất kỳ một trong 3 phương án nêu trên.
-
Câu 48:
Địa điểm để thi công đúc thùng chìm BTCT khối lớn phải được lựa chọn ở đâu trong các trường hợp sau:
A. Trong ụ khô
B. Trên ụ nổi
C. Trên bãi gần mép nước, sau đó hạ thủy bằng đường trượt
D. Một trong 3 phương án trên
-
Câu 49:
Quá trình thi công đổ bê tông thùng chìm BTCT khối lớn phải thực hiện theo yêu cầu như sau:
A. Đổ bê tông liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi xong toàn bộ kết cấu thùng chìm
B. Đổ bê tông phần đáy trước, sau đó lần lượt đến vách chính và vách ngăn
C. Đổ bê tông từng bộ phận kết cấu theo chiều cao của thùng chìm
D. Một trong 3 phương án trên
-
Câu 50:
Mực nước phù hợp để hạ thủy thùng chìm:
A. Mực nước khi triều cao
B. Mực nước khi triều thấp
C. Mực nước khi triều trung bình
D. Một trong 3 phương án trên