2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời điểm kiểm tra cường độ chịu nén và cường độ chịu ép chẻ của vật liệu cấp phối đá dăm gia cố xi măng được quy định như thế nào
A. Sau 7 ngày tuổi
B. Sau 14 ngày tuổ
C. Sau 21 ngày tuổi
D. Sau 28 ngày tuổi
-
Câu 2:
Dung sai cho phép của hàm lượng nhựa đường (% theo tổng khối lượng hỗn hợp) so với công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa được quy định như thế nào
A. ± 0,2 %
B. ± 0,3 %
C. ± 0,4 %
D. ± 0,5 %
-
Câu 3:
Độ ổn định Marshall của mẫu khoan ở hiện trường so với độ ổn định Marshall của mẫu đúc trong phòng thí nghiệm từ hỗn hợp lấy ở trạm ở lý trình tương ứng được quy định như thế nào.
A. ≥ 65 %
B. ≥ 75 %
C. ≥ 85 %
D. ≥ 95 %
-
Câu 4:
Sai số về độ dốc ngang của lớp mặt trên bê tông nhựa rải nóng được quy định như thế nào.
A. ± 0,25 % trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo
B. ± 0,35 % trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo
C. ± 0,45 % trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo
D. ± 0,55 % trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo
-
Câu 5:
Trong thí nghiệm đánh giá sức chịu tải CBR của vật liệu, thời gian ngâm mẫu trong nước thường được quy định là bao nhiêu giờ
A. 76 giờ
B. 86 giờ
C. 96 giờ
D. 106 giờ
-
Câu 6:
Những nội dung nào sau đây cần phải kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu một đoạn nền đường
A. Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công
B. Kiểm tra các yếu tố hình học của nền đường
C. Kiểm tra chất lượng công tác gia cố mái taluy nền đường
D. Tất cả các nội dung trên
-
Câu 7:
Độ chặt đầm nén yêu cầu với nền đường trong phạm vi 30 cm tính từ đáy kết cấu áo đường trở xuống của đường cấp I đến cấp IV là bao nhiêu.
A. ≥ 0,93
B. ≥ 0,95
C. ≥ 0,98
D. ≥ 1,0
-
Câu 8:
Độ chặt đầm nén yêu cầu với nền đường trong phạm vi 30 cm tính từ đáy kết cấu áo đường trở xuống của đường cấp V đến cấp VI là bao nhiêu.
A. ≥ 0,93
B. ≥ 0,95
C. ≥ 0,98
D. ≥ 1,0
-
Câu 9:
Cần phải kiểm tra nội dung nào đưới đây để phục vụ cho công tác nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm
A. Kích thước hình học (cao độ, độ dốc ngang, chiều rộng, chiều dày)
B. Độ bằng phẳng
C. Độ chặt lu lèn
D. Tất cả các nội dung trên
-
Câu 10:
Chỉ tiêu nào sau đây thường được dùng để đánh giá chất lượng của hỗn hợp cấp phối đá dăm khi xem xét chấp nhận nguồn cung cấp vật liệu
A. Độ hào mòn Los-Angeles của cốt liệu
B. Hàm lượng hạt thoi dẹt
C. Độ ẩm
D. Cả chỉ tiêu A và B
-
Câu 11:
Để kiểm tra độ chặt lu lèn của lớp cấp phối đá dăm ở hiện trường thường dùng phương pháp nào dưới đây.
A. Phương pháp đồng vị phóng xạ
B. Phương pháp dùng phễu rót cát
C. Phương pháp dao đai đốt cồn
D. Phương pháp dùng phao Covaliep
-
Câu 12:
Các chỉ tiêu nào dưới đây cần phải kiểm tra để nghiệm thu lớp móng cấp phối thiên nhiên
A. Kích thước hình học
B. Độ bằng phẳng
C. Độ chặt đầm nén
D. Tất cả các chỉ tiêu trên
-
Câu 13:
Độ chặt lu lèn của lớp cấp phối thiên nhiên khi làm lớp móng cho mặt đường cấp cao A1, A2 được quy định như thế nào.
A. ≥ 0,93
B. ≥ 0,95
C. ≥ 0,98
D. ≥ 1,0
-
Câu 14:
Phương pháp nào dưới đây thích hợp để xác định độ chặt lu lèn của lớp cấp phối thiên nhiên khi làm lớp móng hoặc mặt đường ô tô
A. Phương pháp phễu rót cát
B. Phương pháp dao đai đốt cồn
C. Phương pháp phao Covaliep
D. Cả ba phương pháp trên
-
Câu 15:
Chỉ tiêu nào dưới đây cần kiểm tra để đánh giá chất lượng của lớp móng cấp phối gia cố xi măng
A. Độ chặt sau khi lu lèn
B. Cường độ chịu nén
C. Cường độ ép chẻ
D. Tất cả các chỉ tiêu trên
-
Câu 16:
Chỉ tiêu nào dưới đây không được dùng để nghiệm thu lớp kết cấu áo đường đá dăm nước
A. Độ bằng phẳng
B. Chiều dày
C. Độ chặt xác định bằng phương pháp rót cát
D. Độ dốc ngang
-
Câu 17:
Phương pháp nào sau đây phù hợp để kiểm tra chất lượng lu lèn lớp kết cấu đá dăm nước
A. Xác định độ chặt bằng phương pháp rót cát
B. Xác định độ chặt bằng phương pháp pháp Covaliep
C. Xác định độ chặt bằng phương pháp dao đai đốt cồn
D. Quan sát bề mặt đường khi cho lu bánh sắt 10 -12 tấn đi qua
-
Câu 18:
Độ rỗng dư của bê tông nhựa chặt (BTNC) được quy định như thế nào
A. Từ 2% đến 5%
B. Từ 3% đến 8%
C. Từ 3% đến 6%
D. Từ 3% đến 5%
-
Câu 19:
Nhiệt độ trộn mẫu Marshall với nhựa đường đặc 60/70 được quy định như thế nào
A. 140 ÷ 145°C
B. 145 ÷ 150°C
C. 150 ÷ 155°C
D. 155 ÷ 160°C
-
Câu 20:
Nhiệt độ đầm tạo mẫu Marshall với nhựa đường đặc 60/70 được quy định như thế nào
A. 140 ÷ 145°C
B. 145 ÷ 150°C
C. 150 ÷ 155°C
D. 155 ÷ 160°C
-
Câu 21:
Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra phục vụ cho công tác nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bê tông nhựa
A. Phương pháp dùng thước 3 m
B. Phương pháp sử dụng thiết bị đo IRI
C. Cả hai phương pháp A và B
D. Phương pháp sử dụng máy thủy bình
-
Câu 22:
Ở Việt Nam, thường sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra phục vụ cho công tác nghiệm thu độ nhám của mặt đường bê tông nhựa
A. Phương pháp sử dụng con lắc Anh
B. Phương pháp rắc cát
C. Phương pháp rót cát
D. Phương pháp đo cự li hãm xe
-
Câu 23:
Phương pháp nào dưới đây phù hợp để xác định độ chặt lu lèn của lớp mặt đường bê tông nhựa.
A. Đem so sánh khối lượng thể tích thể tích của mẫu khoan ở hiện trường và mẫu đúc trong phòng thí nghiệm từ hỗn hợp lấy ở trạm ở lý trình tương ứng
B. Phương pháp dùng phễu rót cát
C. Phương pháp dao đai đốt cồn
D. Phương pháp dùng phao Covaliep
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây cần phải kiểm tra khi nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa
A. Kích thước hình học (bề rộng, độ dốc ngang, chiều dày và cao độ)
B. Độ bằng phẳng và độ nhám mặt đường
C. Độ chặt lu lèn
D. Tất cả các nội dung trên
-
Câu 25:
Độ chặt lu lèn yêu cầu của lớp bê tông nhựa rải nóng được quy định như thế nào.
A. ≥ 0,93
B. ≥ 0,95
C. ≥ 0,98
D. ≥ 1,0
-
Câu 26:
Số chày đầm trên mỗi mặt mẫu khi đầm tạo mẫu bằng phương pháp Marshall cho hỗn hợp bê tông nhựa chặt 12,5 ( BTNC 12,5) được quy định như thế nào.
A. 50 chày
B. 60 chày
C. 70 chày
D. 75 chày
-
Câu 27:
Chỉ tiêu nào sau đây không sử dụng để nghiệm thu lớp mặt đường láng nhựa
A. Chiều dày
B. Chiều rộng
C. Độ dốc ngang
D. Độ bằng phẳng
-
Câu 28:
Sau khi thi công xong lớp láng nhựa nóng bao nhiêu ngày thí có thể tiến hành kiểm tra để nghiệm thu
A. Ngay sau khi thi công xong
B. Sau 5 đến 10 ngày
C. Sau 10 đến 15 ngày
D. Sau 15 đến 20 ngày
-
Câu 29:
Sau khi thi công xong lớp đá dăm thấm nhập nhựa nóng bao nhiêu ngày thì có thể tiến hành kiểm tra để nghiệm thu.
A. Ngay sau khi thi công song
B. Sau 5 ngày
C. Sau 10 ngày
D. Sau 15 ngày
-
Câu 30:
Chỉ tiêu nào sau đây không dùng để kiểm tra, nghiệm thu lớp mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa nóng.
A. Độ bằng phẳng
B. Chiều dày
C. Độ chặt xác định bằng phương pháp rót cát
D. Chiều rộng
-
Câu 31:
Kiểm tra lượng nhựa đường phun tưới trên mặt đường khi thi công bằng cách nào:
A. Quan sát bằng mắt để đánh giá
B. Kiểm tra bằng cách rải tấm cứng trên đường trước khi phun tưới nhựa qua
C. Kiểm tra khối lượng nhựa đường sử dụng tương ứng với diện tích đã tưới
D. Kết hợp các cách trên để kiểm tra
-
Câu 32:
Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra độ bằng phẳng của mặt đường bê tông xi măng phục vụ cho việc nghiệm thu
A. Phương pháp sử dụng thiết bị phân tích trắc dọc APL
B. Phương pháp sử dụng thiết bị đo IRI
C. Phương pháp sử dụng thiết bị đo mặt cắt kiểu không tiếp xúc
D. Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ xóc tích lũy
-
Câu 33:
Để đánh giá chất lượng của mặt đường bê tông xi măng khi nghiệm thu, chỉ tiêu nào sau đây được sử dụng
A. Cường độ nén của bê tông xi măng
B. Cường độ kéo khi uốn của bê tông xi măng
C. Độ mài mòn, cường độ chịu nén của đá gốc
D. Độ mài mòn của bê tông xi măng
-
Câu 34:
Phương pháp nào dưới đây thường được sử dụng để xác định mô đun đàn hồi của đất nền đường ở hiện trường
A. Phương pháp dùng tấm ép cứng
B. Phương pháp dùng cần đo võng Benkelman
C. Phương pháp dùng dùng thiết bị đo độ võng FWD
D. Phương pháp dùng chùy xuyên động DCP
-
Câu 35:
Trong quá trình thi công ấn bấc thấm, với mỗi lần ấn bấc thấm cần phải kiểm tra nội dung nào sau đây:
A. Vị trí và phương thẳng đứng của bấc thấm
B. Chiều dài bấc thấm
C. Phần bấc thấm thừa ra trên mặt tầng đệm cát
D. Tất cả các nội dung trên
-
Câu 36:
Khi kiểm tra độ cứng Brinell của ray, thì độ cứng ban đầu đo ở đường trung tâm mặt lăn của ray, cách đầu ray tối thiểu một đoạn là bao nhiêu?
A. 30 cm
B. 50 cm
C. 70 cm
D. 100 cm
-
Câu 37:
Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm ray hộ bánh thì khe hở giữa củ đậu ghi và bụng ray là:
A. Đối với cả 2 khổ đường ≤ 1,5 mm
B. Đối với cả 2 khổ đường ≤ 2 mm
C. Đối với cả 2 khổ đường ≤ 2,5 mm
D. Đối với khổ 1435mm ≤ 1,5 mm, đối với khổ 1000 mm ≤ 2,5 mm
-
Câu 38:
Công tác kiểm định chất lượng đường sắt không khe nối với nội dung kiểm tra ray cong cục bộ khi đo đường tên bằng thước 1m là:
A. Đối với khổ 1435mm là ≤ 0,5 mm, đối với khổ 1000 mm là ≤ 1 mm
B. Đối với cả 2 khổ đường là ≤ 0,5 mm
C. Đối với cả 2 khổ đường là ≤ 1 mm
D. Đối với cả 2 khổ đường là ≤ 1,5 mm
-
Câu 39:
Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm lưỡi ghi thì khe hở giữa hai má tác dụng ở gót lưỡi ghi:
A. Đối với cả 2 khổ đường là ≤ 1 mm
B. Đối với cả 2 khổ đường là ≤ 2 mm
C. Đối với cả 2 khổ đường là ≤ 3 mm
D. Đối với khổ 1435 mm là ≤ 1 mm, đối với khổ 1000mm là ≤ 2 mm
-
Câu 40:
Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm lưỡi ghi thì độ áp sát của má củ đậu vào cằm ray và đế ray:
A. ≤ 0,5 mm đối với cả 2 khổ đường
B. ≤ 1 mm đối với cả 2 khổ đường
C. ≤ 1,5 mm đối với cả 2 khổ đường
D. ≤ 0,5 mm đối với khổ 1435mm, ≤ 1 mm đối với khổ 1000mm
-
Câu 41:
Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm lưỡi ghi thì lấy các mặt cắt ở điểm thay đổi độ dốc đỉnh ray lưỡi ghi làm chuẩn dùng thước để kiểm đường tên không vượt quá?
A. ≤ 0,5 mm đối với cả 2 khổ đường
B. ≤ 1mm đối với cả 2 khổ đường
C. ≤ 1,5mm đối với cả 2 khổ đường
D. ≤ 0,5mm đối với khổ 1435mm, ≤ 1mm đối với khổ 1000mm
-
Câu 42:
Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm lưỡi ghi thì khe hở giữa củ đậu và bụng ray là:
A. ≤ 1,5 mm đối với cả 2 khổ đường
B. ≤ 2 mm đối với cả 2 khổ đường
C. ≤ 2,5mm đối với cả 2 khổ đường
D. ≤ 1,5mm đối với khổ 1435mm, ≤ 2 mm đối với khổ 1000mm
-
Câu 43:
Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm tâm ghi thì chênh lệch giữa độ cao ray cánh và ray giữa có dung sai cho phép là:
A. ≤ 1,5 mm đối với cả 2 khổ đường
B. ≤ 2 mm đối với cả 2 khổ đường
C. ≤ 2,5 mm đối với cả 2 khổ đường
D. ≤ 1,5mm đối với khổ 1435mm, ≤ 2mm đối với khổ 1000mm
-
Câu 44:
Khi kiểm định cầu đường sắt, công tác tổ chức đoàn hoạt tải dành riêng để thử tải thì mỗi sơ đồ hoạt tải đứng yên ở trên cầu được thực hiện ít nhất bao nhiêu lần?
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 5 lần
-
Câu 45:
Khi kiểm định cầu đường sắt, công tác tổ chức đoàn hoạt tải dành riêng để thử tải thì mỗi tốc độ qua cầu chỉ cần thực hiện bao nhiêu lần để phục vụ cho việc đo động?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
-
Câu 46:
Trong công tác kiểm định chất lượng của tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực, khi thử nghiệm động tại vị trí đặt ray với thử nghiệm thẩm tra thiết kế (sơ đồ như hình dưới) thì chu kỳ tải trọng là:
A. Sau 5000 chu kỳ, hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt ở mỗi lượt tăng tải
B. Sau 10000 chu kỳ, hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt ở mỗi lượt tăng tải
C. Sau 12000 chu kỳ, hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt ở mỗi lượt tăng tải
D. Sau 15000 chu kỳ, hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt ở mỗi lượt tăng tải
-
Câu 47:
Công tác kiểm định chất lượng của tà vẹt ray, khi thử nghiệm độ bền mỏi tại vị trí đặt ray (sơ đồ như hình dưới) thì chu kỳ tải trọng là:
A. Sau 2.106 chu kỳ hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt khi bỏ tải (nếu có)
B. Sau 2.105 chu kỳ hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt khi bỏ tải (nếu có)
C. Sau 2.104 chu kỳ hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt khi bỏ tải (nếu có)
D. Sau 2.103 chu kỳ hạ tải về 0, đo độ mở rộng vết nứt khi bỏ tải (nếu có)
-
Câu 48:
Khi kiểm định chất đối với cầu đường sắt, thì độ lệch của tim đường và tim cầu không vượt quá:
A. 50 mm
B. 100 mm
C. 150 mm
D. 200 mm
-
Câu 49:
Khi kiểm định chất lượng đường sắt không mối nối, nội dung kiểm tra lượng chuyển vị đường tại khu vực co giãn được quan sát 5 ngày sau khi đặt đường thì:
A. Đối với cả 2 khổ đường, chuyển vị của ray ≤ 10mm
B. Đối với cả 2 khổ đường, chuyển vị của ray ≤ 20mm
C. Đối với cả 2 khổ đường, chuyển vị của ray ≤ 30mm
D. Đối với khổ 1435mm, chuyển vị của ray ≤ 10mm, đối với khổ 1000mm, chuyển vị của ray ≤ 20mm
-
Câu 50:
Khi kiểm định chất lượng đường sắt không mối nối, nội dung kiểm tra lượng chuyển vị đường tại khu vực cố định được quan sát 5 ngày sau khi đặt đường thì:
A. Đối với cả 2 khổ đường, chuyển vị của ray ≤ 0,5mm
B. Đối với cả 2 khổ đường, chuyển vị của ray ≤ 1mm
C. Đối với cả 2 khổ đường, chuyển vị của ray ≤ 1,5mm
D. Đối với khổ 1435mm, chuyển vị của ray ≤ 0,5mm, đối với khổ 1000mm, chuyển vị của ray ≤ 1mm