2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Yêu cầu nào dưới đây là yêu cầu chủ yếu đối với thiết bị điện công trình?
A. Bảo đảm mạng điện làm việc ổn định
B. Bảo đảm sử dụng thuận tiện và có thể tách rời nhanh chóng khỏi hệ thống cấp điện khi cần
C. Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị
D. Cả ba yêu cầu nêu trên
-
Câu 2:
Mục tiêu chính của kiểm tra bằng mắt trong lắp đặt điện là gì?
A. Sự phù hợp của dây dẫn, thiết bị đã chọn và vị trí lắp đặt so với thiết kế được duyệt
B. Trạng thái của dây dẫn, thiết bị
C. Các biện pháp an toàn
D. Tất cả các mục tiêu trên
-
Câu 3:
Vị trí đặt bảng (tủ) phân phối điện phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây:
A. Ở nơi dễ lui tới, dễ thao tác và kiểm tra
B. Ở nơi có môi trường khô ráo, thông gió tốt
C. Cách xa các đường ống dẫn nước, khi tối thiểu là 0.5 m
D. Cả ba yêu cầu trên
-
Câu 4:
Nội dung chính khi nghiệm thu lắp đăt hệ thống điện gồm các mục nào dưới đây:
A. Kiểm tra chủng loại, khối lượng, số lượng, chất lượng, vị trí, phương pháp lắp đặt phù hợp với thiết kế được duyệt
B. Kiểm tra thông mạch hệ thống
C. Kiểm tra cách điện giữa các pha, phương pháp nối đất, chống rò điện
D. Theo cả ba nội dung trên
-
Câu 5:
Ai là người đo điện trở nối đất của hệ chống sét:
A. Chủ đầu tư
B. Chủ thầu lắp đặt
C. Tư vấn giám sát
D. Đơn vị độc lập có chức năng
-
Câu 6:
Các nội dung nào dưới đây thuộc nội dung giám sát thi công lắp đặt, hệ thống điều hòa không khí?
A. Kiểm tra tổng thể công tác chuẩn bị lắp đặt
B. Giám sát việc gia công chế tạo chi tiết, cụm chi tiết
C. Giám sát quá trình lắp đặt và thử nghiệm, nghiệm thu
D. Cả ba nội dung nêu trên
-
Câu 7:
Khi giám sát lắp đặt đường ống dẫn gió cần kiểm tra các nội dung nào dưới đây:
A. Vật liệu chế tạo, hình dạng, kích thước và dung sai, vị trí lắp đặt, khoảng cách gối đỡ
B. Phương pháp và cấu tạo các mối nối
C. Tình trạng và vị trí lắp đặt các phụ kiện
D. Tất cả các nội dung nêu trên
-
Câu 8:
Khi giám sát lắp đặt quạt phải chú ý các nội dung nào dưới đây:
A. Đặc tĩnh kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất
B. Độ cứng vững của móng, kích thước và sai số kích thước của bu lôn móng
C. Các biện pháp đảm bảo an toàn của hệ truyền động
D. Tất cả các nội dung nêu trên
-
Câu 9:
Trước khi lắp đặt máy của hệ thống lạnh phải thực hiện công việc kiểm tra nào dưới đây?
A. Chất lượng và tình trạng kỹ thuật của máy
B. Tình trạng và sự phù hợp của các bộ phận đi kèm
C. Sự phù hợp của móng máy so với TCVN hoặc nhà sản xuất
D. Cả ba nội dung trên
-
Câu 10:
Hồ sơ nghiệm thu hệ thống lạnh bao gồm các nội dung nào dưới đây:
A. Các bản vẽ thiết kế, hoàn công, các chứng chỉ xuất xứ, chất lượng, các biên bản kiểm tra, thử nghiệm từng phần
B. Biên bản kiểm tra thử nghiệm các thông số kỹ thuật của hệ thống
C. Các chứng chỉ hợp chuẩn của thiết bị trước khi lắp đặt
D. Cả ba nội dung trên
-
Câu 11:
Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 1 như sau:
A. Lực căng cốt thép nhỏ
B. Hao tổn ứng suất trước lớn
C. Dầm bị quá tải ở tiết diện thẳng góc
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 12:
Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 2 như sau:
A. Cường độ bê tông thấp
B. Bước cốt đai lớn
C. Chất lượng hàn cốt thép dọc và cốt thép kém
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 13:
Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 3 như sau:
A. Cường độ bê tông thấp
B. Dầm quá tải ở tiết diện nghiêng
C. Các câu a, b đều đúng
D. Các câu a, b đều sai.
-
Câu 14:
Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 4 như sau:
A. Phá hoại neo: Không đủ cường độ bê tông tại thời điểm trước khi nén trước bê tông
B. Chất lượng hàn cốt thép dọc và cốt thép kém
C. Biện pháp thi công không phù hợp
D. Các câu a, b, c đều sai
-
Câu 15:
Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 5 như sau:
A. Phá hoại neo: Không đủ cường độ bê tông tại thời điểm trước khi nén trước bê tông
B. Không có cốt xoắn trong vùng neo cốt thép ứng lực trước
C. Dầm quá tải ở tiết diện nghiêng
D. Các câu a, b, c đều sai
-
Câu 16:
Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 6 như sau:
A. Phá hoại neo: Không đủ cường độ bê tông tại thời điểm trước khi nén trước bê tông
B. Dầm quá tải ở tiết diện nghiêng
C. Không có cốt xoắn trong vùng neo cốt thép ứng lực trước
D. Các câu a, b, c đều sai
-
Câu 17:
Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 7 như sau:
A. Không đủ cốt xoắn
B. Liên kết hàn các chi tiết đặt sẵn nối các dầm liền kề làm thay đổi sơ đồ tính toán của chúng
C. Các câu a, b đều đúng
D. Các câu a, b đều sai
-
Câu 18:
Qua công tác khảo sát và phân tích đánh giá, xác định được giá trị hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp a, b, c, d lân lượt là 0; 0,6; 0,332; 0,1. Kết luận mức độ nguy hiểm của công trình trên thuộc cấp nào:
A. Cấp A
B. Cấp B
C. Cấp C
D. Cấp D
-
Câu 19:
Dự đoán cường độ gạch tường ở nơi khô của một công trình ở Việt Nam tại thời điểm t=5 năm. Biết rằng cường độ gạch ban đầu là 12,5 Mpa:
A. 10,28
B. 11,28
C. 12,28
D. 13,28
-
Câu 20:
Dự đoán cường độ vữa của một công trình sau 60 ngày. Biết rằng cường độ chịu nén của vữa ở tuổi 28 ngày là 15 MPa:
A. 16,24
B. 17,24
C. 18,24
D. 19,24
-
Câu 21:
Công trình xuất hiện vết nứt ở vị trí mái bằng bê tông cốt thép gắn vào tường vượt mái hoặc tường của khối nhà chính có hình dạng như sau:
Qua công tác khảo sát đánh giá, có thể nhận định nguyên nhân gây ra vết nứt là do:
A. Biến đổi nhiệt độ chêch lệch giữa các mùa
B. Chiều dài của tường quá lớn
C. Biến dạng nở nhiệt của mái nhà
D. Đáp án a và b đều đúng
-
Câu 22:
Qua khảo sát phát hiện trên tường xây gạch xuất hiện các vết nứt theo mạch vữa đứng ngang có hình dạng như bên dưới:
Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:
A. Biện pháp xây tường không phù hợp
B. Cường độ chịu kéo của khối xây thiếu
C. Tay nghề nhân công không phù hợp
D. Cường độ chịu nén của khối xây thiếu
-
Câu 23:
Trên tường xuất hiện các vết nứt đứng hoặc chéo góc ở các vị trí dầm xây gạch trên các ô cửa có hình dạng như bên dưới:
Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:
A. Cường độ chịu uốn của khối xây thiếu
B. Biện pháp xây tường không phù hợp
C. Cường độ chịu nén của khối xây thiếu
D. Tay nghề nhân công không phù hợp
-
Câu 24:
Trên tường xây gạch xuất hiện các vết nứt xiên hoặc đứng ở các vị trí dưới gối dầm hoặc đệm đầu dầm có hình dạng như bên dưới:
Kết luận phù hợp nhấtnguyên nhân chính gây ra vết nứt là:
A. Biện pháp xây tường không phù hợp
B. Cường độ chịu kéo cục bộ của khối xây thiếu
C. Tay nghề nhân công không phù hợp
D. Cường độ chịu nén cục bộ của khối xây thiếu
-
Câu 25:
Các vết nứt xiên tại phần tường xây gạch chèn trong khung bê tông cốt thép có hình dạng như bên dưới:
Kết luận phù hợp nhấtnguyên nhân chính gây ra vết nứt là:
A. Biện pháp xây tường không phù hợp
B. Độ võng dầm vượt quá giới hạn võng của thể xây
C. Tay nghề nhân công không phù hợp
D. Cường độ chịu nén của khối xây thiếu
-
Câu 26:
Trên tường xây gạch của một công trình xuất hiện các vết nứt phân bố lộn xộn nhỏ như sợi tóc, nứt mạng nhện phần vữa trát không có tính quy luật có hình dạng như bên dưới:
Kết luận phù hợp nhấtnguyên nhân chính gây ra vết nứt là:
A. Động đất
B. Sử dụng cát để tô trát không phù hợp
C. Vữa trát sử dụng xi măng có độ ổn định thể tích kém
D. Biện pháp thi công không phù hợp
-
Câu 27:
Trên tường có các vết nứt chéo nhau trên bề mặt khối xây có hình dạng như bên dưới:
Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:
A. Động đất
B. Điều kiện thời tiết
C. Không bố trí lanh tô tại các vị trí ô cửa
D. Bê tông và vữa không liên kết với nhau
-
Câu 28:
Dầm bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 2 như sau:
A. Cường độ bê tông thấp
B. Bước cốt đai lớn
C. Chất lượng hàn cốt thép dọc và cốt thép kém
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 29:
Dầm bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 8 như sau:
A. Không bố trí đủ cốt thép chịu lực
B. Dầm bị quá tải ở tiết diện thẳng góc
C. Các câu a và b đều đúng
D. Các câu a và b đều sai
-
Câu 30:
Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 1 như sau:
A. Tải trọng lệch tâm lớn, cốt thép không đủ khả năng chịu lực
B. Thiếu cốt thép gián tiếp tại vùng tập trung ứng suất ở đỉnh cột
C. Chất lượng hàn cốt thép dọc và thép đai kém, hoặc bước cốt đai kém
D. Các câu a, b và c đều sai
-
Câu 31:
Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 3 như sau:
A. Tải trọng lệch tâm lớn, cốt thép không đủ khả năng chịu lực
B. Thiếu cốt thép gián tiếp tại vùng tập trung ứng suất ở đỉnh cột
C. Chất lượng hàn cốt thép dọc và thép đai kém, hoặc bước cốt đai lớn
D. Các câu a, b và c đều sai
-
Câu 32:
Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 4 như sau:
A. Tải trọng lệch tâm lớn, cốt thép không đủ khả năng chịu lực
B. Thiếu cốt thép gián tiếp tại vùng tập trung ứng suất ở đỉnh cột
C. Chất lượng hàn cốt thép dọc và thép đai kém, hoặc bước cốt đai kém
D. Các câu a, b và c đều sai
-
Câu 33:
Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 6 như sau:
A. Xếp đặt, vận chuyển và cẩu lắp không đúng quy định
B. Cốt thép bị ăn mòn
C. Vết nứt do công nghệ
D. Các câu a, b và c đều sai
-
Câu 34:
Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 7 như sau:
A. Xếp đặt, vận chuyển và cẩu lắp không đúng quy định
B. Cốt thép bị ăn mòn
C. Vết nứt do công nghệ
D. Các câu a, b và c đều sai
-
Câu 35:
Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 1 như sau:
A. Móng dưới tường bị lún lệch
B. Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt)
C. Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô
D. Thể xây bị ẩm
-
Câu 36:
Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 3 như sau:
A. Móng dưới tường bị lún lệch
B. Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt)
C. Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô
D. Thể xây bị ẩm
-
Câu 37:
Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 4 như sau:
A. Móng dưới tường bị lún lệch
B. Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt)
C. Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô
D. Thể xây bị ẩm
-
Câu 38:
Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 6 như sau:
A. Móng dưới tường bị lún lệch
B. Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt)
C. Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô
D. Thể xây bị ẩm
-
Câu 39:
Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới:
Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 5 như sau:
A. Móng dưới tường bị lún lệch
B. Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt)
C. Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô
D. Không có khe hở giữa đầu xà gồ và tường
-
Câu 40:
Trình tự đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà như sau:
A. Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát sơ bộ - Khảo sát chi tiết - Phân tích, đánh giá - Lập báo cáo.
B. Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát hiện trạng – Thí nghiệm kiểm định - Phân tích, đánh giá - Lập báo cáo.
C. Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát sơ bộ - Đo đạc lấy mẫu - Phân tích, đánh giá - Lập báo cáo.
D. Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát sơ bộ - Khảo sát chi tiết – Thí nghiệm kiểm định – Phân tích, báo cáo.
-
Câu 41:
Nguyên tắc đánh giá tổng hợp mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà cần tiến hành theo:
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
-
Câu 42:
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện, mức độ nguy hiểm của cấu kiện được phân thành:
A. 5 loại
B. 4 loại
C. 3 loại
D. 2 loại
-
Câu 43:
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận công trình, cấp đánh giá được chia làm:
A. 5 cấp
B. 4 cấp
C. 3 cấp
D. 2 cấp
-
Câu 44:
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình, cấp đánh giá được chia làm:
A. 5 cấp
B. 4 cấp
C. 3 cấp
D. 2 cấp
-
Câu 45:
Cấu kiện nguy hiểm là cấu kiện mà các yếu tố sau không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường:
A. Khả năng chịu lực
B. Vết nứt
C. Biến dạng
D. Các đáp án a, b, c đều đúng
-
Câu 46:
Cách phân chia nào dưới đây được xem là một cấu kiện?
A. Một móng đơn dưới cột
B. Một trục của một gian móng băng
C. Diện tích của một gian móng bè
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 47:
Cách phân chia nào dưới đây được xem là một cấu kiện?
A. Diện tích một gian bản sàn toàn khối
B. Chiều dài tính toán của cột
C. Chiều dài của dầm, xà gồ, dầm phụ
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 48:
Đánh giá mức độ nguy hiểm của nền móng gồm:
A. Đánh giá nền và Móng
B. Chỉ kiểm tra đánh giá nền
C. Chỉ kiểm tra đánh giá móng
D. Các câu a, b, c đều sai
-
Câu 49:
Đất nền được đánh giá là nguy hiểm khi:
A. Tốc độ lún của nền hơn 2mm/tháng trong 3 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún
B. Tốc độ lún của nền hơn 2mm/tháng trong 2 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún
C. Tốc độ lún của nền hơn 3mm/tháng trong 2 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún
D. Tốc độ lún của nền hơn 3mm/tháng trong 3 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún
-
Câu 50:
Móng được đánh giá là nguy hiểm khi:
A. Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 98% hiệu ứng tác động vào móng
B. Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 95% hiệu ứng tác động vào móng
C. Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 90% hiệu ứng tác động vào móng
D. Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 85% hiệu ứng tác động vào móng