2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chiều dầy lớp đất ướt nằm trên mực nước ngầm đối với cát thô, cát hạt trung và cát hạt nhỏ?
A. 0,1 m
B. 0,3 m
C. 0,5 m
D. 1,0 m
-
Câu 2:
Chiều dầy lớp đất ướt nằm trên mực nước ngầm đối với cát mịn và đất cát pha?
A. 0,1 m
B. 0,3 m
C. 0,5 m
D. 1,0 m
-
Câu 3:
Chiều dầy lớp đất ướt nằm trên mực nước ngầm đối với đất pha sét, đất sét và hoàng thổ?
A. 0,1 m
B. 0,3 m
C. 0,5 m
D. 1,0 m
-
Câu 4:
Yêu cầu nào không phải là yêu cầu đúng của kỹ thuật đầm lèn?
A. Cần đầm lèn cho đồng đều trên suốt bề rộng của nền đường
B. Cần đầm chặt dứt điểm từng vệt đầm rồi mới chuyển sang đầm vệt khác
C. Khi đầm, các vết đầm của hai sân đầm phải chồng lên nhau
D. Trong một sân đầm vết đầm sau phải đè lên vết đầm trước
-
Câu 5:
Khi thi công cơ giới, trong một sân đầm, vết đầm sau phải đè lên vết đầm trước với chiều rộng bằng bao nhiêu?
A. 15 cm
B. 20 cm
C. 25 cm
D. 50 cm
-
Câu 6:
Trong công tác nghiệm thu nền đường sắt thì sai số cho phép của cao độ vai đường và tim đường so với hồ sơ thiết kế không được được vượt quá giá trị nào sau đây?
A. \( \pm _2^4cm\)
B. \( \pm _5^5cm\)
C. \( \pm _2^6cm\)
D. \( \pm _2^2cm\)
-
Câu 7:
Trong công tác nghiệm thu nền đường sắt thì sai số độ dốc thực tế so với hồ sơ thiết kế không được được vượt quá giá trị nào sau đây?
A. 1‰
B. 2‰
C. 2,5‰
D. 5‰
-
Câu 8:
Trong công tác nghiệm thu nền đường sắt thì sai số độ chặt thực tế so với độ chặt yêu cầu không được được vượt quá giá trị nào sau đây?
A. 0 %
B. 1 %
C. 2 %
D. 2,5 %
-
Câu 9:
Chiều cao mui luyện tối thiểu và tối đa tương ứng là bao nhiêu?
A. 5 cm và 7 cm
B. 6 cm và 11 cm
C. 7 cm và 12 cm
D. 10 cm và 18 cm
-
Câu 10:
Khi thi công đường sắt khổ 1000 mm thì mái dốc mui luyện tối thiểu và tối đa tương ứng là bao nhiêu?
A. 5 % và 7 %
B. 6 % và 11 %
C. 7 % và 12 %
D. 10 % và 18 %
-
Câu 11:
Khi thi công đường sắt khổ 1435 mm và đường sắt khổ lồng thì mái dốc mui luyện tối thiểu và tối đa tương ứng là bao nhiêu?
A. 5 % và 7 %
B. 6 % và 11 %
C. 7 % và 12 %
D. 10 % và 18 %
-
Câu 12:
Trong công tác nghiệm thu kích thước rãnh thoát nước thì bao nhiêu mét cần kiểm tra một lần?
A. 10 m
B. 20 m
C. 50 m
D. 100 m
-
Câu 13:
Máy đầm nào không được dùng để đầm đất dính?
A. Đầm bánh hơi
B. Đầm chân cừu
C. Máy đầm rung
D. Máy đầm nện
-
Câu 14:
Máy đầm nào không được dùng để đầm đất không dính?
A. Đầm bánh hơi
B. Đầm chân cừu
C. Máy đầm rung
D. Máy đầm nện chấn động
-
Câu 15:
Đường đi của máy đầm như thế nào là đúng yêu cầu kỹ thuật đầm lèn?
A. Theo hướng thẳng góc với trục của công trình và từ ngoài mép vào tim của công trình
B. Theo hướng thẳng góc với trục của công trình và từ tim ra ngoài mép của công trình
C. Theo hướng dọc trục của công trình đắp và từ ngoài mép vào tim của công trình
D. Theo hướng dọc trục của công trình đắp và từ tim ra ngoài mép của công trình
-
Câu 16:
Khi đắp đất hoàn trả lại vào hố móng thì có được phép tận dụng đất đào để đắp không?
A. Không được phép
B. Được phép
C. Được phép tận dụng nếu mỏ đất đắp quá xa
D. Được phép sử dụng nếu đất đào đảm bảo chất lượng
-
Câu 17:
Với độ dốc của đáy nền đường thì cần phải xử lý đánh cấp trước khi đắp?
A. < 10 %
B. 10 % - 20 %
C. 20 % - 33 %
D. > 33 %
-
Câu 18:
Khi nghiệm thu nền đường cần kiểm tra:
A. Chất lượng đắp đất, khối lượng thể tích khô
B. Cao độ và độ dốc nền
C. Kích thước hình học
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 19:
Sai lệch cho phép của trục tim đường so với thiết kế là bao nhiêu?
A. 1 cm
B. 5 cm
C. 10 cm
D. 50 cm
-
Câu 20:
Trong công tác nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt không mối nối, sai số cự ly giữa các tà vẹt phải không được vượt quá trị số nào sau đây?
A. 5 mm
B. 15 mm
C. 20 mm
D. 50 mm
-
Câu 21:
Trong công tác nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt không mối nối, sai số cho phép chiều dầy lớp đá ba lát dưới đáy tà vẹt cho phép là bao nhiêu?
A. \( \pm _2^4cm\)
B. \( \pm _5^5cm\)
C. \( \pm _2^6cm\)
D. \( \pm _0^5cm\)
-
Câu 22:
Trong công tác nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt không mối nối, sai số cho phép chiều rộng mặt lớp đá ba lát là bao nhiêu?
A. \( \pm _0^0cm\)
B. \( \pm _5^5cm\)
C. \( \pm _0^10cm\)
D. \( \pm _0^5cm\)
-
Câu 23:
Yêu cầu nào là bắt buộc khi tiến hành nổ mìn?
A. Chỉ được nổ mìn ở những khu vực thi công cách xa khu dân cư
B. Tổ chức bảo quản và cung cấp thuốc nổ an toàn
C. Báo trước cho cơ quan địa phương, nhân dân và giải thích các tín hiệu, báo hiệu
D. Cả hai đáp án b và c
-
Câu 24:
Công tác nổ phá được coi là không đạt yêu cầu khi khối lượng đất đá nổ phá ra thực tế nhỏ hơn bao nhiêu % so với khối lượng thiết kế?
A. 20 %
B. 30 %
C. 50 %
D. 80 %
-
Câu 25:
Khi thi công nền đường đắp thì chiều dầy lớp đất đắp được quy định như thế nào?
A. 20 cm
B. 30 cm
C. Được quy định trong quy trình tùy theo từng loại đất
D. Tùy theo điều kiện thi công, loại đất, loại máy đầm, độ chặt yêu cầu
-
Câu 26:
Khi bắt buộc phải thi công nền đường trong mùa mưa thì cần phải thực hiện các biện pháp nào sau đây?
A. Đắp đất theo từng lớp đất nghiêng ra ngoài
B. Thoát nước tốt bãi, hố lấy đất
C. Bố trí diện thi công hẹp, quá trình đào, vận chuyển, san đầm đất không quá 1 buổi làm việc
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 27:
Khi bạt mái công trình đất, có thể dùng máy ủi và máy san để bạt mái trong trường hợp nào?
A. Chiều cao đắp < 3m; độ dốc mái ≤ 1 : 3
B. Chiều cao đắp > 3m; độ dốc mái ≤ 1 : 3
C. Chiều cao đắp < 3m; độ dốc mái > 1 : 3
D. Chiều cao đắp > 3m; độ dốc mái > 1 : 3
-
Câu 28:
Khi đắp đất trong vùng đầm lầy cần đặc biệt lưu ý đến những công việc nào sau đây?
A. Chuẩn bị nền móng: chặt cây, đào gốc, vớt rác rong rêu
B. Bóc lớp than bùn trong phạm vi đáy móng đến lớp đất nguyên thổ, vét sạch hết bùn
C. Theo dõi trạng thái của nền đắp khi máy thi công đi lại
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 29:
Phương pháp xử lý lớp đắp bị bùng nhùng khi đắp đập đất đầm nén?
A. Không cần xử lý
B. Cào xới, trộn với đất khô rồi đầm lại
C. Chờ phần bùng nhùng khô cứng rồi đắp tiếp
D. Đào hết phần bùng nhùng rồi đắp lại
-
Câu 30:
Phương pháp xử lý hai vai đập bên sườn núi khi đắp đập đất đầm nén?
A. Xử lý kiểu dật cấp bậc thang
B. Bạt mái theo thiết kế và đào tường răng cắm vào sườn núi
C. Bạt mái song song với mặt đất tự nhiên
D. Bóc hết lớp hữu cơ trên mặt
-
Câu 31:
Số lượng mẫu cần thiết khi kiểm tra thành phần hạt của tầng lọc là bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu/ (20-40) m3
B. 1 tổ mẫu/ (30-50) m3
C. 1 tổ mẫu/ (20-50) m3
D. 1 tổ mẫu/ (40-60) m3
-
Câu 32:
Điều kiện nào để kết luận là độ đầm chặt của một lớp đất đạt yêu cầu?
A. Độ thiếu hụt so với yêu cầu thiết kế của dung trọng khô thực tế không vượt quá 0,03 T/m3
B. Số mẫu không đạt yêu cầu thiết kế không quá 5% của tổng số mẫu lấy thí nghiệm
C. Cả 2 điều kiện a và b
D. Cả 2 điều kiện a, b và các mẫu không đạt yêu cầu không tập trung vào 1 vùng
-
Câu 33:
Phương pháp lựa chọn thành phần bê tông có mác từ M15 trở lên?
A. Thiết kế thông qua Phòng thí nghiệm
B. Tra theo định mức Dự toán
C. Tra bảng tính sẵn trong Tiêu chuẩn
D. Lấy theo công trình tương tự
-
Câu 34:
Tốc độ vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng băng chuyền khống chế bằng bao nhiêu?
A. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1m/s
B. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1,5m/s
C. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1m/s; chênh lệch tốc độ vận chuyển của các băng chuyền trong hệ thống không quá 0,1 m/s
D. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1,5m/s; chênh lệch tốc độ vận chuyển của các băng chuyền trong hệ thống không quá 0,2 m/s
-
Câu 35:
Khi chuyển vữa bê tông có độ sụt nhỏ hơn 40mm thì góc nghiêng giới hạn của băng chuyền khống chế bằng bao nhiêu?
A. Khi chuyển lên: 15°; khi chuyển xuống: 10°
B. Khi chuyển lên: 15°; khi chuyển xuống: 12°
C. Khi chuyển lên: 12°; khi chuyển xuống: 10°
D. Khi chuyển lên: 12°; khi chuyển xuống: 8°
-
Câu 36:
Điều kiện nào thì cho phép độn đá hộc ở vùng chịu kéo của bê tông khối lớn?
A. Kích thước max của đá hộc không vượt quá 1/3 kích thước nhỏ nhất của khối đổ
B. Hình dạng đá không bị thoi dẹt; cường độ đá không thấp hơn cường độ của cốt liệu lớn của bê tông
C. Cả hai điều kiện trên
D. Không cho phép
-
Câu 37:
Điều kiện nào cho phép phụt vữa vào nền đá theo thứ tự từ dưới lên trên?
A. Với các hố khoan đợt 2 và các đợt tiếp theo nếu việc phụt thử nghiệm theo cách này tại hiện trường cho kết quả tốt
B. Khi phụt từ dưới lên mà số đoạn có hiện tượng dung dịch xì qua thành nút lên phía trên chiếm không quá 10% số đoạn phụt
C. Cả 2 điều kiện trên
D. Không cho phép trong mọi điều kiện
-
Câu 38:
Phương pháp nào để xử lý khi dung dịch vữa phụt xuất hiện trên mặt nền đá mà không bịt được các lỗ rò?
A. Giảm áp lực phụt xuống cho đến khi không còn vữa chảy ra và phụt tiếp với áp lực mới này
B. Pha phụ gia đông cứng nhanh hoặc phụ gia tạo bọt vào vữa rồi phụt tiếp
C. Dừng phụt trong thời gian 1 giờ rồi phụt lại
D. Dừng phụt, coi như đã đạt yêu cầu
-
Câu 39:
Khi kiểm tra xử lý độ ẩm của đất đắp cho phù hớp với độ ẩm thiết kế cần lấy mẫu ở vị trí nào?
A. Lấy ở phần trên của lớp đất
B. Lấy ở phần dưới của lớp đất
C. Lấy ở khoảng giữa của lớp đất
D. Lấy ở cả trên và dưới của lớp đất
-
Câu 40:
Khi không có điều kiện đắp đập lên cao đều thì chọn vị trí mặt nối tiếp theo nguyên tắc nào?
A. Không đặt ở khoảng lòng sông
B. Không đặt ở vị trí có chiều cao đập lớn nhất
C. Cả 2 ý (a và b)
D. Không hạn chế, bố trí tùy theo điều kiện thi công
-
Câu 41:
Khi đắp đập đồng chất, mái dốc của mặt nối tiếp hướng ngang (hướng vuông góc với tim đập) chọn bằng bao nhiêu?
A. Không nhỏ hơn 2
B. Không nhỏ hơn 2,5
C. Không nhỏ hơn 3
D. Không nhỏ hơn 3,5
-
Câu 42:
Với đạp cấp nào thì phải lấy mẫu kiểm tra hệ số thấm, cường độ chịu cắt, chịu nén của đất á sét, á cát?
A. Với đập ở tất cả các cấp
B. Đập từ cấp III trở lên
C. Đập từ cấp II trở lên
D. Đập từ cấp I trở lên
-
Câu 43:
Cần lấy bao nhiêu mẫu khi kiểm tra độ ẩm, dung trọng khô, thành phần hạt của đất lẫn nhiều cát cuội sỏi để đắp thân đập?
A. 1 tổ mẫu/ (200-300) m3
B. 1 tổ mẫu/ (300-400) m3
C. 1 tổ mẫu/ (200-400) m3
D. 1 tổ mẫu/ (400-500) m3
-
Câu 44:
Khi lớp đã đầm có chiều dày lớn hơn 40 cm thì cách lấy mẫu để kiểm tra tại một vị trí như thế nào?
A. 1 mẫu ở giữa, 2 mẫu ở đáy (tiếp giáp với lớp dưới)
B. 2 mẫu ở giữa, 1 mẫu ở đáy
C. 1 mẫu ở đỉnh, 1 mẫu ở giữa, 1 mẫu ở đáy
D. 3 mẫu ở khoảng giữa
-
Câu 45:
Số lượng mẫu khi kiểm tra dung trọng đất ở phạm vi đầm thủ công, đầm cóc là bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu/ (25-30) m2
B. 1 tổ mẫu/ (30-40) m2
C. 1 tổ mẫu/ (40-50) m2
D. 1 tổ mẫu/ (25-50) m2
-
Câu 46:
Khi một lớp đầm chưa đạt yêu cầu thiết kế thì cần xử lý như thế nào?
A. Cần xới lên rồi đầm lại cho đến khi đạt yêu cầu
B. Cần đầm lại cho đến khi đạt yêu cầu
C. Cần đào bỏ hết lớp không đạt rồi đắp lớp mới
D. Cần bóc bỏ phần trên mặt của lớp không đạt rồi đầm lại cho đến khi đạt
-
Câu 47:
Khi thi công đổ bê tông khối lớn màdùng đầm dùi thì chiều dày lớp đổ bê tông chọn bằng bao nhiêu?
A. Không nhỏ hơn 2 lần chiều dài phần công tác của đầm
B. Không nhỏ hơn 1,5 lần chiều dài phần công tác của đầm
C. Không nhỏ hơn 1,25 lần chiều dài phần công tác của đầm
D. Không hạn chế, tùy điều kiện thực tế để chọn
-
Câu 48:
Khi đầm bê tông bằng đầm dùi thì bước di chuyển của đầm chọn như thế nào?
A. Không quá 1,25 lần bán kính tác dụng của đầm
B. Không quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm
C. Không quá 1,75 lần bán kính tác dụng của đầm
D. Không quá 2 lần bán kính tác dụng của đầm
-
Câu 49:
Khi vận chuyển vữa bê tông bằng ô tô tự đổ thì chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần khống chế bằng bao nhiêu?
A. Lớn hơn 30 cm
B. Lớn hơn 35 cm
C. Lớn hơn 40 cm
D. Lớn hơn 50 cm
-
Câu 50:
Khi đổ bê tông khối lớn, thời gian thích hợp để đầm lại sau khi đầm lần thứ nhất lấy bằng bao nhiêu?
A. 0,5 giờ đến 1 giờ
B. 1 giờ đến 1,5 giờ
C. 1,5 giờ đến 2 giờ
D. Không cho phép đầm lại