2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trên mỗi mặt cắt thanh trong giàn thép cần bố trí bao nhiêu điểm đo ứng suất?
A. 1 điểm
B. 2 điểm
C. 3 điểm
D. 4 điểm
-
Câu 2:
Trên mặt cắt ngang của kết cấu nhịp cầu dầm cần bố trí bao nhiêu điểm đo chuyển vị (độ võng)?
A. 2 điểm, dầm biên và dầm trong
B. 4 điểm, 2 dầm biên và 2 dầm trong
C. Bằng ½ số dầm trên mặt cắt ngang
D. Bằng số dầm trên mặt cắt ngang
-
Câu 3:
Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm ray hộ bánh thì chiều dài ray hộ bánh có dung sai cho phép là?
A. Đối với cả 2 khổ đường ± 4mm
B. Đối với cả 2 khổ đường ± 5mm
C. Đối với cả 2 khổ đường ± 6mm
D. Đối với khổ 1435mm ± 6mm, đối với khổ 1000mm ± 4mm
-
Câu 4:
Khi kiểm định chất lượng đường sắt không mối nối, nội dung kiểm tra nhiệt độ khóa ray giữa hai ray của một dải ray hàn:
A. Đối với cả 2 khổ đường, chênh lệch không quá ± 3°C
B. Đối với cả 2 khổ đường, chênh lệch không quá ± 5°C
C. Đối với cả 2 khổ đường, chênh lệch không quá ± 10°C
D. Đối với khổ 1435mm, chênh lệch không quá ± 3°C, đối với khổ 1000mm, chênh lệch không quá ± 5°C
-
Câu 5:
Khi kiểm định chất lượng ĐS không mối nối, nội dung kiểm tra nhiệt độ khóa ray giữa hai dải ray hàn liền cạnh nhau thì:
A. Đối với cả 2 khổ đường, chênh lệch không quá ± 5°C
B. Đối với cả 2 khổ đường, chênh lệch không quá ± 10°C
C. Đối với cả 2 khổ đường, chênh lệch không quá ± 15°C
D. Đối với khổ 1435mm, chênh lệch không quá ± 10°C, đối với khổ 1000mm, chênh lệch không quá ± 15°C
-
Câu 6:
Khi kiểm định chất lượng bộ ghi, nội dung kiểm tra độ thuỷ bình của ghi trên mặt cắt ngang thì dung sai cho phép là:
A. ≤ 3mm đối với khổ 1435mm, ≤ 2mm đối với khổ 1000mm
B. ≤ 2mm đối với cả 2 khổ đường
C. ≤ 3mm đối với cả 2 khổ đường
D. ≤ 5mm đối với cả 2 khổ đường
-
Câu 7:
Khi kiểm tra tính đàn hồi của vòng đệm lò xo, thì vòng đệm được ép phẳng 3 lần và giữ ở trạng thái đó trong 24h phải:
A. Không được nhỏ hơn 1,65 chiều dầy thực tế của vòng đệm
B. Không được nhỏ hơn 1,45 chiều dầy thực tế của vòng đệm
C. Không được nhỏ hơn 1,85 chiều dầy thực tế của vòng đệm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 8:
Khi kiểm định chất lượng đối với cầu đường sắt, đối với kết cấu nhịp dàn với các thanh chịu nén thì:
A. Độ cong, võng không được quá 1/1000 chiều dài tự do
B. Độ cong, võng không được quá 1/500 chiều dài tự do
C. Độ cong, võng không được quá 1/300 chiều dài tự do
D. Độ cong, võng không được quá 1/200 chiều dài tự do
-
Câu 9:
Khi kiểm định chất lượng đối với cầu đường sắt, đối với kết cấu nhịp dàn với các thanh chịu kéo thì:
A. Độ cong, võng không được quá 1/1000 chiều dài tự do
B. Độ cong, võng không được quá 1/500 chiều dài tự do
C. Độ cong, võng không được quá 1/300 chiều dài tự do
D. Độ cong, võng không được quá 1/200 chiều dài tự do
-
Câu 10:
Khi kiểm định chất lượng đối với cầu đường sắt, đối với kết cấu nhịp dàn với thanh trong hệ giằng thì:
A. Độ cong, võng không được quá 1/1000 chiều dài tự do
B. Độ cong, võng không được quá 1/500 chiều dài tự do
C. Độ cong, võng không được quá 1/300 chiều dài tự do
D. Độ cong, võng không được quá 1/200 chiều dài tự do
-
Câu 11:
Khi kiểm định chất đối với cầu đường sắt, công tác kiểm tra độ võng của ray trên từng nhịp cầu:
A. Không vượt quá 1/1600 khẩu độ
B. Không vượt quá 1/1500 khẩu độ
C. Không vượt quá 1/1200 khẩu độ
D. Không vượt quá 1/1000 khẩu độ
-
Câu 12:
Việc kiểm định chất lượng công trình được thực hiện trong trường hợp nào trong các trường hợp sau?
A. Khi công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng có biểu hiện không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế
B. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
C. Theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng hoặc yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần thiết
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 13:
Trường hợp nào trong số các trường hợp sau đây cần phải thực hiện việc kiểm định?
A. Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng
B. Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng
C. Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 14:
Tổ chức nào trong số các tổ chức sau có thể yêu câu tiến hành công tác kiểm định công trình?
A. Tổ chức sở hữu công trình
B. Tổ chức tham gia thi công xây lắp công trình
C. Cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền
D. Tất cả các trường hợp nêu trên
-
Câu 15:
Các tổ chức nào trong số các tổ chức sau đây không được tham gia thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình?
A. Tổ chức tham gia giám sát thi công xây dựng công trình mà công trình đó là đối tượng phải tiến hành kiểm định chất lượng công trình.
B. Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không mà công trình đó là đối tượng phải tiến hành kiểm định chất lượng công trình.
C. Tổ chức đã thực hiện các công tác thí nghiệm xây dựng trong quá trình thi công xây lắp công trình mà công trình đó là đối tượng phải tiến hành kiểm định chất lượng công trình.
D. Tất cả các trường hợp trên.
-
Câu 16:
Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chủ yếu nào trong các nội dung sau?
A. Mục đích kiểm định, yêu cầu kiểm định, nội dung thực hiện kiểm định quy trình và phương pháp kiểm định; Chi phí thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành việc kiểm định
B. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong việc thực hiện kiểm định
C. Danh sách nhân sự và người được phân công chủ trì thực hiện kiểm định các thông tin về năng lực của các cá nhân tham gia thực hiện; Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử dụng để thực hiện kiểm định
D. Tất cả các nội dung trên
-
Câu 17:
Khái niệm “Kiểm định an toàn đập” được hiểu thế nào cho đúng nhất? Hoạt động kiểm định an toàn đập là hoạt động:
A. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đập và công tác quản lý đập, thực hiện theo định kỳ, nhằm xác định độ an toàn của đập
B. Kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công đập so với các quy định về lấy mẫu kiểm tra trong hồ sơ thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thiết kế
C. Kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trình hồ đập tới các đối tượng trong vùng chịu ảnh hưởng của công trình như khu dân cư, ruộng vườn, rừng tự nhiên…
D. Kiểm tra, đánh giá tính ổn định của công trình so với thiết kế đã đề ra
-
Câu 18:
Thời gian thực hiện kiểm định an toàn lần đầu đối với các công trình hồ đập là khi nào?
A. Được thực hiện trong năm thứ 2 tính từ ngày hồ chứa tích nước lần đầu đến mực nước dâng bình thường
B. Được thực hiện trong năm thứ 2 tính từ ngày hồ chứa bắt đầu tiến hành ttích nước
C. Được thực hiện trong năm thứ 2 tính tứ ngày nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng
D. Tất cả ý trên đều đúng
-
Câu 19:
Chu kỳ tiến hành kiểm định an toàn đập đối với công trình hồ chưa nước có dung tích trữ bằng hoặc lớn hơn 10.000.000m3 là bao lâu?
A. Không quá 10 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
B. Không quá 7 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
C. Không quá 5 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
D. Không quá 2 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
-
Câu 20:
Chu kỳ tiến hành kiểm định an toàn đập đối với công trình hồ chưa nước có dung tích trữ nhỏ hơn 10.000.000m3 là bao lâu?
A. Không quá 7 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
B. Không quá 5 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
C. Không quá 3 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
D. Không quá 2 năm kể từ lần kiểm định gần nhất phải kiểm định đập
-
Câu 21:
Kiểm định an toàn đập gồm có những nội dung chính nào trong các nội dung sau?
A. Đánh giá kết quả công tác quản lý đập
B. Kiểm tra, phân tích tài liệu đo đạc, quan trắc đập; kiểm tra, đánh giá chất lượng và sự an toàn của đập; kiểm tra tình trạng bồi lắng của hồ chứa; tính toán lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành và tài liệu khí tượng thuỷ văn đã được cập nhật
C. Đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão tại công trình
D. Tất cả các nội dung trên
-
Câu 22:
Nội dung “đánh giá kết quả công tác quản lý đập” trong công tác kiểm định an toàn đập gồm những công việc nào trong số các công việc sau?
A. Việc tổ chức thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
B. Việc tổ chức quan trắc, thu thập, lưu giữ tài liệu về các yếu tố khí tượng, thuỷ văn trên lưu vực hồ chứa; các diễn biến về thấm, rò rỉ nước qua thân đập, nền đập, vai đập, chuyển vị của đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tại thân, nền và phạm vi lân cận công trình; tình trạng bồi lắng của hồ chứa
C. Việc quy định, thực hiện các quy định về duy tu, bảo dưỡng cho từng công trình, bộ phận công trình và các thiết bị liên quan đến an toàn đập
D. Tất cả các công nêu việc trên
-
Câu 23:
Nội dung “Kiểm tra, đánh giá chất lượng về an toàn của đập” trong công tác kiểm định an toàn đập gồm những công việc nào trong số các công việc sau?
A. Tính toán kiểm tra ổn định đập theo hiện trạng công trình ứng với trường hợp mức nước dâng bình thường, mức nước gia cường (mức nước lũ thiết kế, kiểm tra) và các trường hợp khác phù hợp với quy định về thiết kế công trình
B. Tính toán kiểm tra cho đập hoặc bộ phận kết cấu công trình mà trạng thái làm việc có dấu hiệu thay đổi đột biến, bất thường thể hiện qua các kết quả quan trắc thấm, chuyển vị của đập, hoặc đập bị hư hỏng nặng hoặc các hư hỏng đã có từ trước và diễn biến theo chiều hướng xấu
C. Đề xuất các biện pháp tăng cường đảm bảo ổn định, an toàn công trình
D. Tất cả các công việc nêu trên
-
Câu 24:
Nội dung “Kiểm tra tình trạng bồi lắng của hồ chứa” trong công tác kiểm định an toàn đập gồm những công việc nào trong số các công việc sau?
A. Phân tích, đánh giá về tình trạng bồi lắng của hồ chứa trên cơ sở các số liệu quan trắc, đo đạc trong quá khứ; phân bố bồi lắng theo các mặt cắt quan trắc bồi lắng trên hồ, dự báo bồi lắng và tuổi thọ hồ chứa
B. Phân tích, đánh giá về các nguyên nhân gây sự gia tăng hoặc giảm thiểu lượng phù sa bồi lắng về hồ chứa
C. Đề xuất chu kỳ đo đạc, quan trắc bồi lắng lòng hồ: Số lượng và vị trí các tuyến đo đạc, quan trắc bồi lắng
D. Tất cả các công việc nêu trên
-
Câu 25:
Nội dung “tính toán lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành và tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về địa hình, địa mạo đã được cập nhật” trong công tác kiểm định an toàn đập gồm những công việc nào trong số các công việc sau?
A. Thu thập bổ sung số liệu khí tượng, thủy văn và các thay đổi về địa hình, địa mạo, độ che phủ của thảm thực vật trên lưu vực hồ chứa kể từ giai đoạn thiết kế hoặc kể từ lần kiểm định gần nhất đến thời điểm lập báo cáo kiểm định an toàn đập
B. Tính toán kiểm tra lại dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra (gồm mô hình lũ, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ) với việc cập nhật các số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn trong giai đoạn vận hành
C. Tính toán kiểm tra khả năng xả lũ của đập tràn với dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra đã được kiểm định
D. Tất cả các công việc nêu trên
-
Câu 26:
Báo cáo đánh giá của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định an toàn đập được sử dụng vào mục đích gì trong các mục đích nêu sau?
A. Giúp chủ đập lập hồ sơ báo cáo kết quả kiểm định gửi Sở Công Thương hoặc Bộ Công Thương tùy theo dung tích hồ chứa
B. Giúp chủ đập lập hồ sơ báo cáo kết quả kiểm định gửi Sở Xây dựng
C. Giúp chủ đập lập hồ sơ báo cáo kết quả kiểm định gửi Ủy Ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi xây dựng công trình
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 27:
Chi phí thực hiện kiểm định an toàn đập do đơn vị nào chi trả?
A. Chủ đầu tư chi trả
B. Nhà thầu xây lắp chi trả
C. Nhà thầu giám sát chi trả
D. Nhà thầu thiết kế chi trả
-
Câu 28:
Khái niệm “Độ chặt của đất đắp” được hiểu thế nào cho đúng nhất? Độ chặt của đất đắp (hay hệ số đầm chặt) là:
A. Tỷ số giữa khối lượng thể tích đơn vị đất ướt của đất đắp đạt được khi đầm nén tại hiện trường và khối lượng thể tích đơn vị đất khô lớn nhất của đất đó đạt được khi thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn ở trong phòng.
B. Tỷ số giữa khối lượng thể tích đơn vị đất khô của đất đắp đạt được khi đầm nén tại hiện trường và khối lượng thể tích đơn vị đất khô lớn nhất của đất đó đạt được khi thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn ở trong phòng.
C. Tỷ số giữa khối lượng riêngcủa đất đắp đạt được khi đầm nén tại hiện trường và khối lượng thể tích đơn vị đất khô lớn nhất của đất đó đạt được khi thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn ở trong phòng.
D. Tỷ số giữa khối lượng thể tích đơn vị đất ướt của đất đắp đạt được khi đầm nén tại hiện trường và khối lượng thể tích đơn vị đất khô của đất đó.
-
Câu 29:
Phương pháp nào trong số các phương pháp sau đây thường được dùng để xác định dộ chặt của đất đắp?
A. Phương pháp dao vòng lấy mẫu
B. Phương đầm nén tiêu chuẩn
C. Phương pháp hố đào, dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ
D. Cả phương án a và phương án b
-
Câu 30:
Việc đánh giá chất lượng bê tông thủy công thường được thực hiện thông qua đánh giá các chỉ tiêu nào trong số các chỉ tiêu sau đây?
A. Chỉ tiêu về độ chống mài mòn
B. Chỉ tiêu về cường độ
C. Chỉ tiêu về độ chống thấm nước
D. Cả phương án A và phương án B đều đúng
-
Câu 31:
Việc tính toán kiểm tra độ ổn định của công trình cần được tính toán với các trường hợp tổ hợp tải trọng nào sau đây?
A. Các tổ hợp tải trọng cơ bản thường xuất hiện trong quá trình vận hành khai thác công trình
B. Các tổ hợp tải trọng cơ bản và tổ hợp tải trọng đặc biệt thường xuất hiện trong quá trình vận hành khai thác công trình
C. Tổ hợp tải trọng ít ảnh hưởng tới công trình nhất
D. Tổ hợp tải trọng nào gây nguy hiểm đến công trình ở mức độ cao nhất
-
Câu 32:
Phương pháp nào trong số các phương pháp nêu sau đây thường được dùng để đánh giá cường độ chịu nén của bê tông công trình?
A. Phương pháp nén mẫu
B. Phương pháp sử dung các thiết bị như súng thử dạng bật nẩy, máy siêu âm bê tông
C. Phương pháp xác định khối lượng thể tích của bê tông ở các trạng thái khác nhau
D. Cả phương án A và B đều đúng
-
Câu 33:
Đối với các công trình bê tông khối lớn thì phương nào nào trong số các phương pháp nêu sau đây là phù hợp để kiểm tra chất lượng bê tông phần lõi công trình?
A. Phương pháp sử dụng súng thử dạng bật nẩy
B. Phương pháp sử dụng máy siêu âm bê tông
C. Phương pháp sử dụng kết hợp máy âm bê tông và súng bật nẩy
D. Phương pháp khoan lấy mẫu để phân tích
-
Câu 34:
Phương pháp nào trong số các phương pháp nêu sau đây phù hợp để sử dụng cho công tác kiểm tra cốt thép trong cấu kiện bê tông?
A. Đục bỏ lớp bê tông bảo vệ để kiểm tra
B. Sử dụng phương pháp siêu âm điện từ
C. Sử dụng phương pháp xác định vận tốc sung siêu âm
D. Tất cả các phương pháp nêu trên
-
Câu 35:
Phương pháp nào trong số các phương phép nêu sau đây thường được sử dụng để kiểm tra chất lượng màng chống thấm dưới nền móng công trình?
A. Phương pháp đổ nước và xác định độ mất nước trong hố khoan được đổ nước
B. Phương pháp ép nước kiểm tra
C. Phương pháp khoan lấy mẫu mang về phòng thí nghiệm thử độ chống thấm của mẫu khoan
D. Tất cả các phương pháp nêu trên
-
Câu 36:
Phương pháp nào trong số các phương pháp nêu sau đây thường được sử dụng để kiểm tra cường độ chịu néo của thanh thép dùng trong xây dựng?
A. Sử dụng phương pháp siêu âm điện từ
B. Sử dụng phương pháp kéo thép
C. Sử dụng phương pháp xác định khối lượng thể tích
D. Tất cả các phương pháp nêu trên
-
Câu 37:
Khi kiểm định an toàn về ổn định mái đập đất cần đối chiếu hệ số an toàn cho phép với số liệu nào sau đây?
A. Hệ số an toàn ổn định nhỏ nhất của đập với kích thước mặt cắt và chỉ tiêu cơ lý của đất lấy theo số liệu cập nhật tại thời điểm kiểm định.
B. Theo a, và đường bão hòa lấy theo số liệu quan trắc (nếu có).
C. Hệ số an toàn ổn định nhỏ nhất của đập với kích thước mặt cắt và chỉ tiêu cơ lý của đất lấy theo số liệu thiết kế.
D. Hệ số an toàn ổn định nhỏ nhất của đập với kích thước mặt cắt và chỉ tiêu cơ lý của đất lấy theo số liệu hoàn công.
-
Câu 38:
Công tác khảo sát địa chất trong kiểm định đập đất thường gồm những nội dung gì?
A. Khoan xác định địa tầng, lấy mẫu để thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ C) của đất thân đập, thí nghiệm hiện trường xác định hệ số thấm
B. Thí nghiệm xác định các tính chất đặc biệt (trương nở, tan rã) của đất đắp
C. Thí nghiệm hiện trường xác định sức chịu tải của đất thân đập
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 39:
Để xác định hệ số thấm thực tế của đất thân đập có thể sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện trường nào?
A. Ép nước trong hố khoan
B. Đổ nước hố khoan cho phần thân đập phía trên đường bão hòa
C. Hút nước hoặc múc nước trong hố khoan cho phần thân đập phía dưới đường bão hòa
D. Theo b và c
-
Câu 40:
Kết quả quan trắc lún mặt của đập đất được sử dụng như thế nào trong kiểm định đập?
A. Để đối chiếu cao độ đỉnh đập với cao độ yêu cầu tính theo mực nước và sóng gió hồ chứa, và phân tích xu thế lún của đập
B. Để đối chiếu cao độ đỉnh đập, cơ đập với số liệu thiết kế
C. Để khống chế mực nước hồ trong giới hạn an toàn
D. Theo b và c
-
Câu 41:
Khi kiểm định đập bê tông trọng lực trên nền đá, số liệu đo từ thiết bị quả lắc nghịch (đảo) được sử dụng để làm gì?
A. Xác định chuyển vị ngang của các vị trí trong đập theo hướng thượng - hạ lưu
B. Xác định chuyển vị ngang của các vị trí trong đập theo hướng dọc trục
C. Theo a, b và xác định độ nghiêng của mặt nền đập, phục vụ kiểm tra ổn định đập
D. Theo a và b
-
Câu 42:
Khi kiểm định an toàn về mặt khí thực trên mặt đập tràn không có bộ phận tiếp khí cần thực hiện những nội dung gì?
A. Xác định cường độ bê tông mặt tràn, đo độ gồ ghề bề mặt, từ đó xác định lưu tốc ngưỡng xâm thực và so sánh với lưu tốc sát thành thực tế
B. Tính toán khả năng mài mòn mặt tràn do bùn cát
C. Tính toán khả năng va đập của vật nổi làm hỏng mặt tràn
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 43:
Trong kiểm định độ bền của đập bê tông đang vận hành, cần phân biệt các tổ hợp tải trọng nào?
A. Tổ hợp cơ bản và tổ hợp đặc biệt
B. Tổ hợp cơ bản, đặc biệt và thi công
C. Tổ hợp cơ bản, tổ hợp đặc biệt không có động đất và tổ hợp đặc biệt có động đất
D. Gồm c và tổ hợp sau động đất
-
Câu 44:
Trong kiểm định đập bê tông trọng lực có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, điều kiện bền của vùng thượng lưu của mặt cắt đập ứng với tổ hợp cơ bản được quy định như thế nào?
A. Cho phép có ứng suất kéo với trị số lớn nhất nhỏ hơn độ bền kéo của vật liệu bê tông
B. Cho phép có ứng suất kéo với chiều rộng phần mặt cắt có ứng suất kéo không vượt quá chiều rộng giới hạn bgh
C. Không cho phép có ứng suất kéo
D. Theo a hoặc b
-
Câu 45:
Để tính toán kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa cần những tài liệu nào?
A. Tài liệu lũ đến cập nhật, đường đặc tính hồ chứa, thông số của công trình xả và quy trình vận hành xả lũ của hồ.
B. Bản đồ ngập lụt hạ du.
C. Theo a và b.
D. Theo a, b và bình đồ lòng hồ.
-
Câu 46:
Cao độ đỉnh đập được đánh giá là an toàn theo điều kiện nào?
A. Lớn hơn hoặc bằng cao độ đỉnh đập thiết kế.
B. Lớn hơn hoặc bằng mực nước lũ vượt kiểm tra.
C. Lớn hơn hoặc bằng cao độ Zyc, trong đó Zyc được xác định từ mực nước lũ và tài liệu sóng gió cập nhật theo tiêu chuẩn hiện hành.
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 47:
Kiểm định thiết kế nền đập đất gồm những nội dung nào?
A. Kiểm tra chiều dày bóc bỏ tầng phủ trên mặt và xử lý chống thấm (nếu có).
B. Tính toán xác định các thông số dòng thấm (q, J) và đối chiếu với các giới hạn an toàn quy định.
C. Theo a và b.
D. Theo a, b và kiểm tra thiết bị thoát nước thấm cho nền.
-
Câu 48:
Nội dung kiểm định độ chặt, rỗng của thân đập đất là gì?
A. Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của tài liệu thí nghiệm độ chặt đất đắp trong quá trình thi công.
B. Kiểm tra hiện trường, phát hiện các hiện tượng động vật (mối, chuột) đào hang.
C. Cả a và b.
D. Cả a, b và khảo sát kỹ các hang rỗng (nếu có).
-
Câu 49:
Trường hợp nào thì cần kiểm định về vật liệu đất đắp đập?
A. Khi phát hiện vị trí lấy đất đắp không đúng nơi quy định.
B. Khi phát hiện thấy độ ẩm của đất khi đầm không đúng như yêu cầu thiết kế.
C. a hoặc b hoặc loại đầm sử dụng khi đắp không đúng với quy định của thiết kế.
D. a hoặc b.
-
Câu 50:
Khi thực hiện kiểm định đập đất, công tác khảo sát tổng thể hiện trạng công trình thường gồm những nội dung gì?
A. Phát hiện các hư hỏng cục bộ: nứt, xói mái, xệ mái, nước thấm ra mái hạ lưu, xô lệch lớp bảo vệ mái thượng lưu…
B. Phát hiện sai khác kích thước đập so với thiết kế.
C. Phân tích sơ bộ nguyên nhân các hư hỏng.
D. Theo a và c.