2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để bảo dưỡng lớp móng cấp phối gia cố xi măng?
A. Tưới nước trực tiếp lên mặt lớp cấp phối gia cố xi măng hàng tuần.
B. Tưới nhũ tương nhựa đường a xít với lượng 0,8 – 1,0 lít/m2
C. Phủ kín 5 cm cát trên bề mặt lớp cấp phối gia cố xi măng và tưới nước giữ cho cát ẩm trong vòng 7 ngày
D. Đáp án b hoặc c
-
Câu 2:
Khi thi công mặt đường thấm nhậm nhựa, quy định về nhiệt độ đối với nhựa đường 60/70 trước khi phun tưới là bao nhiêu?
A. 150°C ± 10°C
B. 160°C ± 10°C
C. 170°C ± 10°C
D. 180°C ± 10°C
-
Câu 3:
Nhiệt độ không khí tối thiểu cho phép thi công mặt đường láng nhựa nóng là bao nhiêu?
A. 0°C
B. 5°C
C. 10°C
D. 15°C
-
Câu 4:
Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra phục vụ cho công tác nghiệm thu độ nhám của mặt đường bê tông nhựa?
A. Phương pháp sử dụng con lắc Anh
B. Phương pháp rắc cát
C. Phương pháp dùng thiết bị MTM
D. Phương pháp đo cự li hãm xe
-
Câu 5:
Để xác định độ chặt của bê tông nhựa ở hiện trường, có thể sử dụng phương pháp nào?
A. Đem so sánh khối lượng thể tích của mẫu khoan ở hiện trường và mẫu đúc trong phòng thí nghiệm từ hỗn hợp lấy ở trạm ở lý trình tương ứng
B. Phương pháp dùng phễu rót cát
C. Phương pháp đồng vị phóng xạ
D. Tất cả các phương pháp trên
-
Câu 6:
Khi thi công bằng công nghệ ván khuôn trượt, độ sụt yêu cầu của hỗn hợp bê tông xi măng là bao nhiêu?
A. 10 - 20 mm
B. 20 – 30 mm
C. 20 – 40 mm
D. 40 – 60 mm
-
Câu 7:
Thí nghiệm rắc cát dùng để xác định chỉ tiêu nào dưới đây?
A. Độ góc cạnh của cát
B. Độ bằng phẳng
C. Độ nhám
D. Độ chặt của vật liệu
-
Câu 8:
Công việc nào sau đây không thuộc nội dung công tác hoàn thiện?
A. Khôi phục lại các mốc đường chuyền các cấp, cọc tim tuyến
B. Sửa chữa những chỗ thừa, thiếu bề rộng, độ cao của nền đường
C. Gọt mái đào, vỗ lại mái đắp chuẩn bị cho công tác gia cố nếu cần thiết
D. Hoàn chỉnh rãnh thoát nước, gọt mui luyện của nền đường
-
Câu 9:
Khi đào cấp thì kích thước cấp phụ thuộc yếu tố nào?
A. Phương pháp thi công thủ công hay cơ giới
B. Phương tiện đầm lèn
C. Cả hai đáp án a và b
D. Loại đất của nền đất thiên nhiên
-
Câu 10:
Nguyên tắc khi lấy mẫu để kiểm tra chất lượng đầm nén nền đường cần lấy ở những vị trí nào?
A. Ở mép đường, nền đắp đầu cầu, hai bên sườn cống, lưng tường chắn
B. Ở những chỗ đại diện và những nơi đặc biệt quan trọng
C. Phân bố đều trên mặt bằng và mặt cắt công trình, cứ mỗi lớp đắp lấy một đợt mẫu
D. Cả đáp án b và c
-
Câu 11:
Mái đường cần được gia cố trong trường hợp nào?
A. Nền đắp cao trên 1m hoặc dưới 1m nhưng dùng đất không tốt
B. Nền đường đắp cao trên 6 m và sử dụng đất đắp không tốt
C. Nền đường bị ảnh hưởng của dòng nước chảy, đường qua đồng chiêm trũng
D. Cả hai đáp án a và đáp án c
-
Câu 12:
Những tiêu chí có thể được dùng để kiểm tra chất lượng đất đắp là gì?
A. Độ chặt yêu cầu
B. Thành phần hạt so với thiết kế
C. Hệ số thấm, sức kháng trượt của vật liệu và mức độ co ngót khi đầm nén
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 13:
Ở khu vực đồng bằng, nếu nền đắp dưới 2 m và dốc ngang là 5% thì rãnh dọc được đào như thế nào?
A. Ở phía thấp và mép rãnh cách chân đường tối thiểu 1 m
B. Ở phía cao và mép rãnh cách chân đường tối thiểu 1 m
C. Ở cả hai bên và mép rãnh cách chân đường tối thiểu 0,5 m
D. Đáp án a hoặc đáp án b
-
Câu 14:
Khi thiết kế nổ mìn gần các công trình, thiết bị thì phương pháp nổ mìn nào là thích hợp nhất?
A. Nổ mìn vi sai hoặc nổ định hướng
B. Nổ mìn ốp hoặc nổ mìn nông
C. Nổ mìn buồng
D. Cả hai đáp án a và b
-
Câu 15:
Sai lệch về độ ẩm của đất đắp so với độ ẩm tốt nhất dao động trong khoảng nào để khi đắp đất đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất?
A. Đối với đất dính 10%; đối với đất không dính 20% của độ ẩm tốt nhất
B. Đối với đất dính 20%; đối với đất không dính 10% của độ ẩm tốt nhất
C. 10% không phân biệt loại đất
D. 20% không phân biệt loại đất
-
Câu 16:
Mục đích của công tác đầm thí nghiệm trước khi thi công đại trà là để xác định được:
A. Loại máy đầm hiệu quả nhất của đơn vị thi công
B. Áp suất đầm, số lần đầm, chiều dầy lớp đất, độ ẩm tốt nhất và độ ẩm khống chế
C. Chiều dầy tối đa của lớp đất đầm nén tương ứng với loại máy đầm
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 17:
Nền đường sau khi thi công xong xuất hiện vết nứt, trường hợp nào vẫn được nghiệm thu?
A. Nứt nẻ nhỏ, vết nứt ngắn, đứt đoạn không có hướng nhất định
B. Nứt dải liên tục theo tim hoặc các hướng khác
C. Mặt bị dộp (bóc bánh đa)
D. Không có trường hợp nào được nghiệm thu trong ba đáp án trên
-
Câu 18:
Khi kiểm tra nghiệm thu độ bằng phẳng mặt nền đường yêu cầu khe hở dưới đáy thước không được vượt quá trị số nào?
A. 3 cm
B. 2 cm đối với nền đất và 3-5cm đối với nền đá
C. 3-5 cm đối với nền đất và 2cm đối với nền đá từ cấp 4 đến cấp 1
D. 2 cm đối với nền đất và 3-5cm đối với nền đá từ cấp 4 đến cấp 1
-
Câu 19:
Trong công tác nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt, trường hợp nào sẽ phải nghiệm thu lại?
A. Có một trong những sai sót về cự ly, thủy bình, phương hướng, cao thấp, chèn tà vẹt
B. Có sai sót đồng thời cả về cự ly và thủy bình
C. Có sai sót đồng thời về cự ly, thủy bình và phương hướng
D. Có sai sót đồng thời về cự ly, thủy bình, phương hướng, cao thấp và chèn tà vẹt
-
Câu 20:
Trong công tác nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt có mối nối của đường chính tuyến thì chiều dài nghiệm thu đường quy định là bao nhiêu?
A. Toàn bộ chiều dài tuyến thi công
B. 10% tổng chiều dài tuyến thi công
C. 1000 m
D. 10% tổng chiều dài tuyến thi công nhưng không được nhỏ hơn 1000 m
-
Câu 21:
Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệm thu công tác chèn tà vẹt đường sắt có mối nối trên đường chính tuyến và đường đón gửi tàu phải đảm bảo những yêu cầu nào?
A. Số lượng tà vẹt lỏng lẻ tẻ không vượt quá 4%
B. Không có tà vẹt mối lỏng
C. Không có tà vẹt lỏng liên tiếp giữa cầu
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 22:
Nội dung công tác nghiệm thu khe hở ray trên đường chính tuyến và đường đón gửi tàu?
A. Kiểm tra sai số giữa khe hở thực tế so với khe hở tiêu chuẩn
B. Kiểm tra sai số giữa tổng số khe hở thực tế so với tổng số khe hở tiêu chuẩn/1km
C. Cả đáp án a và đáp án b
D. Đáp án a hoặc đáp án b
-
Câu 23:
Tiêu chuẩn kỹ thuật nào dùng cho nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt không mối nối?
A. Cự ly, thủy bình, phương hướng, cao thấp và chèn tà vẹt
B. Nhiệt độ khóa ray, lượng chuyển vị đường
C. Lực kháng ngang đá ba lát
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 24:
Trên đường sắt không mối nối, yêu cầu lực cản ngang và lực cản dọc của đá ba lát lên tà vẹt là bao nhiêu?
A. 400 kg/m và 600 kg/m
B. 600 kg/m và 400 kg/m
C. 400 kg/m theo cả hai phương
D. 600 kg/m theo cả hai phương
-
Câu 25:
Vật liệu làm lớp ballast đường sắt phải đáp ứng những yêu cầu nào về mặt kích cỡ sau đây?
A. Cỡ hạt 25mm - 50 mm chiếm tỉ lệ ≥ 90% khối lượng toàn bộ
B. Kích cỡ hạt < 25 mm nhưng > 20 mm phải < 5% khối lượng toàn bộ
C. Kích cỡ hạt > 50 mm nhưng < 65 mm phải < 5% khối lượng toàn bộ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 26:
Hàm lượng sét (nếu có) trong vật liệu làm lớp ballast đường sắt không được vượt quá trị số nào sau đây?
A. 0,1 % khối lượng
B. 0,5 % khối lượng
C. 1 % khối lượng
D. 5 % khối lượng
-
Câu 27:
Cường độ chịu nén ở trạng thái khô của đá làm lớp ballast đường sắt phải lớn hơn giá trị nào sau đây?
A. 700 kg/cm2
B. 750 kg/cm2
C. 800 kg/cm2
D. 1000 kg/cm2
-
Câu 28:
Yêu cầu về độ mài mòn trong thùng quay của đá làm lớp ballast đường sắt phải nhỏ hơn giá trị nào sau đây?
A. 10 % khối lượng ban đầu
B. 20 % khối lượng ban đầu
C. 30 % khối lượng ban đầu
D. 50 % khối lượng ban đầu
-
Câu 29:
Khi hỗn hợp bê tông bị mất độ sụt quá nhanh, TVGS cần kiểm tra nguyên nhân nào?
A. Nhiệt độ XM và cốt liệu cao
B. Nguồn vật liệu thay đổi so với vật liệu đã làm thí nghiệm xác định cấp phối
C. Cách trộn phụ gia hoá dẻo không phù hợp
D. Cả 3 nguyên nhân trên
-
Câu 30:
Khi thi công kết cấu nhịp BTCT ứng suất trước, nếu sử dụng bê tông có phụ gia hóa dẻo và phát triển nhanh cường độ, sau khi đổ bê tông bao lâu có thể tiến hành căng cốt thép ứng suất trước?
A. 3- 4 ngày
B. 7 ngày
C. 14 ngày
D. Tùy theo kết quả thí nghiệm và theo thiết kế
-
Câu 31:
Khi chọn phương pháp lao lắp kết cấu nhịp cầu BTCT, cần xem xét yếu tố nào dưới đây?
A. Chiều dài nhịp, trọng lượng khối dầm cần cẩu lắp
B. Số lượng nhịp
C. Địa hình, địa chất, thuỷ văn
D. Cả 3 yếu tố trên
-
Câu 32:
Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không ảnh hưởng đến độ võng của kết cấu nhịp cầu dầm BTDUL thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng?
A. Tải trọng xe đúc và trọng lượng các đốt dầm
B. Lực căng các thanh neo đốt dầm K0 vào đỉnh trụ
C. Lực căng cốt thép ứng suất trước trong dầm
D. Nhiệt độ môi trường, từ biến và co ngót của bê tông
-
Câu 33:
Phương pháp căng đồng thời tất cả các bó cốt thép ứng suất trước có thể áp dụng cho trường hợp nào dưới đây?
A. Chế tạo các cấu kiện BTCT ƯST lắp ghép theo phương pháp căng trước
B. Chế tạo các cấu kiện BTCT ƯST lắp ghép theo phương pháp căng sau
C. Thi công kết cấu nhịp cầu BTCT ƯST theo công nghệ đúc dầm trên hệ giàn giáo và ván khuôn di động
D. Thi công kết cấu nhịp cầu BTCT ƯST theo công nghệ đúc đẩy
-
Câu 34:
Nhà thầu biên soạn Quy trình thi công một hạng mục xây dựng đã trình Tư vấn giám sát và được thông qua. Nếu xẩy ra sai sót thi ai chịu trách nhiệm:
A. Nhà thầy xây dưng
B. Tư vấn GS đã duyệt Quy trình đó
C. Cả a và b
D. Chủ đầu tư
-
Câu 35:
Tải trọng thử tải bằng bao nhiêu phần trăm tải trọng tác dụng lên kết cấu phụ tạm:
A. 30%
B. 70%
C. 100%
D. 125%
-
Câu 36:
Nhà thầu dùng Giá lao cầu tự chế và Cần cẩu nổi tự chế trên hệ nổi để lao cầu. Ai có quyền kiểm tra và cho phép sử dụng Giá lao cầu và Hệ cẩu nổi này:
A. Tư vấn giám sát
B. Cục Đăng kiểm Bộ GTVT
C. Sở Xây dựng địa phương
D. Chủ đầu tư
-
Câu 37:
Thời điểm phù hợp nhất để hạ dầm cầu lên gối là lúc nào:
A. Bất cứ lúc nào đã chuẩn bị xong
B. Sáng sớm hoặc ban đêm khi nhiệt độ thấp nhất trong ngày
C. Giữa trưa hoặc lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày
D. Lúc nhiệt độ gần với nhiệt độ trung bình năm
-
Câu 38:
Thời điểm nào là hợp lý nhất để đo kiểm tra cao độ các đốt kết cấu nhịp đang dúc hẫng và điều chỉnh ván khuôn đốt đúc tiếp theo:
A. Trước khi lắp cốt thép thường của đốt tiếp theo
B. Sau khi lắp cốt thép thường của đốt tiếp theo, ngay trước khi đổ bê tông đốt tiếp theo
C. Trước khi lắp cốt thép thường của đốt tiếp theo, vào thời điểm sáng sớm trước khi có nắng
D. Trước khi lắp cốt thép thường của đốt tiếp theo, vào buổi trưa nắng gắt
-
Câu 39:
Điểm dừng khi đổ bê tông dầm, bản trong kết cấu bến dạng cầu tàu:
A. Tại ½ chiều dài nhịp
B. Tại ¼ chiều dài nhịp
C. Tại vị trí gối đỡ
D. Tại vị trí bất kỳ trong 3 vị trí trên
-
Câu 40:
Khi bắt buộc phải bố trí điểm dừng đối với bê tông đổ tại chỗ, việc xử lý bề mặt mối nối phải được thực hiện trong khoảng thời gian sau:
A. Trong vòng 2 h
B. Trong vòng 4 h
C. Trong vòng 6 h
D. Trong vòng 9 h
-
Câu 41:
Khi đổ bê tông được chia thành nhiều lớp, việc đầm bê tông phải được thực hiện như sau:
A. Đầm xuyên đến vị trí tiếp giáp giữa 2 lớp vừa đổ và lớp dưới
B. Đầm xuyên khoảng 5 cm của lớp dưới
C. Đầm xuyên khoảng 10 cm của lớp dưới
D. Đầm xuyên vào toàn bộ chiều dày của lớp dưới
-
Câu 42:
Chiều cao cho phép bê tông rơi tự do khi đổ bê tông:
A. Dưới 1 m
B. Dưới 1.5 m
C. Dưới 2 m
D. Dưới 3 m
-
Câu 43:
Cho phép lắp dựng các bộ phận kết cấu khác lên trên kết cấu bê tông đổ tại chỗ sau khi cường độ đã đạt:
A. Đạt 50% cường độ thiết kế
B. Đạt 70% cường độ thiết kế
C. Đạt 90% cường độ thiết kế
D. Đạt 100% cường độ thiết kế
-
Câu 44:
Cho phép lắp dựng các bộ phận kết cấu khác lên trên kết bê tông đổ tại chỗ sau khi cường độ đã đạt:
A. Đạt 50% cường độ thiết kế
B. Đạt 70% cường độ thiết kế
C. Đạt 90% cường độ thiết kế
D. Đạt 100% cường độ thiết kế
-
Câu 45:
Công tác hạ cọc tường cừ vào nền đất có thể thực hiện bằng thiết bị như sau:
A. Bằng búa diêzel
B. Bằng búa hơi
C. Bằng búa rung
D. Bằng bất kỳ một trong 3 thiết bị nêu trên
-
Câu 46:
Khi tường cừ hạ bị nghiêng theo hình rẻ quạt dọc theo tuyến bến, cần phải xử lý bằng phương pháp như sau:
A. Hạ cọc tiếp theo không liên kết khóa với hàng cọc bị xiên để đảm bảo độ thẳng, rồi hàn với nhau (cả dưới nước và trên khô) để đảm bảo liên kết
B. Chế tạo cọc vát dần để khắc phục độ xiên
C. Nhổ lên đóng lại để đảm bảo độ thằng
D. Bất kỳ trong 3 phương pháp nêu trên
-
Câu 47:
Việc đóng một cọc cừ được coi là hoàn thành khi:
A. Hạ cọc đến cao độ thiết kế
B. Hạ cọc đến khi đạt độ chối thiết kế
C. Hạ cọc đến cao độ thiết kế và đạt độ chối thiết kế
D. Bất kỳ trong 3 trường hợp nêu trên
-
Câu 48:
Việc đổ bê tông dầm mũ tường cừ trong điều kiện một phần luôn bị ngập nước không thể tiến hành được bằng phương pháp như sau:
A. Đúc sẵn bộ phận kết cấu luôn bị ngập
B. Đổ bê tông dưới nước bằng phương pháp rút ống thẳng đứng
C. Đổ bê tông dưới nước bằng phương pháp vữa dâng
D. Chế tạo ván khuôn thép kín cho phần kết cấu ở dưới nước để đổ trong điều kiện khô
-
Câu 49:
TVGS có bắt buộc phải kiểm tra Danh mục các phép thử được phép thực hiện của PTN mà Nhà thầu đệ trình:
A. Không nhất thiết vì công tác kiểm tra chất lượng là trách nhiệm của NT.
B. Không cần thiết, vì PTN đã được cấp dấu LAS thì đương nhiên được thực hiện các phép thử.
C. Nhất thiết phải kiểm tra và so sánh với những phép thử phải thực hiện trong dự án.
D. Nếu PTN đã có chứng chỉ hợp chuẩn, còn hiệu lực và không bị đình chỉ hoạt động thì không cần thiết phải kiểm tra.
-
Câu 50:
TVGS xử lý thế nào trong trường hợp: khi đang thực hiện dự án, phát hiện thấy tem hiệu chuẩn của thiết bị thí nghiệm – thử nghiệm đã hết hiệu lực...
A. Không có ý kiến gì vì thiết bị đã được kiểm tra trước khi chấp thuận cho PTN hoạt động trong dự án.
B. Tiếp tục cho làm thí nghiệm, sau đó yêu cầu PTN kiểm tra hiệu chuẩn bổ sung.
C. Không có xử lý gì vì các phép thử trước đây cũng đã tiến hành trên chính thiết bị ấy.
D. Đình chỉ thí nghiệm, yêu cầu PTN mời đơn vị có chức năng đến kiểm tra, hiệu chuẩn lại.