2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
TVGS có nhất thiết phải giám sát quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cùng với Nhà thầu không?
A. Không nhất thiết, vì TVGS không thể có đủ người để làm các công việc ấy
B. Bắt buộc, vì công việc này có ảnh hưởng lớn đến tính đúng đắn của phép thử
C. Chỉ nên đi vài lần đầu, các lần sau có thể để NT tự làm công việc này
D. Không cần thiết, vì TVGS chỉ cần kiểm tra quá trình thí nghiệm của NT là đủ
-
Câu 2:
Công tác giám sát thi công, yêu cầu về kiểm tra kết quả lao dọc và sang ngang dầm BTCT, Độ sai lệch cho phép đường tim nhịp cầu lao ra so với thiết kế:
A. Không lớn hơn 40mm
B. Không lớn hơn 50mm
C. Không lớn hơn 60mm
D. Không lớn hơn 70mm
-
Câu 3:
Các chỉ tiêu cần quan tâm khi chấp nhận chứng chỉ thí nghiệm cốt thép là gì?
A. Giới hạn chảy, giới hạn bền, độ dãn dài, đường kính uốn và góc uốn
B. Loại, đường kính, giới hạn chảy
C. Loại, đường kính, giới hạn chảy, giới hạn bền, độ dãn dài, đường kính uốn và góc uốn, tính hàn (khi có mối hàn)
D. Phương án A và B
-
Câu 4:
Trình tự đổ bê tông mặt cắt dầm hộp nào là hợp lý nhất:
A. bản đáy hộp, 2 góc hộp bên dưới, 2 thành hộp, bản nắp hộp
B. bản đáy hộp, 2 thành hộp, bản nắp hộp
C. 2 góc hộp bên dưới, bản đáy hộp, 2 thành hộp, bản nắp hộp
D. 2 góc hộp bên dưới, 2 thành hộp, bản nắp hộp
-
Câu 5:
Việc thử tải xe đúc hẫng cầu BTCT DUL được thực hiện khi nào:
A. Phương án 1: ngay sau khi chế tạo xong xe đúc tại nhà máy chế tạo
B. Phương án 2: sau khi lắp ráp hoàn chỉnh xe đúc tại vị trí trên đốt K0 chưa bao gồm phần ván khuôn
C. Phương án 3: sau khi lắp ráp hoàn chỉnh xe đúc tại vị trí trên đốt K0 bao gồm cả phần ván khuôn
D. Phương án 4: cả thử tải trong Nhà máy (Phương án 1) và phương án 3
-
Câu 6:
Khi thi công đúc hẫng đốt K0, dùng loại phụ gia nào là đúng:
A. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, tăng cường độ cao sớm
B. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, kéo dài thời gian ninh kết, tăng cường độ cao
C. Phụ gia cuốn khí
D. Phụ gia trợ bơm
-
Câu 7:
Khi thi công đúc hẫng các đốt dầm và đốt hợp long, dùng loại phụ gia nào là đúng:
A. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, tăng cường độ cao sớm
B. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, kéo dài thời gian ninh kết, tăng cường độ cao
C. Phụ gia cuốn khí
D. Phụ gia trợ bơm
-
Câu 8:
Khi thi công đúc đốt hợp long, chọn cấp bê tông thế nào?
A. Giống như cấp bê tông của các đốt đúc hẫng khác
B. Cao hơn ít nhất 10% so với cấp bê tông của các đốt đúc hẫng khác
C. Tùy Tư vấn giám sát quyết định
D. Tùy Chủ đầu tư quyết định
-
Câu 9:
Độ sụt tối thiểu hợp lý của hỗn hợp bê tông khi đúc hẫng là bao nhiêu:
A. Phương án 1: 5 cm
B. Phương án 2: 10 cm
C. Phương án 3: 15 cm
D. Phương án 4: tùy chọn một trong 3 cách nêu trên do Tư vấn giám sát quyết định
-
Câu 10:
Số lượng cọc khoan nhồi cần phải kiểm tra siêu âm trên một công trường cầu là bao nhiêu:
A. tất cả các cọc
B. ít nhất 50% tổng số cọc
C. do Tư vấn giám sát quyết định
D. kết hợp B và C
-
Câu 11:
Loại vật liệu nào dưới đây có thể sử dụng để đắp nền đường?
A. Đất á cát
B. Đất bùn, đất than bùn
C. Đất mùn lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 10%, đất có lẫn cỏ và rễ cây, lẫn rác thải sinh hoạt
D. Đất có lẫn thành phần muối dễ hòa tan quá 5%
-
Câu 12:
Công việc nào sau đây không phải là công tác chuẩn bị thi công nền đường?
A. Khôi phục và cố định các cọc định vị tuyến đường thiết kế
B. Xử lý mặt nền tự nhiên trước khi đắp nền
C. Định vị các điểm đặc trưng của nền đường
D. Dọn dẹp mặt bằng thi công
-
Câu 13:
Mục đích của đoạn thi công thử nghiệm nền đường là gì?
A. Khẳng định các thông số chính của công nghệ đầm nén cần đạt được trong quá trình thi công đại trà
B. Khẳng định các chỉ tiêu và phương pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công
C. Khẳng định công nghệ và phương án tổ chức thi công
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 14:
Phương án đắp đất nào được phép sử dụng để đắp đoạn tiếp giáp giữa mố cầu với nền đường đắp liền kề?
A. Đắp thành từng lớp xiên lấn dần từ phía nền đắp về mố cầu
B. Đắp thành từng lớp từ dưới lên trên với chiều dày đầm nén từ 20 đến 30 cm
C. Đắp thành từng lớp từ dưới lên trên với chiều dày đầm nén không quá 20 cm
D. Đắp thành từng lớp từ dưới lên trên với chiều dày đầm nén từ 30 đến 40 cm
-
Câu 15:
Trong thi công nền đường, đất đào thừa phải đổ ở đâu?
A. Đổ ở một số khu vực nhất định được phép đổ
B. Đổ ở sông suối và các vị trí trũng gần tuyến đường đang thi công
C. Đổ ở sườn dốc phía dưới nền đường đào
D. Đổ ở khu vực đất canh tác gần tuyến đường đang thi công
-
Câu 16:
Để phục vụ nghiệm thu nền đường cần kiểm tra những nội dung nào dưới đây?
A. Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công
B. Kiểm tra các yếu tố hình học của nền đường
C. Kiểm tra chất lượng công tác gia cố mái taluy nền đường
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 17:
Trong quá trình thi công ấn bấc thấm, với mỗi lần ấn bấc thấm không cần phải kiểm tra nội dung nào sau đây?
A. Các chỉ tiêu cơ lý của bấc thấm
B. Vị trí và phương thẳng đứng của bấc thấm
C. Chiều dài bấc thấm
D. Phần bấc thấm thừa ra trên mặt tầng đệm cát
-
Câu 18:
Loại lu nào thích hợp để lu lèn mặt đường đá dăm nước?
A. Lu bánh cứng
B. Lu bánh lốp
C. Lu chấn động
D. Lu chân cừu
-
Câu 19:
Kiểm tra độ chặt của lớp móng đá dăm nước ở hiện trường bằng cách nào dưới đây?
A. Quan sát các vệt hằn của bánh lu trên bề mặt
B. Phương pháp dùng phễu rót cát
C. Phương pháp thử mức độ vỡ của đá rải ra mặt đường khi lu chạy qua
D. Đáp án a và c
-
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây không cần thiết phải kiểm tra khi nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm?
A. Kích thước hình học (cao độ, độ dốc ngang, chiều rộng, chiều dày)
B. Độ bằng phẳng
C. Độ nhám
D. Độ chặt lu lèn
-
Câu 21:
Để kiểm tra độ chặt lu lèn của lớp cấp phối đá dăm ở hiện trường thường dùng phương pháp nào dưới đây?
A. Phương pháp đồng vị phóng xạ
B. Phương pháp dùng phễu rót cát
C. Phương pháp dao đai đốt cồn
D. Phương pháp dùng phao Covalep
-
Câu 22:
Để kiểm tra thành phần hạt của cấp phối đá dăm ở hiện trường, có thể dùng phương pháp nào dưới đây?
A. Phương pháp sử dụng tỷ trọng kế
B. Kiểm tra thông qua chứng chỉ vật liệu của nhà sản xuất
C. Phương pháp sàng
D. Kiểm tra bằng mắt tại hiện trường
-
Câu 23:
Kiểm tra khả năng chống mài mòn của vật liệu cấp phối đá dăm được thực hiện bằng phương pháp nào?
A. Lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ tiêu LA
B. Dùng búa đập sau đó quan sát đánh giá bằng mắt
C. Quan sát bằng mắt sau khi lu lèn
D. Kiểm tra chỉ tiêu LA từ chứng chỉ vật liệu của nhà sản xuất
-
Câu 24:
ể tránh hiện tượng cấp phối thiên nhiên bị phân tầng trong quá trình vận chuyển, không dùng biện pháp nào dưới đây?
A. Dùng máy xúc lên xe ô tô vận chuyển
B. Dùng xẻng hất lên xe
C. Dùng sọt chuyển lên xe
D. Đổ vật liệu ở chiều cao không quá 1,0 m
-
Câu 25:
Chỉ tiêu nào dưới đây cần phải kiểm tra để nghiệm thu lớp móng cấp phối thiên nhiên?
A. Kích thước hình học
B. Độ bằng phẳng
C. Độ chặt đầm nén
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 26:
Thí nghiệm trên các mẫu khoan mẫu ở hiện trường không cho phép xác định được chỉ tiêu nào dưới đây của lớp móng cấp phối gia cố xi măng?
A. Khối lượng thể tích khô của mẫu
B. Cường độ chịu nén
C. Độ bằng phẳng
D. Cường độ ép chẻ
-
Câu 27:
Độ rỗng dư của bê tông nhựa chặt (BTNC) thường được quy định như thế nào?
A. Từ 2% đến 5%
B. Từ 3% đến 8%
C. Từ 3% đến 6%
D. Từ 3% đến 5%
-
Câu 28:
Để tưới dính bám trước khi thi công bê tông nhựa lớp trên, có thể sử dụng loại vật liệu nào?
A. Nhũ tương nhựa đường a xít phân tách chậm CSS-1h
B. Nhựa lỏng đông đặc nhanh RC70
C. Nhũ tương nhựa đường a xít phân tách nhanh CRS-1
D. Tất cả các loại vật liệu trên
-
Câu 29:
Tổ hợp lu nào dưới đây được sử dụng phổ biến để thi công bê tông nhựa rải nóng?
A. Lu bánh thép phối hợp với lu bánh lốp
B. Lu rung phối hợp với lu bánh thép
C. Lu rung phối hợp với lu chân cừu
D. Lu rung phối hợp với lu bánh lốp
-
Câu 30:
Trong quá trình thi công, cần phải kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa nóng tại thời điểm nào dưới đây?
A. Trên xe vận chuyển trước khi đổ vào phễu rải
B. Khi rải hỗn hợp
C. Khi lu lèn hỗn hợp
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 31:
Chỉ tiêu nào dưới đây dùng để đánh giá chất lượng của cát dùng để chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa nóng?
A. Mô đun độ lớn
B. Hệ số đương lượng cát
C. Độ góc cạnh của cát
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 32:
Nội dung nào dưới đây không cần phải kiểm tra khi nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa?
A. Kích thước hình học (bề rộng, độ dốc ngang, chiều dày và cao độ)
B. Cường độ chịu nén
C. Độ chặt lu lèn
D. Độ bằng phẳng và độ nhám mặt đường
-
Câu 33:
Trường hợp đang thi công bê tông nhựa gặp mưa, cần phải làm gì?
A. Báo về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp bê tông nhựa
B. Tiếp tục lu lèn nếu bê tông nhựa đã lu được trên 2/3 số lượt lu yêu cầu
C. Đáp án a và b
D. Tiếp tục thi công theo đúng trình tự công nghệ được duyệt
-
Câu 34:
Phương pháp nào dưới đây được sử dụng phổ biến để xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu áo đường mềm có lớp mặt bằng bê tông nhựa?
A. Phương pháp dùng tấm ép cứng
B. Phương pháp dùng cần đo võng Benkelman
C. Phương pháp dùng dùng thiết bị đo độ võng FWD
D. Phương pháp dùng chùy xuyên động DCP
-
Câu 35:
Thời gian tối đa cho phép từ khi hỗn hợp bê tông xi măng ra khỏi buồng trộn đến khi rải xong phụ thuộc vào những yếu tố nào dưới đây?
A. Nhiệt độ không khí khi thi công
B. Công nghệ rải
C. Loại phụ gia chậm đông kết (nếu có)
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 36:
Giải pháp nào không được phép sử dụng khi bảo dưỡng mặt đường bê tông xi măng?
A. Tưới nước trực tiếp lên mặt đường trong thời gian bảo dưỡng
B. Phun tạo màng giữ ẩm
C. Rải màng giữ ẩm kết hợp với tưới nước
D. Rải vải địa kỹ thuật, bao tải ẩm phủ kết hợp với tưới nước
-
Câu 37:
Để đánh giá chất lượng của mặt đường bê tông xi măng khi nghiệm thu, chỉ tiêu nào sau đây được sử dụng?
A. Cường độ nén của bê tông xi măng
B. Cường độ kéo khi uốn của bê tông xi măng
C. Độ mài mòn, cường độ chịu nén của đá gốc
D. Độ mài mòn của bê tông xi măng
-
Câu 38:
Kiểm tra lượng nhựa đường phun tưới trên mặt đường khi thi công bằng cách nào:
A. Quan sát bằng mắt để đánh giá
B. Kiểm tra bằng cách rải tấm cứng trên đường trước khi phun tưới nhựa qua
C. Kiểm tra khối lượng nhựa đường sử dụng tương ứng với diện tích đã tưới
D. Kết hợp các cách trên để kiểm tra
-
Câu 39:
Phương pháp Marshall được dùng để làm gì:
A. Xác định cấp phối cốt liệu tối ưu cho hỗn hợp bê tông nhựa chặt rải nóng
B. Xác định hàm lượng nhựa tối ưu tương ứng với một cấp phối cốt liệu xác định của hỗn hợp bê tông nhựa chặt rải nóng
C. Xác định các chỉ tiêu thể tích của hỗn hợp bê tông nhựa
D. Xác định khả năng kháng lún của hỗn hợp bê tông nhựa
-
Câu 40:
Số lượng mẫu bê tông nhựa tối thiểu cần phải đúc để xác định hàm lượng nhựa tối ưu trong phương pháp thiết kế Marshall:
A. 18 mẫu
B. 15 mẫu
C. 12 mẫu
D. 5 mẫu
-
Câu 41:
Phương pháp phễu rót cát sử dụng ở hiện trường dùng để xác định chỉ tiêu nào đây:
A. Độ chặt của vật liệu
B. Độ bằng phẳng
C. Độ nhám
D. Độ ẩm của vật liệu
-
Câu 42:
Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công đối với đường cấp IV, V và VI, sai số cho phép của vị trí trục tim tuyến đường là bao nhiêu:
A. Không quá 30 mm
B. Không quá 50 mm
C. Không quá 70 mm
D. Không quá 100 mm
-
Câu 43:
Độ rỗng dư của bê tông nhựa rỗng (BTNR) thường được quy định như thế nào:
A. Lớn hơn 6%
B. Từ 5% đến 12%
C. Từ 8% đến 12%
D. Từ 7% đến 20%
-
Câu 44:
Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để bảo dưỡng lớp móng cấp phối gia cố xi măng:
A. Tưới nước trực tiếp lên mặt lớp cấp phối gia cố xi măng hàng tuần
B. Tưới nhũ tương nhựa đường a xít với lượng 0,8 – 1,0 lít/m2
C. Dùng lều bạt che nắng trên diện thi công
D. Cả ba phương án trên
-
Câu 45:
Việc phát hiện những sai sót bất hợp lý trong hồ sơ thiết kế và đề nghị đơn vị có thẩm quyền bổ sung, chỉnh lý được tiến hành trong công tác nào sau đây?
A. Công tác chuẩn bị
B. Công tác thi công
C. Công tác nghiệm thu
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 46:
Công việc nào không thuộc nội dung cơ bản của công tác lập biện pháp tổ chức thi công?
A. Giao nhận mốc GPS, mốc đường chuyền, cọc chỉ giới đường sắt
B. Xác định hướng thi công, mũi thi công, tập trung đúng mức cho công trình trọng điểm
C. Lập biểu đồ điều phối đất hợp lý trên toàn tuyến
D. Tính toán bố trí nhân lực, máy móc thiết bị thi công
-
Câu 47:
Loại đất nào sau đây có thể dùng để đắp nền đường sắt?
A. Đất lẫn sỏi, sỏi ong
B. Đất cát, đất á cát, đất á sét
C. Đất muối, đất mùn, đất bùn
D. Cả đáp án a và b
-
Câu 48:
Đối với đất sét (có thành phần hạt sét dưới 50%) không được dùng trong trường hợp nào sau đây?
A. Nền đường khô ráo, không bị ngập, chân nền đường thoát nước nhanh
B. Nền đắp cao dưới 2m tính từ dưới lên
C. Khoảng giới hạn từ cao độ thiết kế xuống là 0,5m
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 49:
Khi độ dốc ngang mặt đất tự nhiên lớn hơn 10% thì hố đấu được đào ở phía nào?
A. Ở phía trên
B. Ở phía dưới
C. Cả 2 bên
D. Cả ba đáp án trên đều được
-
Câu 50:
Hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Phương pháp khai thác
B. Chiều sâu lớp đất lấy
C. Loại đất
D. Cả ba đáp án trên