2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi kiểm định đập đất, công tác đo đạc hiện trường thường gồm những nội dung gì?
A. Kiểm tra lại tọa độ lưới khống chế địa hình khu vực đập; đo vẽ cắt dọc và các mặt cắt ngang điển hình.
B. Đo xác định cao trình, bề rộng đỉnh đập và các cơ, độ dốc mái.
C. Đo đạc địa hình lòng hồ.
D. b và c.
-
Câu 2:
Khi kiểm định ổn định của đập bê tông trọng lực trên nền đá, cần xét các khả năng mất ổn định nào?
A. Trượt theo mặt phẳng (mặt tiếp giáp đập và nền, mặt đi qua đáy các chân khay, mặt đi qua mặt phân lớp đá nền…); lật theo trục nằm ngang ở mép thượng lưu, hạ lưu đập.
B. Quay quanh trục thẳng đứng đi qua một đầu đập.
C. Đập bị đẩy nổi.
D. Cả a và b.
-
Câu 3:
Khi kiểm định sức chịu tải của nền đá đập bê tông trọng lực, ứng suất từ đập truyền xuống nền thường được xác định theo phương pháp nào?
A. Phương pháp lý thuyết đàn hồi
B. Phương pháp phần tử hữu hạn
C. Phương pháp sức bền vật liệu (công thức nén lệch tâm)
D. Phương pháp thí nghiệm mô hình
-
Câu 4:
Kiểm định độ bền của vật liệu thân đập bê tông đầm lăn theo tiêu chí nào?
A. Theo ứng suất cắt.
B. Theo ứng suất nén, ứng suất kéo khối, ứng suất kéo lớp.
C. Theo modun đàn hồi và modun biến dạng ngang.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 5:
Khi kiểm định đập bê tông trên nền đá, cần sử dụng số liệu quan trắc ứng suất tại những vị trí nào?
A. Mép biên thượng, hạ lưu đập, mép biên các hành lang.
B. Mặt tiếp giáp đập và nền.
C. Tất cả các vị trí có đặt thiết bị quan trắc ứng suất.
D. Cả a và b.
-
Câu 6:
Khi kiểm định độ bền của đập bê tông trọng lực trên nền đá, cần phân biệt các mức chiều cao đập như thế nào?
A. Phương pháp kiểm tra như nhau, không phân biệt các mức chiều cao.
B. Phân biệt đập có chiều cao tới 60m với đập cấp I và cấp II có chiều cao trên 60m.
C. Phân biệt đập có chiều cao tới 60m với đập có chiều cao trên 60m.
D. Phân biệt đập từ cấp II trở lên với đập từ cấp III trở xuống.
-
Câu 7:
Trong kiểm định đập bê tông trọng lực có chiều cao tới 60m chịu tổ hợp tải trọng cơ bản, điều kiện bền của các điểm trên mặt thượng lưu đập được quy định như thế nào?
A. Ứng suất chính nén lớn nhất không vượt quá cường độ nén của vật liệu.
B. Ứng suất nén theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn ¼ trị số áp suất thủy tĩnh tại điểm xét.
C. Cả a và b.
D. Cả a, b và không có ứng suất kéo.
-
Câu 8:
Khi kiểm định đập đất đang vận hành, ổn định mái thượng lưu được kiểm tra với các trường hợp nào?
A. Tổ hợp cơ bản khi hồ có mực nước lũ thiết kế rút xuống mực nước quy định.
B. Các tổ hợp đặc biệt: khi mực nước hồ rút nhanh từ mực nước lũ kiểm tra; khi hồ có mực nước dâng bình thường và có động đất.
C. Theo a, b và thêm trường hợp đặc biệt khi mực nước hồ rút nhanh từ MNDBT xuống mực nước quy định.
D. Theo a và b.
-
Câu 9:
Tính toán cập nhật lũ của hồ đang vận hành bao gồm những nội dung gì?
A. Xác định tiêu chuẩn phòng lũ cho đập theo tiêu chuẩn hiện hành và tính toán lũ (đỉnh lũ, tổng lượng và đường quá trình lũ) theo các tiêu chuẩn nêu trên.
B. Tính toán cập nhật dòng chảy năm.
C. Tính toán cập nhật dòng chảy bùn cát đến hồ.
D. Tất cả các nội dung trên.
-
Câu 10:
Khả năng xả lũ an toàn của công trình đập được đánh giá như thế nào?
A. Các mực nước lũ lớn nhất trong hồ (theo tần suất tính toán) không vượt quá giới hạn tương ứng tính từ cao trình đỉnh đập hiện có với các trị số sóng gió và độ cao an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế đập
B. Mực nước cao nhất ở hạ du không vượt quá giới hạn cho phép
C. Bản thân công trình xả lũ không bị mất an toàn khi xả lưu lượng lớn nhất
D. Theo a và c
-
Câu 11:
Trong kiểm định đập đất, tổng lượng nước thấm được đánh giá theo tiêu chí nào?
A. Không cần khống chế, miễn là bản thân đập đảm bảo an toàn.
B. Wth không vượt quá Wcp, trong đó Wth lấy theo trị số thực đo (nếu có) hoặc trị số tính toán; Wcp lấy theo mức thấm khống chế khi tính điều tiết hồ.
C. Wth không vượt quá Wtk, trong đó Wtk là trị số tổng lượng thấm theo tính toán thiết kế.
D. Wth không vượt quá 1% dung tích hữu ích của hồ.
-
Câu 12:
Khi kiểm định đập đất, đường bão hòa như thế nào thì được xem là an toàn?
A. Không đổ ra mái ở vị trí cao hơn đỉnh của thiết bị thoát nước thấm thân đập
B. Kết quả tính toán cho thấy mái đập ổn định với đường bão hòa này
C. Cả hai ý trên
D. Theo a, b và gradient thấm thân đập nằm trong phạm vi cho phép
-
Câu 13:
Trong kiểm định đập đất, điều kiện an toàn về thấm gồm những nội dung gì?
A. Đường bão hòa không đổ ra mái ở vị trí cao hơn đỉnh của thiết bị thoát nước thấm thân đập, thân đập đảm bảo ổn định về trượt, về thấm
B. Lượng nước thấm thoát ra hạ lưu nhỏ hơn trị số cho phép, nước thấm ra hạ lưu là nước trong
C. a và b
D. a, b và đường bão hòa thực đo ở vị trí thấp hơn so với tính toán
-
Câu 14:
Cần sử dụng phương pháp nào để đánh giá khả năng làm việc an toàn của các kết cấu xây đúc đặt trong đập?
A. Kiểm tra bằng mắt thường để xác định nứt nẻ, nghiêng lệch, thấm, hỏng khớp nối, xâm thực bề mặt.
B. Sử dụng thiết bị đo cường độ vật liệu hiện tại.
C. a, b và so sánh cường độ thực đo với cường độ thiết kế của kết cấu.
D. a, b và tính toán kiểm tra sức chịu tải của kết cấu ứng với cường độ thực đo.
-
Câu 15:
Trong kiểm định đập cần kiểm tra đánh giá các kết cấu kim loại nào?
A. Các cửa van, phai, lưới chắn rác của tràn, cống và thiết bị nâng hạ chúng; các máy phát điện, máy bơm và các máy khác.
B. Các phương tiện phục vụ cứu hộ đập.
C. a và b.
D. a, b và các máy móc phục vụ khu vực quản lý.
-
Câu 16:
Khi kiểm định đập đất đang vận hành, ổn định mái hạ lưu cần được kiểm tra với các trường hợp nào?
A. Các tổ hợp cơ bản khi hồ có MNDBT, MNLTK
B. Tổ hợp đặc biệt khi hồ có mực nước lũ kiểm tra
C. Theo a, b và tổ hợp đặc biệt khi hồ có MNDBT mà xảy ra động đất
D. Theo a và b
-
Câu 17:
Khi nào thì cần thực hiện kiểm định thấm qua thân đập đất?
A. Khi dòng thấm đổ ra mái ở vị trí cao hơn đỉnh thiết bị thoát nước thấm của đập
B. Khi lưu lượng thấm ra hạ lưu lớn hơn trị số cho phép, hoặc nước thấm thoát ra là nước đục
C. a hoặc b
D. Cả a và b
-
Câu 18:
Trong kiểm định đập, cao trình đỉnh đập yêu cầu được xác định như thế nào?
A. Tính theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành, với mực nước hồ và sóng gió được cập nhật tại thời điểm kiểm định.
B. Tính theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành, với mực nước hồ và sóng gió được lấy theo số liệu thiết kế.
C. Tính theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành, với số liệu sóng gió được cập nhật.
D. Tính theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành, với mực nước hồ được cập nhật.
-
Câu 19:
Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của công trình có vai trò như thế nào trong công tác kiểm định?
A. Phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý trong khảo sát, thiết kế, thi công có ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
B. Nắm được những thay đổi, điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công có ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
C. Cả a, b và tình hình hư hỏng trong quá trình vận hành và biện pháp sửa chữa đã áp dụng.
D. Cả a và b.
-
Câu 20:
Khi kiểm định khả năng lật của đập bê tông trên nền đá, với bài toán phẳng cần giả thiết tâm lật tại vị trí nào?
A. Mép biên hạ lưu đáy đập.
B. Mép biên thượng lưu đáy đập.
C. Điểm giữa của đáy đập.
D. Cả a và b.
-
Câu 21:
Khi kiểm định độ bền thân đập bê tông có mặt cắt phức tạp thường áp dụng phương pháp nào để xác định ứng suất trong đập?
A. Phương pháp lý thuyết đàn hồi
B. Phương pháp sức bền vật liệu hoặc phương pháp phần tử hữu hạn
C. Phương pháp thí nghiệm mô hình
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 22:
Trong kiểm định đập đất, kết quả quan trắc chuyển vị ngang của đập được sử dụng để làm gì?
A. So sánh với số liệu tính chuyển vị trong thiết kế
B. So sánh với số liệu tính chuyển vị giới hạn an toàn đập
C. Phân tích xu thế chuyển vị của đập theo thời gian
D. Theo b và c
-
Câu 23:
Khi kiểm định đập đất, số liệu quan trắc đường bão hòa thấm được sử dụng như thế nào?
A. Để so sánh với đường bão hòa thiết kế.
B. Phục vụ tính toán kiểm tra ổn định mái và kiểm tra độ bền thấm thân đập.
C. Làm căn cứ tính lưu lượng thấm qua mặt cắt quan trắc.
D. Theo a và b.
-
Câu 24:
Trong kiểm định đập đất, số liệu quan trắc lượng nước thấm ra hạ lưu được sử dụng để làm gì?
A. Để đối chiếu với lượng thấm cho phép của hồ.
B. Để phân tích diễn biến lượng nước thấm qua đập và nền theo thời gian.
C. Cả a và b.
D. Cả a, b và đối chiếu với số liệu tính toán thiết kế.
-
Câu 25:
Trong kiểm định đập bê tông trọng lực, số liệu quan trắc lún được sử dụng như thế nào?
A. Để đối chiếu với số liệu tính toán thiết kế
B. Để đối chiếu cao độ đỉnh đập hiện tại với trị số yêu cầu được tính theo mực nước và sóng gió cập nhật
C. Xác định chênh lệch lún giữa các đơn nguyên kề nhau và phân tích xu thế lún theo thời gian
D. Theo b và c
-
Câu 26:
Khi kiểm định đập bê tông trọng lực, số liệu quan trắc chuyển vị ngang được sử dụng để làm gì?
A. Xác định chênh lệch chuyển vị của các đơn nguyên kề nhau và đối chiếu với trị số cho phép
B. Phân tích xu thế chuyển vị theo thời gian
C. Theo a và b
D. Đối chiếu với số liệu trong tính toán thiết kế
-
Câu 27:
Trong kiểm định đập bê tông trên nền đá, số liệu quan trắc áp lực thấm dưới đáy đập được sử dụng cho mục đích gì?
A. Kiểm tra ổn định của đập, kiểm tra hiệu quả của màn chống thấm
B. Tính gradient thấm trong nền
C. Đối chiếu với số liệu thiết kế
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 28:
Khi kiểm định đập bê tông, số liệu quan trắc lực kéo cốt thép được sử dụng để làm gì?
A. Kiểm tra tính hợp lý của việc bố trí cốt thép
B. Kiểm tra điều kiện bền của kết cấu có bố trí cốt thép
C. Kiểm tra khả năng xuất hiện vết nứt trong kết cấu
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 29:
Khi kiểm định đập bê tông trọng lực trên nền đá có phân đoạn bởi các khớp nối cố định, cần tính toán độ bền và ổn định của đập theo sơ đồ nào?
A. Bài toán phẳng
B. Xét riêng cho từng đoạn đập
C. Theo a hoặc b
D. Theo bài toán không gian
-
Câu 30:
Khi kiểm định độ bền trên mặt cắt nằm ngang của thân đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, với tổ hợp lực cơ bản thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/7,5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/6
C. B/3,5
D. B/2
-
Câu 31:
Khi kiểm định độ bền trên mặt cắt nằm ngang của thân đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, với tổ hợp lực đặc biệt không có động đất thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/10 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/7,5
C. B/6
D. B/3,5
-
Câu 32:
Khi kiểm định độ bền trên mặt cắt nằm ngang của thân đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, với tổ hợp lực đặc biệt có động đất thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/2 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/3,5
C. B/6
D. B/7,5
-
Câu 33:
Khi kiểm định độ bền trên mặt cắt nằm ngang của thân đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, với tổ hợp lực cơ bản thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/2 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/3,5
C. B/6
D. B/7,5
-
Câu 34:
Khi kiểm định độ bền trên mặt cắt nằm ngang của thân đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, với tổ hợp lực đặc biệt có động đất thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/3,5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/6
C. B/7,5
D. B/10
-
Câu 35:
Khi kiểm định độ bền trên mặt tiếp giáp giữa đập và nền, có cách nước ở mặt thượng lưu của đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, với tổ hợp lực đặc biệt không có động đất thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/4 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/5
C. B/6
D. B/8
-
Câu 36:
Khi kiểm định độ bền trên mặt tiếp giáp giữa đập và nền, có cách nước ở mặt thượng lưu của đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, với tổ hợp lực cơ bản thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/16 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/14
C. B/12
D. B/10
-
Câu 37:
Khi kiểm định độ bền trên mặt tiếp giáp giữa đập và nền, có cách nước ở mặt thượng lưu của đập bê tông trọng lực cấp I và cấp II cao trên 60m, với tổ hợp lực đặc biệt không có động đất thì chiều sâu giới hạn cho phép của vùng kéo ở mặt thượng lưu bằng bao nhiêu?
A. B/4 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán)
B. B/5
C. B/6
D. B/8
-
Câu 38:
Khi kiểm định an toàn đỉnh đập đất, chiều cao an toàn của đập cấp I được lấy bằng bao nhiêu?
A. Với MNDBT: 1,8m; với MNLTK: 1,2m; với MNLKT: 0,7m
B. Với MNDBT: 1,5m; với MNLTK: 1,0m; với MNLKT: 0,5m
C. Với MNDBT: 1,2m; với MNLTK: 0,8m; với MNLKT: 0,3m
D. Với MNDBT: 1,0m; với MNLTK: 0,6; với MNLKT: 0,2m
-
Câu 39:
Khi kiểm định an toàn đỉnh đập đất, chiều cao an toàn của đập cấp II được lấy bằng bao nhiêu?
A. Với MNDBT: 0,8m; với MNLTK: 0,6m; với MNLKT: 0,2m
B. Với MNDBT: 1,0m; với MNLTK: 0,8m; với MNLKT: 0,2m
C. Với MNDBT: 1,2m; với MNLTK: 1,0m; với MNLKT: 0,3m
D. Với MNDBT: 1,4m; với MNLTK: 1,1; với MNLKT: 0,4m
-
Câu 40:
Khi kiểm định an toàn đỉnh đập đất, chiều cao an toàn của đập cấp III được lấy bằng bao nhiêu?
A. Với MNDBT: 0,7m; với MNLTK: 0,5m; với MNLKT: 0,2m
B. Với MNDBT: 0,8m; với MNLTK: 0,6m; với MNLKT: 0,2m
C. Với MNDBT: 0,9m; với MNLTK: 0,6m; với MNLKT: 0,2m
D. Với MNDBT: 1,0m; với MNLTK: 0,7; với MNLKT: 0,2m
-
Câu 41:
Khi kiểm định thi công đập đất, tần suất lấy mẫu kiểm tra dung trọng đất á sét đắp bộ phận chống thấm được quy định bằng bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu/50m3
B. 1 tổ mẫu/75m3
C. 1 tổ mẫu/100 m3
D. 1 tổ mẫu/150m3
-
Câu 42:
Khi kiểm định thi công đập đất, tần suất lấy mẫu kiểm tra dung trọng đất á sét đắp thân đập đồng chất quy định bằng bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu/100m3
B. 1 tổ mẫu/(100-200)m3
C. 1 tổ mẫu/200m3
D. 1 tổ mẫu/(150 -200)m3
-
Câu 43:
Khi kiểm định thi công đập đất, tần suất lấy mẫu kiểm tra dung trọng đất lẫn nhiều cát cuội sỏi đắp thân đập được quy định bằng bao nhiêu?
A. 1 tổ mẫu/(200-400)m3
B. 1 tổ mẫu/200m3
C. 1 tổ mẫu/300m3
D. 1 tổ mẫu/400m3
-
Câu 44:
Để tính toán cập nhật lũ khi kiểm định đập cần sử dụng các tài liệu nào?
A. Tài liệu quan trắc, đo đạc khí tượng, thủy văn được chủ đập thực hiện và lưu giữ trong quá trình vận hành
B. Tài liệu thu thập từ cơ quan khí tượng, thủy văn lưu vực hồ chứa, hạ du và lân cận
C. a, b và tài liệu thủy văn của giai đoạn thiết kế
D. Cả a và b
-
Câu 45:
Cần sử dụng phương pháp nào để đánh giá khả năng làm việc an toàn của các kết cấu kim loại và thiết bị ở công trình đập?
A. Phân tích các kết quả quan trắc đo đạc, các báo cáo định kỳ và đột xuất của chủ đập.
B. Quan sát bằng mắt thường; trao đổi với cán bộ vận hành đập.
C. Dùng công cụ, thiết bị đo độ lệch, cường độ của kết cấu.
D. Tất cả các phương pháp trên.
-
Câu 46:
Trong kiểm định đập, việc kiểm tra tình trạng sạt lở bờ và bồi lắng hồ chứa có vai trò gì?
A. Để kiểm tra an toàn của đập khi có sạt lở lớn ở bờ hồ.
B. Để kiểm tra năng lực phục vụ của hồ.
C. Cả a và b.
D. a, b và kiểm tra khả năng lũ tập trung nhanh đến hồ.
-
Câu 47:
Vì sao chi phí dự phòng trong dự án đầu tư xây dựng lớn và phức tạp cần cao hơn các dự án khác?
A. Do nhiều cơ quan có liên quan nên có nhiều yêu cầu mới đặt ra khiến phải thay đổi thiết kế trong quá trình thực hiện để đáp ứng, từ đó chi phí phát sinh tăng lên
B. Do thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng lớn và phức tạp nên rủi ro nhiều hơn
C. Do sử dụng nhiều chủng loại vật liệu và máy móc thiết bị hơn
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 48:
Lựa chọn chu trình quản lý rủi ro phù hợp:
A. Lập kế hoạch đối phó rủi ro – Xác định rủi ro – Phân tích rủi ro – Lập kế quản lý rủi ro - Kiểm soát và điều chỉnh rủi ro
B. Lập kế hoạch đối phó rủi ro – Xác định rủi ro – Phân tích rủi ro – Kiểm soát và điều chỉnh rủi ro
C. Lập kế hoạch quản lý rủi ro –Phân tích rủi ro – Xác định rủi ro – Kiểm soát và điều chỉnh rủi ro
D. Lập kế hoạch quản lý rủi ro – Xác định rủi ro – Phân tích rủi ro – Lập kế hoạch đối phó với rủi ro - Kiểm soát và điều chỉnh rủi ro
-
Câu 49:
Phân tích nào sau đây là phân tích độ nhạy.
A. Đánh giá sự thay đổi của NPV khi giá nguyên vật liệu đầu vào của dự án có một số thay đổi (tăng, giảm)
B. Đánh giá sự thay đổi của IRR khi giá bán sản phẩm của dự án có một số thay đổi (tăng, giảm)
C. Đánh giá sự thay đổi của NPV khi giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán sản phẩm dự án cùng thay đổi (tăng, giảm)
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 50:
Với 1 dự án sản xuất gạch lát nền, để trả lời câu hỏi “NPV của dự án thay đổi thế nào nếu giá nguyên vật liệu đầu vào tăng 10%, giá bán giảm 10% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2%” là dạng phân tích nào:
A. Phân tích độ nhạy 2 chiều
B. Phân tích tình huống
C. Phân tích mô phỏng
D. Phân tích định tính